SỰ KIỆN TRONG TUẦN
Hỏi:

thầy ơi,em đang làm bài tiểu luận chuyên đề hạ tầng xanh trong khu ở.
trong đó có 1 yêu cầu là "phân loại và liệt kê các hạng mục hạ tầng xanh của khu vực".em đã đọc khá nhiều tài liệu,nhưng vẫn chưa tìm thấy một cách phân loại cụ thể nào cho "các hạng mục hạ tầng xanh".
mong thầy giải đáp giúp em các câu hỏi:
-hạng mục hạ tầng xanh là gi?
-phân loại các hạng mục hạ tầng xanh?

em cảm ơn thầy ạ!


Trả lời:

Bộ môn KTCN đã nhận được thư của em.
Vấn đề này em có thể trao đổi trực tiếp với giảng viên ra yêu cầu tiểu luận.
Cá nhân thày có ý kiến như sau:
Khái niệm về "Hạ tầng xanh" trong khu ở như em nêu có thể hiểu theo 2 cách:
1) Khu ở này được thiết kế theo hướng kiến trúc xanh, vì vậy hạ tầng xanh là hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ để đáp ứng cho việc tổ chức khu ở theo hướng kiến trúc xanh, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Hệ thống này bao gồm 2 nhóm hạng mục: Hệ thống mang tính chủ trương- chính sách, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, văn hóa với chủ thể là con người và Hệ thống mang tính kỹ thuật với chủ thể là cơ sở vật chất: Tài chính; Đất đai; Cơ sở dữ liệu; Hạ tầng kỹ thuật (giao thông, chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, thoát nước thải và vệ sinh môi trường...); Công trình (trước hết là hệ thống các công trình dịch vụ đô thị);
2) Hạ tầng xanh là hệ thống hạ tầng được thiết kế theo nguyên tắc kiến trúc xanh. Hệ thống hạ tầng này bao gồm 2 nhóm hạng mục: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và Hệ thống hạ tầng xã hội (trước hết là hệ thống các công trình dịch vụ đô thị).

Chúc em có bài tiểu luận đạt kết quả tốt.

Ngày 01/10/2014. Chủ nhiệm Bộ môn KTCN. TS. Phạm Đình Tuyển


Hỏi: Em chào thầy cô giáo bộ môn,qua mục hỏi đáp trên trang web http://bmktcn.com  em được biết bộ môn có lưu trữ file cad các khu vực Hà Nội.Nay em đang chuẩn bị cho đề tài quy hoạch chi tiết công viên Việt Hưng,em muốn xin bản cad khu vực công viên Việt Hưng (KDTM Việt Hưng)-huyện Gia Lâm-Hà Nội.Vậy em mong quý thầy cô giáo giúp đỡ để em hoàn thành tốt đề tài của mình.Em xin trân thành cảm ơn
Trả lời:
Bộ môn KTCN đã nhận được thư của em
Gửi em bản vẽ cad vị trí, quy mô khu đất cây xanh công viên tại Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội (bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000), là cơ sở cho việc nghiên cứu, thực hiện học phần đồ án quy hoạch công viên tại khu đô thị Việt Hưng.
Ngày 30/9/2014. Bộ môn KTCN
 

Hỏi:
e chào các thầy ( Cô) ạ
hiện e đang làm đồ án kiến trúc 2 về nhà công nghiệp
e rất băn khoăn trong cách thể hiện tường, trục ... như thế nào cho đúng. thầy có thể cho e xin ít tài liệu về cách vẽ và các quy chuẩn của tuong va một số chi tiết trong bản vẽ đc k ạ
e cảm ơn thầy ạ

Trả lời:
Bộ môn KTCN đã nhận được thư của em.
Những vấn đề em hỏi đã được giảng dạy trong Học phần lý thuyết thiết kế kiến trúc công nghiệp (Học phần 1- Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà công nghiệp).
Em có thể đọc tài liệu này tại Học liệu mở tại WEB bmktcn.com
http://bmktcn.com/ocw_cat.php?cat=20
Em có thể xem thêm cách vẽ trong các bản vẽ thiết kế cấu tạo kiến trúc nhà công nghiệp (bản vẽ thiết kế thực tế) tại mục Doanh nghiệp - Dự án
http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=172&Itemid=303
Ngày 27/9/2014 Bộ môn KTCN

