Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn, Ông sinh năm giáp dần 1254 vào đời vua Trần Thái Tông, ở làng Vạn Phần, phủ Diễn Châu, nay là xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, Nghệ An Cả nước nói chung, Yên Thành nói riêng, nhiều làng xã suy tôn Hoàng Tá Thốn là Thành Hoàng của làng và lập đền thờ phụng. Nghệ An có ba ngôi đền thờ ông được nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa (Vạn Phần, vạn Tràng, Đền Đức Hoàng). Các làng ở ven biển, ở cửa sông lạch có đền thờ ngài Hoàng Tá Thốn. Không chỉ Nghệ An quê hương ông, mà nhân dân ven biển các tỉnh như Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quang Ninh Hà Tĩnh ...đều lập đền thờ ông Hàng năm đến ngày 28/1 đến 2/2 âm lịch, UBND huyện Yên Thành cùng xã Phúc Thành tổ chức trọng thể lễ hội Đền Đức Hoàng. Và đến ngày16- 6 âm lịch hàng năm, con cháu họ Hoàng khắp nơi trong tỉnh hội tụ về làng Vạn Tràng xã Long Thành để dự đại lễ giỗ tổ, nơi mà trước đây con thủy tổ Hoàng Tá Thốn về chiêu dân khai đất lập điền trang. Làng kẻ Gám xa có đình Chợ Gám văn cúng tế ngài Hoàng Sát Hải vào lễ kỳ phúc, ngày15 tháng 2 âm lịch hàng năm.... Theo văn bia dẫn tích và phả tộc họ Hoàng (ở Vạn Tràng) có ghi: “Đời vua Trần nhân Tông, năm trùng hưng, Mậu Tý( 1288). Tướng nhà Nguyên Mông là Thoát Hoan và Ô mã Nhi sang xâm lược Thăng Long. Tướng quân Hoàng Tá Thốn được cấp ấn phù, thống lĩnh hàng vạn quân cùng tàu thuyền phục kích ở sông Bạch Đằng để đại phá quân giặc....”. Dưới sự tổng chỉ huy tài mưu lược của Trần Hưng Đạo, trận đánh diễn ra ác liệt, quân ta đại thắng, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Tin vui thắng trận báo khẩn về triều đình. Vua Trần Nhân Tông phong cho ông là “Sát Hải Chàng Lại Đại Tướng Quân”. Do Ngài lập chiến công, có công lớn đánh đuổi ngoại xâm, Hoàng Tá Thốn được nhà Trần cho thống lĩnh thuỷ binh (hải quân) trông coi 12 cữa sông và bảo vệ vùng duyên hải nước ta lúc đó. Là vị tướng có dũng khí, trí thông minh và nhiều mưu lược nên được tiến cử bổ nhiệm làm Nội Thư Gia: (bàn kế mật quân cơ, binh pháp) Sau đại thắng quân Nguyên, ông cho sắm thêm thuyền, tuyển mộ và huấn luyện đội quân thuỷ binh tinh nhuệ. Vì vậy bao lần quân Chiêm Thành sang quấy rối hải phận nước ta, ông chỉ huy và đánh tan quân giặc. Có tài bơi lội, ông lập nhiều chiến tích trong các trận đánh thuỷ quân như lặn xuống sâu đục thủng thuyền sau đó nút lại, khi đục được nhiều thuyền, ông đồng loạt cho tháo nút để nước ào vào đột ngột nhấn chìm tàu thuyền địch mà quân ta không bị hao tổn gì. Năm Mậu Dần, Hoàng Tá Thốn đi tuần thú đường biển ở Thanh Hoá, đến Hà Trung không may Ngài bị lâm bệnh đột ngột, rồi từ trần vào ngày mồng một tháng giêng năm Mậu Dần (1338, tết Nguyên Đán). Nhà vua thương tiếc cho thuyền rồng chở linh cửu về an táng ở quê nhà làng Vạn Phần (Diễn Vạn, Diễn Châu) và cấp kinh phi lập đền phụng thờ, Vua Trần Hiến Tông có thơ truy tặng: Trời phò xã tắc để Ngài sinh Tuấn sĩ khôi ngô chói hiển vinh Tiên nước thuỷ cung chung tú khí Tướng thần nhân thế sáng hùng tinh Băng vời vạn dặm hùm ẩn núi Lặn phá ngàn thuyền bể vợt kình Hà lộ năm nao sao báo rụng Trọn đem nghĩa tử báo triều đình Khu di tích này đã được nhà nước công nhận di tich lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Nhà nước hộ trợ kinh phí và lòng thành của con cháu họ Hoàng khắp nơi cũng như lòng hảo tâm của bà con thập phương quyên góp tiền của, đền thờ Ngài ở Vạn Phần từng bước được khôi phục, tu tạo lại nguyên bản Người con đầu của Ngài là Hoàng Công Luật, dưới triều vua Thái Tổ có công trong cuộc chiến đánh bại quân Minh. Do dòng họ có công với nước được triều đình cho ông Hoàng Công Luật về chiêu dân lập ấp tại xứ Thiên Bồng (làng Vạn Tràng, xã Long Thành ,Yên Thành ngày nay). Nhà thờ đại tôn họ Hoàng ở làng Vạn Tràng được làm lại năm Tự Đức thứ 12 (1860). Ngày 15- 6 năm nhâm thân, tức ngày14-7-1992 dòng họ vinh dự đón nhận bằng “ Di Tích lịch Sử Văn Hoá”. Hàng năm đến ngày dỗ, con cháu, dân làng tổ chức mở hội đại tế nhớ về công lao vị tiên tổ có công với dân, với nước.