• SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BẮC GIANG - Đ/C SỐ 74 Đ. NGUYỄN THỊ LƯU - P. NGÔ QUYỀN - TP. BẮC GIANG
Liên kết

 

 

 

Thông kê truy cập
  • Tổng số lượt: 872187
  • Số người đang xem: 19
  • Trong ngày: 3048
  • Trong tuần: 53379
  • Trong tháng: 872140
  • Trong năm: 872187
Trang chủ

Chùa Chèo

( 00:23 | 27/07/2011 ) Bản để inGửi bài này qua Email

Quang Huy

Chùa Chèo còn có tên chữ là Thánh Lộ tự, là công trình văn hóa tôn giáo cổ kính của nhân dân các thôn Quế Sơn, Giang Tân và Đồng Tân, thuộc xã Thái Sơn, huyên Hiệp Hòa.

Ngôi cổ tự được xây dựng từ lâu đời, đến cuối thế kỷ 17 được của Phượng Quân công Ngọ Công Quế hưng công tu sửa và tạo dựng bia đá, khắc ghi việc hậu Phật. Căn cứ vào tấm bia đá được tạo năm Chính Hòa thứ 21(1680: được biết “…Nơi đây, có bậc tài giỏi, ân trạch được thấm nhuần, trời vận hành tạo ra thời cuộc, núi nhân được mở rộng khắp nơi, lần theo dòng nước để tìm học lẽ huyền diệu của đạo, phong cảnh hình dung như một thế giới nguy nga, lộng lẫy hiện lên trong chốn nhân gian…”. Ngôi chùa được xây dựng theo kiểu kiến trúc hình chữ công, có một tam quan đồ sộ hai tầng 8 mái, 8 đao cong vút. Tam quan cổ cách cổng chùa hiện nay khoảng 50m. Tòa tiền đường 7 gian, thượng điện 4 gian nối với tòa thiêu hương 3 gian, hai bên có hai dãy hành lang. Năm 1948 hai bên hành lang bị hỏng, đến năm 1958 tòa tiền đường bị xuống cấp, nhân dân địa phương đã tu sửa từ 7 gian xuống còn 5 gian. Hiện nay, ngôi chùa còn lại tòa tam bảo, nhà tổ và khu vườn tháp cổ. Tòa tam bảo xây mặt nhìn hướng tây nam, có bình đồ kiến trúc hình chữ đinh, trên nóc chùa có đắp nổi bốn chữ Hán “Thánh Lộ thiền tự”. Hệ thống tượng Phật tại chùa Thánh Lộ khá đầy đủ, hoàn chỉnh, là những pho tượng cổ có giá trị. Hệ thống các tháp cổ trong vườn tháp cũng là nguồn tư liệu quan trọng giúp tìm hiểu về lịch sử- văn hóa của vùng đất cổ kính này. Quanh khu vực chùa còn 5 tháp cổ trong đó có hai bảo tháp còn nguyên vẹn, là tháp Quang Minh xây năm Bảo Đại thứ 5 (1920 và tháp Ân Quang là nơi tang lưu xá lỵ của hòa thượng pháp tự là Như Viên Giác thiền sư…

Giá trị nghệ thuật của chùa Thánh Lộ được thể hiện trên từng chi tiết, trên các cấu kiện trong bộ khung kiến trúc, trên các đầu cốn, đều được chạm khắc các hình mây lửa, mây lưỡi mác, xen kẽ là các hoa văn mây tảng và các đề tài trang trí truyến thống hình tứ linh, tứ quí… cùng kết cấu kiến trúc và các họa tiết trang trí mang phong cách nghệ thuật tạo tác thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18) rõ nét.

Trong tòa thượng điện, phía tay phải là tượng hậu Hiệp Quận công Hoàng Công Phụ và phu nhân, bên tay trái là tượng Phượng Quận công

Ngọ Công Quế và phu nhân tạo ngồi trong khám được tạo bằng đá nhám, trắng đẹp và chân thực, là những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật của chùa Thánh Lộ.

Lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức vào ngày 22 và 23 tháng Giêng âm lịch. Trong ngày hội, nhân dân còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: cờ tướng, hát quan họ, đấu vật…Lễ hội tại di tích chùa Thánh Lộ cũng đã đáp ứng được nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân nơi đây và nhân dân trong vùng.

Vào các ngày này, du khách thập phương và người dân bản tự đến vãn cảnh chùa lễ Phật cầu an, với tấm lòng từ bi hỷ xả, hướng về những điều tốt đẹp, hoàn thiện những giá trị chân, thiện, mỹ của con người. Sauk hi xét về loại hình và tính chất đã được UBND tỉnh Bắc Giang xếp hạng chùa Thánh Lộ là di tích Kiến trúc - Nghệ thuật, theo Quyết định số 86/QĐ-CT, ngày 30 tháng 01 năm 2004.

;?>