Hỏi:

Kính gửi Thầy Chủ nhiệm Bộ môn Kiến trúc Công nghiệp trường Đại Học Xây Dựng

Em tên là Cao Hoàng Anh là cựu sinh viên Khóa 52 Khoa kiến trúc quy hoạch Đại Học Xây Dựng,hiện là học viên cao học tại trường Đại học Kiến Trúc TP Hồ Chí Minh. 
Em có hai việc muốn được xin ý kiến của Thầy.
Việc thứ nhất : Em đang chuẩn bị làm Đề tài luận văn Cao học về "Mô hình Nhà ở giá rẻ nhỏ cho người thu nhập thấp tại TP Hồ Chí Minh theo hướng sinh khí hậu",dựa vào những tài liệu thu thập được thì em đã có hình thành được một số khái niệm về nội dung đề tài của mình,đã trao đổi với giảng viên hướng dẫn nhưng chưa thỏa mãn và có một số băn khoăn như sau:
1.Khái niệm nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp (low cost-housing in come) trên thế giới đã được định nghĩa rõ nhưng ở Vệt Nam nó chỉ là một danh xưng chưa được công nhận nằm trong Nhà ở Xã hội,nếu như em chọn đối tượng nghiên cứu chưa được định nghĩa rõ ràng,chưa được công nhận về mặt pháp lý như vậy  thì có thiếu cơ sở hay không?
2.Trong phần giới hạn nghiên cứu khác với các luận văn khác là đề xuất trong một phạm vi  không gian có quy hoạch,thì em lại chọn xây dựng mô hình nhà ở theo dạng tự xây giá rẻ loại hình nhà riêng lẻ,nhà liền kế cho đối tượng công nhân,người nghèo ven khu công nghiệp,các khu ở tự phát.Trên thế giới đã làm nhiều,tuy nhiên ở Việt Nam còn là vấn đề rất mới,ví dụ như  khu vực nhà ở đó chưa được quy hoạch,tự phát, nên thiếu cơ sở pháp lý như vậy không thuyết phục...Vậy quan điểm của Thầy em nên chọn phạm vi nghiên cứu : giới hạn không gian  nào cho phù hợp với một luận văn Cao học?
Việc thứ hai: Em rất quan tâm đến vấn đề nhà ở xã hội hay nhà ở giá rẻ vì đây là một vấn đề hay càng đi sâu em càng thầy càng hay và vấn đề này thực sự cần thiết cho đất nước và người dân còn nghèo như nước mình,em mong muốn được làm cộng tác viên  của trang web nhaoxahoivietnam.vn khu vực phía Nam  để có thêm thời gian nghiên cứu, trao đổi với Thầy cũng như các Thầy cô khác  trong bộ môn nhiều hơn nữa vấn đề chúng ta quan tâm,kính mong Thầy xem xét và cho ý kiến.(Thông tin cá nhân của em có đính tệp kèm theo)
Em xin cảm ơn và chúc Thầy mạnh khỏe.

Ngày 24 tháng 9 năm 2014

Cao Hoàng Anh 


Trả lời:

Bộ môn KTCN đã nhận được thư của em.
Những vấn đề em hỏi, thày có một vài ý kiến trao đổi như sau:
1) Về khái niệm…:
Lý luận, lý thuyết (từ chủ trương, đường lối, chính sách…đến các khái niệm) đều xuất phát từ thực tiễn. Cái gì của thực tiễn đã xuất hiện, thì ắt sẽ nảy sinh ra lý luận, lý thuyết để dẫn dắt các tổ chức, cá nhân hiểu và làm cho khỏi lạc hậu so với thực tiễn. Vì vậy, việc “ em chọn đối tượng nghiên cứu (một vấn đề mới của thực tiễn) chưa được định nghĩa rõ ràng, chưa được công nhận về mặt pháp lý …”  hoàn toàn là điều bình thường.
2) Về phạm vi nghiên cứu; giới hạn không gian cho phù hợp với luận văn cao học…:
- Luận văn cao học không phải là một dự án (ví dụ như Dự án về nhà ở cho người thu nhập thấp tại một địa điểm nào đó) mà là một nghiên cứu khoa học mang tính sáng tạo (phù hợp với quy mô, nội dung của một luận văn cao học);
- Tính sáng tạo trong lĩnh vực xây dựng thường xuất phát từ các tiến bộ về kỹ thuật – công nghệ; môi trường; văn hoá mang tầm quốc gia và quốc tế để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
- Hướng đề tài của em về: “Nghiên cứu mô hình nhà ở theo dạng tự xây giá rẻ (cho những người có thu nhập thấp) tại ven các khu công nghiệp, các khu dân cư đô thị” là cần thiết, phù hợp với thực tiễn tại các đô thị lớn hiện nay ở Việt Nam. Cần chú ý:
. Là một nghiên cứu, nên kết quả phải là các luận điểm mang tính khoa học về mô hình nhà ở theo dạng tự xây giá rẻ …; Trong bài có thể có phần áp dụng mô hình mà em nghiên cứu tại địa điểm cụ thể nào đó để minh hoạ rõ hơn luận điểm khoa hoạ của đề tài;
- Mộ hình lý thuyết về nhà ở theo dạng tự xây giá rẻ do em đề xuất phải dựa trên các phân tích trong và ngoài nước về: công nghệ chiến lược (chủ trương, chính sách… mang tính vĩ mô); công nghệ quản lý (đất đai, tài chính, sở hữu, vận hành, phối hợp với các mô hình nhà ở khác…) và công nghệ kỹ thuật (quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, hạ tầng xã hội và kỹ thuật, trang thiết bị, giá thành xây dựng, môi trường…). Mô hình nhà ở theo dạng tự xây giá rẻ…chỉ có thể thành công (phát triển nhanh và bền vững) khi vận hành được đồng bộ cả 3 loại công nghệ này, góp phần vào việc thực hiện chính sách nhà ở của quốc gia, theo đúng nội dung và tinh thần của Hiến pháp: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp”. 


Bộ môn KTCN rất hoan nghênh sự cộng tác của em tham gia vào trang web nhaoxahoivietnam.vn.
Chúc em thực hiện tốt luận văn cao học và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Ngày 27/9/2014, Chủ nhiệm Bộ môn KTCN. TS. Phạm Đình Tuyển


Hỏi: Em chào thầy ạ!
Em là Phạm Như Quỳnh lớp 57KT3. Hiện nhóm e đang làm đồ án về 1 công trình công nghiệp có kết cấu thép. Em có tìm được 1 công trình phù hợp trên website của bộ môn, tuy nhiên công trình đó lại không có đầy đủ các bản vẽ mà bọn em cần. Vậy e gửi mail này mong thầy có thể gửi cho nhóm em file cad 1 công trình công nghiệp kết cấu thép (Cụ thể là nhà máy kính) được không ạ?
Em cảm ơn thầy ạ! :D

Trả lời:
Bộ môn KTCN đã nhận được thư của em.
Trong mục Dự án tại WEB bmktcn.com có rất nhiều tài liệu của các dự án khác tương tự về kết cấu thép để các em có thể tham khảo.
http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=172&Itemid=303
Chú ý tham khảo trước hết về mặt cắt ngang nhà, giải pháp cấu tạo kiến trúc; thông gió....
 
Ngày 28/9/2014. Bộ môn KTCN.
Hỏi: Thưa thầy em là sinh viên khóa 57.em đang làm bài tập lớn số 1 về công trinh chế biến thủy sản.thầy có thể cho em xin bản cad về công trình này được không ạ?và bài tham khảo về bài tập lớn này ạ.em cám ơn thầy
Trả lời:
Bộ môn KTCN đã nhận được thư của em.
Tại WEB bmktcn, mục dự án XNCN và công trình công nghiệp có bản vẽ CAD về nhà máy thủy sản.
http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=view&id=5259&Itemid=303
Em có thể tham khảo để làm bài tập.
Ngày 09/5/2014 Chủ nhiệm Bộ môn KTCN. TS. Phạm Đình Tuyển
Hỏi:

Em chào thầy!

Em là sinh viên k57, khoa kinh tế và quản lí xây dựng. Hiện em chuẩn bị thi môn kiến trúc 1.Em có một số thắc mắc về việc vẽ mặt cắt đứng và bằng của nhà làm việc,trong đó thể hiện cấu tạo của sàn,nền,dầm chính,dầm phụ,mái nhà. Em mong thầy giúp đỡ thêm ạ

Em cảm ơn thây!


Trả lời:

Bộ môn KTCN đã nhận được thư của em.

Ngoài việc học trong các giáo trình, tài liệu giảng dạy về nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà công cộng (trong đó có nhà làm việc), em nên tham khảo các tài liệu thực tế để hiểu thêm về cách vẽ mặt đứng, mặt bằng và cấu tạo kiến trúc của công trình nhà làm việc.

Trên web bmktcn.com hiện có một số dự án nhà làm việc có thể tham khảo:

http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=view&id=4823&Itemid=166

Chú ý thêm việc trao đổi học tập với các bạn cùng lớp.

Chúc em học tập có kết quả.

Ngày 18/6/2014, Chủ nhiệm Bộ môn KTCN, TS. Phạm Đình Tuyển


Hỏi:

Em tên là Hoàng Ngọc Anh, SV lớp 56 KDF. Em được biết lịch chấm đồ án công nghiệp 1 cuối kỳ của lớp em là ngày 25/6. Tuy nhiên em xin hỏi là em có được phép

nộp bài trước không ạ? Nếu được em phải viết đơn hay lên trực tiếp phòng bộ môn để xin ạ? Mong các thầy cô trả lời giúp em (Em có lý do chính đáng ạ). 


Trả lời:

Bộ môn KTCN đã nhận được thư của em.

Nếu giảng viên phụ trách học phần không yêu cầu phải tổ chức bảo vệ, mà chỉ nộp đồ án để chấm điểm đánh giá học phần thì em có thể nhờ lớp trưởng nộp bài hộ.

Em liên hệ trực tiếp với giảng viên để hỏi cụ thể.

Địa chỉ: http://bmktcn.com/index.php?option=com_dscanbo&Itemid=321

 

Ngày 09/6/2014 Bộ môn KTCN


Hỏi:

Thưa thầy cô, e thấy trên website http://bmktcn.com có rất nhiều bài viết về các dự án Quy hoạch 1 khu vực nào đó, e cần tìm bản vẽ mặt bằng, quy hoạch của một khu vực ví dụ huyện gia lâm, nhưng đều là dạng file ảnh, vậy em muốn tìm file cad thì tìm ở nguồn nào, trên http://bmktcn.com có những file này không ạ? Em xin cảm ơn!

 


Trả lời:

WEB bmktcn.com đã nhận được thư của em. Các dự án mà WEB bmktcn.com đã đăng đều có lưu trữ file cad. Em có thể chỉ ra một khu vực cụ thể nào đó tại huyện Gia Lâm (hoặc tại khu vực khác), phù hợp với nội dung thực hiện các học phần đồ án quy hoach, kiến trúc, WEB bmktcn.com sẽ chuyển file cad cho em.

Ngày 04/3/2014. WEB bmktcn.com


Hỏi: Em kính chào thầy Chủ nhiệm bộ môn KTCN!
Em thưa thầy, em là sinh viên Nguyễn Ngọc Hiếu, lớp 56QH. Đợt vừa rồi vừa có kết quả điểm đồ án Đầu mối hạ tầng kĩ thuật công nghiệp. Trong quá trình làm đồ án em đã đầu tư, cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ đồ án. Nhưng khi nhận được kết quả không như em mong muốn. Vì vậy em rất muốn thầy cô giúp em kiểm tra lại điểm của đồ án. Em viết thư này mong thầy giúp em biết về quy trình, mẫu đơn phúc khảo của bộ môn ạ!
Em xin cảm ơn thầy.
Em chào thầy!

