Một buổi chiều gió nhẹ xen kẽ giữa những ngày đông còn sót lại, ban có thể tìm thấy cho mình cảm giác thư thái khi chạy xe dọc theo đường biển Thuận An. Trên con đường nhỏ trải nhựa, xì xào những hàng dương cao ngất, chập chờn những hàng tre cùng ve vẫy sát với loạt cánh đồng tươi xanh thăm thẳm, đón mùi biển nồng nặc muối với khung cảnh yên bình của đầm phá một bên, con người và thiên nhiên cùng hòa quyện thành một bức tranh quê thật an nhiên, bình lặng.
Cách biển Thuận An 11km nữa là thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang – nơi mà qua 3 lời chỉ đường của người dân, tôi tìm đến với di tích tháp Chàm nổi tiếng – Tháp Chàm Mỹ Khánh.
Rẽ vào con đường dẫn đến biển, lên một con dốc nhỏ, men theo con đường cát và đá …
Bạn sẽ tìm thấy khu di tích Mỹ Khánh, được bao bọc xung quanh với tường gạch và đá, thoạt nhìn cứ tưởng là một lăng mộ …
Tháp Chàm nằm lọt thỏm vào giữa, sâu phía bên dưới, cách mặt đất khoảng 10m…
Tháp quay mặt chính diện về hướng Tây, nhưng phần cửa chính của Tháp lại quay mặt về hướng đông, và còn lại là 3 cửa giả …
Phần Tháp còn nguyên vẹn được bao bọc cẩn thận bởi một nhà kính khung sắt, tuy nhiên đã bị nghiêng và sứt mẻ khá nhiều …
Sáng ngày 18/04/2001, Tháp chàm Mỹ Khánh được phát hiện bởi một nhóm công nhân đang tiến hành khai thác quặng Titan, bị vùi sâu dưới cát từ 5 – 6m và chỉ cách biển 120m. Theo đánh giá sơ bộ lúc đó, tháp có niên đại khoảng 1000 năm, và thuộc loại tháp lùn còn tương đối nguyên vẹn nhất trong hệ thống tháp Chàm của người Chăm pa.
Do bị vùi sâu lâu ngày và chất liệu chủ yếu để xây dựng tháp là gạch nung, bị nhiễm mặn cùng với sự tác động của thời tiết nên sau khi được khai quật một thời gian không lâu tháp đã có hiện tượng nghiêng, lún… phần gạch của tháp rất bở và dễ rơi rụng … Thêm vào đó, cùng với sự thiếu hiểu biết của người dân địa phương, mọi người đổ xô đi lấy đất trên tường của Tháp để làm ***** chữa bệnh, con nít trong làng thì đua nhau bốc đất để chơi … nên tình trạng tháp trong những ngày đầu bị hao mòn nghiêm trọng …
Cùng với nguy cơ nghiêng và lún, là sự thâm thực ngày càng dữ dội của vùng biển Phú Diên, từ năm 1975 đến nay đã bị xâm thực hơn 300m và tình trạng này diễn biến ngày càng bất lợi. Phương pháp di dời dưới sự giúp đỡ của “Thần Đèn” đã được tính đến, nhưng điều kiện cấu trúc của Tháp qúa yếu nên không thể thực hiện được…
Đây là một di tích có giá trị lớn về cả mặt lịch sử, khoa học, văn hóa và cả du lịch, là một trong những kiến trúc độc đáo của dân tộc Chămpa để lại …
Bây giờ, Tháp Mỹ Khánh vẫn nằm đó, trơ trọi … chờ đợi du khách tới thăm, chờ đợi cả sự giúp đỡ, quan tâm của chính quyền …
Tháp đẹp, biển đẹp và giá trị vốn có cũng đẹp. Thế nhưng làm thế nào để bảo vệ cho cái đẹp đó mãi trường tồn cùng chúng ta?!
Một số hình ảnh biển Phú Diên nhìn từ tháp chàm Mỹ Khánh:
Ghi chú:
Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Chàm, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Camphuchia như tháp Damray Krap. Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai.
Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ *** thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.
- Photo by Zero -
( Đã từng đăng tại: http://anchoixuhue.com/forum/showthread.php?t=2733)Xem thêm các bài viết liên quan: