Trang chủ

Về với Huế thương - Kỳ 11 Lăng tẩm – Giản dị lăng Dục Đức
Cập nhật ngày 14/12/2011

Có lẽ trong số 13 Vua triều Nguyễn thì Dục Đức là ông Vua tội nhất, ở ngôi chỉ được 3 ngày, thì bị phế truất và giam lỏng – bỏ đói đến chết, vì thế mà lăng ông cũng rất đơn gian mãi được xây cất rất lâu sau đó khi con ông lên ngôi.

>> Ký sự dài kỳ: Về với Huế thương
>> Kỳ 10: Lăng tẳm - Thơ mộng Lăng Tự Đức

Lăng Dục Ðức tên chữ An Lăng là một di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế, là nơi yên nghĩ của vua Dục Ðức, vị vua thứ 5 của triều đại nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2km.

Lăng Dục Ðức hiện nay là để chỉ toàn bộ quần thể kiến trúc nằm trong một khu vực rộng gần 6 ha, bao gồm lăng vua Dục Ðức, hoàng hậu và 42 tẩm mộ ông hoàng bà chúa cùng 121 ngôi mộ đất của những người thuộc Ðệ Tứ Chánh phái Nguyễn Phước tộc (hệ phái của vua Dục Ðức).

An Lăng nằm ở khu vực trung tâm, diện tích khoảng 1ha. Lăng gồm 2 khu vực: khu lăng mộ và khu tẩm thờ đặt song song với nhau. Cả hai khu đều có tường thành bao bọc. Lăng quay mặt về phía tây bắc

Sau khi vua Tự Đức qua đời, chiếc ngai vàng trong điện Thái Hòa bắt đầu bị lung lay, cái quyền lực mà nó nắm giữ trong hơn 80 năm bắt đầu mất dần, 3 ông vua thay nhau ngồi trên nó chỉ trong vòng 4 tháng đã báo hiệu cho tương lai nước Việt về sau.

Khi vua Tự Đức qua đời, vị hoàng trưởng tử 32 tuổi này lên nối ngôi, nhưng chỉ sau 3 ngày thì bị phế (23-7-1883) và bị quản thúc tại Thái Y Viện, cuối cùng chết đói ở nhà ngục Thừa Thiên sau 7 ngày không cho ăn uống (6-10-1883); để lại 8 bà vợ, 11 người con trai và 8 người con gái. Mộ chôn tạm tại khe cồn Phước Quả, gần chùa Tường Quang.

Năm 1889 con trai ông lên ngôi lấy hiệu Thành Thái đã cho xây cất lăng mộ của ông đàng hoàng hơn với tên An lăng. Đến năm 1899 lại cho dựng Long Ân điện để thờ ông. Trong khuôn viên điện còn xây dựng thêm một số nhà của phụ thuộc như Tả, Hữu phối đường, Tả Hữu tòng viện dành cho 7 bà vợ thứ của vua Dục Đức ăn ở để lo hương khói phụng thờ.

Lăng cũng được chia làm 2 phần: lăng và tẩm điện.

Phần tẩm, có diện tích khoảng hơn 6000m2, có vòng la thành chu vi 260m, cao 2,3m, dày 0,5m bao bọc. Ở cả 4 mặt thành đều trổ cửa, cửa sau thông với một vòng tường thành hình thang vuông giới hạn khu vực ăn ở của các cung phi và gia nhân.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Gian di Lang Duc Duc

Cổng chính được làm theo lối tam quan, trên đắp 4 tầng mái ximăng giả ngói ống, thân cổng chia làm nhiều ô hộc để trang trí. Các cổng bên và cổng sau đều làm theo lối cửa vòm, trên có 2 tầng mái giả ngói.

Sau cổng chính là bình phong, rồi đến sân chầu lát gạch Bát Tràng. Trung tâm của khu tẩm thờ là điện Long Ân, một tòa nhà kép trùng thiềm điệp ốc đặt trên một mặt nền kích thước 24,2m x 22,2m. Chính điện 3 gian 2 chái kép, tiền điện 5 gian 2 chái đơn mái lợp ngói lưu li vàng. Trong điện có 3 khám thờ: khám giữa thờ bài vị vua Dục Ðức và bà Từ Minh Huệ Hoàng hậu, khám bên trái thờ bài vị vua Thành Thái, khám bên phải thờ bài vị vua Duy Tân.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Gian di Lang Duc Duc

Phần lăng, nằm cách tẩm khoảng 50m với diện tích hơn 3000m2, điều đặc biệt ở lăng Dục Đức là không có bái đình và bi dình. Tuy cũng có sân chầu nhưng không có quan văn võ, voi ngựa, tuy cũng có nhà để bia nhưng thay cho bia là một phiến đá lớn hình vuông dùng để vật tế khí tế lễ.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Gian di Lang Duc Duc

Kiến trúc khu lăng cũng khác với các lăng tiền nhiệm: vòng thành ngoài chu vi 136 m, cao 3,7 m, dày 0,5 m, có 3 cửa đi vào (sau này 2 cửa hông đã bị xây bít), phần này có sân lát gạch bát tràng. Tiếp đến là một tam quan đồ sộ có mô tuýp như cổng cung Trường Sanh trong hoàng thành, đây là cổng của vòng thành thứ 2. Váo bên trong là vòng thành thứ 3, có nhà huỳnh ốc, hai bên nhà này là mộ của vua Dục Đức và Hoàng hậu.

Lăng Dục Đức là một tổng thể kiến trúc hoàn chỉnh, tuy vậy nó không nổi tiếng như chính chủ nhân của nó, không quá cầu kỳ về hình thức, không đồ sộ về quy mô nhưng lăng vẫn toát lên nét riêng, gần gủi và hiền hòa.

Hiện nay lăng đang xuống cấp nghiêm trọng, hy vọng trong tương lai lăng sẽ được trả lại cái dáng vẻ ban đầu của nó.

Hãy chia sẻ hình ảnh du lịch của bạn tại địa chỉ info@sotaydulich.com.vn để Ban biên tập www.sotaydulich.com đăng tải lên Cổng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá cho đông đảo bạn đọc được tham khảo và chia sẻ những cảm xúc của chính mình.

Bạn đang xem bản tin Về với Huế thương - Kỳ 11 Lăng tẩm – Giản dị lăng Dục Đức
từ Cồng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá – www.sotaydulich.com
Nguồn: wwww.sotaydulich.com
Ảnh: sưu tầm trên net

<< Trang trước | Xem theo ngày tháng | Trang sau>>

  Ý kiến bạn đọc
Gởi bản thảo cho bản tin: "Về với Huế thương - Kỳ 11 Lăng tẩm – Giản dị lăng Dục Đức" Click Đăng ký | Đăng nhập để tham gia bình luận

Các tin đã đăng