Trả lời:
Bộ môn KTCN đã nhận được thư của em.
Thày chủ nhiệm Bộ môn KTCN sẽ trao đổi trực tiếp với giảng viên phụ trách lớp để kiểm tra lại trường hợp của em.
Em cần làm đơn xin phúc tra gửi trực tiếp Phòng Đào tạo (Đơn theo mẫu của Phòng Đào tạo). Sau khi có yêu cầu phúc tra của Phòng Đào tạo, Bộ môn sẽ tổ chức đánh giá lại điểm đồ án của em.
Ngày 26/01/2014 Chủ nhiệm Bộ môn KTCN. TS. Phạm Đình Tuyển
Thông tin định kỳ
+ Câu hỏi ôn thi môn học Kiến trúc CN - DD
+ Câu hỏi ôn thi môn học KTCN
+ Bảng giờ lên lớp
+ Thông báo quy chế học tập, hướng dẫn đăng ký môn học của sinh viên Khoa Kiến trúc & Quy hoạch
+ Văn bản quy định của Bộ môn KTCN về thực hiện học phần đồ án KTCN
+ Giải thưởng Loa Thành
+ Các mẫu văn bản về đào tạo và KHCN có liên quan tại ĐHXD
+ Danh sách đề tài luận văn thạc sỹ tại trường ĐH Kiến trúc
+ Danh sách đề tài luận văn thạc sỹ tại trường ĐHXD
+ Sổ tay dữ liệu thiết kế kiến trúc Neufert
+ 9 Kỹ năng mềm cơ bản
+ Danh sách cán bộ Bộ môn KTCN, ĐHXD
+ Cuốn sách nên đọc : “Quốc gia khởi nghiệp – Câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel”
+ Chương trình đào tạo và KHCN của Bộ môn KTCN đến năm 2010 và 2015
+ Chương trình đào tạo Kiến trúc sư công trình
+ Chương trình đào tạo kiến trúc sư quy hoạch
+ Chương trình khung đào tạo thạc sỹ Kiến trúc - Quy hoạch, ĐHXD
+ Chương trình khung Giáo dục Đại học hệ vừa học vừa làm
+ Chương trình khung môn học học phần tiến sỹ chuyên ngành Kiến trúc Công nghiệp
+ Chương trình đào tạo và KHCN Bộ môn KTCN năm học 2014-2015
+ NQ số 44/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT
+ QĐ số 879/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp VN đến 2025, tầm nhìn đến 2035
+ QĐ số 880/QĐ-TTg phê duyệt QH tổng thể phát triển ngành công nghiệp VN đến 2020, tầm nhìn đến 2030
+ Hệ thống tài liệu phục vụ thực hiện học phần Đồ án KTCN và Công trình đầu mối HTKT
+ Chùa Việt Nam
+ Danh mục các video trên WEB bmktcn.com
+ Đình, đền Việt Nam
+ Danh mục các dự án quy hoạch KCN tại VN
+ Danh mục dự án QH các KKT ven biển Việt Nam
+ Danh mục dự án QH các KKT cửa khẩu tại VN
Lịch sử Kiến trúc
Chùa Côn Sơn tại Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương
10/02/2013


Đền Kiếp Bạc- nơi thờ Trần Hưng Đạo


Đền thờ Nguyễn Trãi

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong những di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam, thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng của quân dân thời Trần đánh giặc Nguyên Mông thế kỷ thứ 13 và cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ thứ 15. Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơnđền Kiếp Bạc.


Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm chùa Côn Sơn năm 1965

Chùa Côn Sơn (còn gọi là Thiên Tư Phúc Tự hay chùa Hun) nằm dưới chân núi Côn Sơn. Năm 1304 nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một liêu (chùa nhỏ) gọi là Kỳ Lân. Đến năm 1329 chùa được mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc Tự, do Quốc sư Huyền Quang - vị tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm trụ trì. Ngay từ thời nhà Trần, chùa Côn Sơn đã là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm cùng với chùa Yên Tửchùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp và từ đó đến nay, ngày mất của Huyền Quang trở thành Hội Xuân Côn Sơn.


Tam quan chùa Côn Sơn


Chánh điện chùa Côn Sơn


Bàn thờ Phật


Bàn thờ Tổ


Bia "Thanh Hư Động"


Bia 6 mặt "Côn Sơn Thiên tư Phúc Tự"


Đăng Minh bảo tháp


Giếng Ngọc

Vào đời nhà Lê, chùa được trùng tu và mở rộng. Khi đó chùa có đến 83 gian. Do chiến tranh tàn phá, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ. 

Đường vào Tam quan chùa lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm xen lẫn những tán vải thiều. Tam quan được tôn tạo năm 1995, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Chùa chính kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Thượng điện là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang.

Phía sau chùa Côn Sơn là khu mộ tháp, trong đó có Đăng Minh bảo tháp được dựng bằng đá xanh, cao 3 tầng, trong đặt xá lợi và tượng Thiền sư Huyền Quang. Dưới chân Đăng Minh bảo tháp là Giếng Ngọc.

Tại chùa Côn Sơn, đáng chú ý là bên phải cổng vào có nhà bia, nơi đặt tấm bia viết ba chữ "Thanh Hư động", là bút tích của vua Trần Duệ Tông khi vua về thăm Côn Sơn năm 1373. Bên trái cổng vào có một nhà bia, trong đặt một tấm bia đá sáu mặt, tên chữ là Côn Sơn Thiên Tư Phúc Tự, cũng là một di vật quý. Năm 1965 khi về thăm chùa Côn Sơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến đọc tấm bia này.

Chùa Côn Sơn xưa nay là danh lam cổ tự của đất Việt. Chùa được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia đợt 1 năm 1962 và hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994.

- Xem video giới thiệu chùa tại đây.

Nguồn: Côn Sơn, Kiếp Bạc - Vùng đất tứ linh ngũ nhạc; -

http://chilinh.haiduong.gov.vn/portal/news/2011/12/6335/

- http://vi.wikipedia.org/wiki/Chùa Côn Sơn

Bộ môn KTCN

Cập nhật ( 08/10/2014 )
 
Tin mới đưa:

“Đặt ra kế hoạch thật tốt, thật sát là rất cần, nhưng đó chỉ là bước đầu, kế hoạch 10 phần thì biện pháp cụ thể phải 20 phần, chỉ đạo sát sao phải là 30 phần- có như thế mới hoàn thành kế hoạch”.

 
Nhiều SV ngoại trú trong KTX dành cho SV của thành phố, tại căn hộ chung cư cho thuê, tại phòng ở do dân tự xây cho thuê...Điều kiện ngoại trú hình thành bởi: Giá thuê; Vị trí và mức độ thuận tiện đi đến trường; Mức độ tiện nghi và tính riêng tư; Vấn đề an ninh xã hội và môi trường xung quanh...và ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập (lên lớp, tự học ở nhà...). Các bạn sinh viên ĐHXD thử tự đánh giá về mức độ ảnh hưởng của điều kiện ngoại trú đến việc học tập của bản thân:
 
 
Thông báo
+ Kế hoạch thực hiện luận án tiến sỹ của NCS Tạ Quỳnh Hoa
+ Kế hoạch thực hiện luận án tiến sỹ của NCS Phi Hoàng Long
+ Kế hoạch thực hiện luận án tiến sỹ của NCS Hồ Quốc Khánh
+ Phân công giảng dạy học kỳ I, năm học 2014-2015
+ Kế hoạch thực hiện luận án tiến sỹ của NCS Đào Thị Bích Hồng
+ Thi kiến trúc dành cho SV: “Ý tưởng thiết kế mẫu nhà ở tự xây cho công nhân Khu CN và Khu kinh tế”
+ Kế hoạch thực hiện học phần Đồ án tổng hợp Khóa 55KD do BMKTCN quản lý
+ Kế hoạch thực hiện ĐATN đợt 2 khóa 54KD và khóa cũ do Bộ môn KTCN quản lý
+ Kế hoạch thực hiện đồ án KTCN1, KTCN2, Đồ án CTCN & đầu mối HTKT LOPNV25 do Bộ môn KTCN quản lý
+ Lịch thi học kỳ I năm học 2014-2015 do Bộ môn KTCN quản lý

Liên kết website
 
  • Sơ đồ trang 
  • Bản quyền thuộc Bộ môn Kiến trúc Công nghiệp - Khoa Kiến trúc Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng
    Địa chỉ liên hệ: Phòng 404 nhà A1 - Số 55 đường Giải Phóng - TP Hà Nội
    Điện thoại: (04) 3869 7045     Email: bmktcn@gmail.com
    Chủ biên: TS. Phạm Đình Tuyển - Phụ trách: TS. Nguyễn Cao Lãnh & cộng sự
    Powered by vnDIC.com