Lược Sử Nhà Thờ Giáo Xứ Báo Đáp

I. Làng - xă Báo Đáp theo ḍng lịch sử.

Làng Báo Đáp xưa có tên nôm là Kim Hóp (Cây Hóp Vàng).

Theo "Nam Định tỉnh địa dư chí lược tân biên" của tiến sỹ Khướu Năng Tĩnh soạn năm 1896 th́: Làng Báo Đáp trước đây là trại Hóp. Đến cuối đời nhà Ngô, đầu đời nhà Đinh (965 - 980) phát triển thành trang Hóp. Trang Hóp thời kỳ này thuộc Bố Hải Khẩu do sứ quân Trần Lăm (Trần Minh Công) trấn giữ.

Đời nhà Trần (1225 - 1400) dân cư đông đúc, trang Hóp chia thành ba khu là: Hóp Đông, Hóp Đoài, Hóp Nguyễn.

Theo " Đại Nam nhất thống chí." " Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên." Th́: Năm Kỷ mùi 1739, dân ba làng Hóp (Hóp Đông, Hóp Đoài và Hóp Nguyễn) hợp binh với bẩy làng Cà,(Cà Đông, Cà Đoài, Cà Trung,Cà Hậu c̣n gọi là Cà Phan, Cà Ngyễn và Cà Trai), dựng cờ khởi nghĩa dưới sự lănh đạo của thủ lĩnh Vũ Đ́nh Dung và Đoàn Danh Chấn dưới chiêu bài : Pḥ Lê, diệt Trịnh.

"Việt sử thông giám cương mục chính biên". Q 38, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Văn Sử Địa Hà Nội 1960 chép về cuộc khởi nghĩa như sau: "Đông nam binh khởi phần lược châu huyện, Ninh xá Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ phương xí, nhi Hóp Già ( Cà ) tặc Vũ Đ́nh Dung, Đoàn Danh Chấn đẳng vưu hiệt...

Có nghĩa là: Quân nổi nên ở miền Đông nam đốt phá cướp bóc các châu huyện. Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ ở Ninh Xá đang mạnh hừng hực, mà giặc Cà Hóp là Vũ Đ́nh Dung, Đoàn Danh Chấn càng dữ dội".

Câu tục ngữ: "Xứ đông Thanh Hà - Xứ nam Cà Hóp", c̣n lưu truyền đến nay. Câu tục ngữ này do cụ Vũ Thế Lịch và cụ Bùi Chử ở xă Thanh Hà, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương cung cấp . Hai cụ c̣n kể: Sau khi Nguyễn Tuyển và Nguyễn Cừ mất, Nguyễn Hữu Câù ( tức Quận He )người huyện Thanh Hà lănh đạo cuộc khởi nghĩa. Ông cho người liên lạc với nghĩa quân Cà Hóp, kết anh em với Vũ Đ́nh Dung và Đoàn Danh Chấn chống lại chúa Trịnh.

Theo "tư liệu lịch sử của nhà sử học Lê Xuân Quang đă được công bố trên tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 5 (206) tháng 9 - 10 năm 1982. Viện Sử học & UBKH XH Việt Nam Xb 1991" th́:

V́ có sự phản bội của một nghĩa quân là thằng Chóp Cổ Ra ( câu tục ngữ: "Bẩy làng Cà, Ba làng Hóp Không bằng thằng Chóp Cổ Ra" có xuất xứ từ cuộc khởi nghĩa này), nên ngày 21 tháng một (11) năm Canh thân, cuôc khởi nghĩa Cà Hóp bị thất bại hoàn toàn. Chỉ huy quân triều đ́nh bấy giờ là Trịnh Doanh, chúa Trịnh xuống lệnh triệt hạ các làng trong cứ điểm Cà Hóp. Ba làng Hóp bị triệt phá b́nh địa. Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa dân ba làng Hóp sợ hăi chạy trốn phiêu dạt khắp nơi, một số chạy lên vùng Chấn Yên, phủ Quy Hoá, trấn Hưng Hoá lập ra một làng (nay là xă Báo Đáp, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), số c̣n lại chạy lên vùng Mậu A lập ra một làng lấy tên là Ng̣i Hóp (nay là ga Ng̣i Hóp, huyện Mậu A.) Số c̣n lại chạy vào tổng Vạn Xuân, huyện Đông Thành, tỉnh Thanh Hoá. Một số chạy vào làng Phù Nghĩa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.Theo " Việt Nam Công Giáo sử tân biên (1533 -2000) Cao Thế Dung, cơ sở Dân Chúa Xb 2003. QIII." Th́ những nơi này thời phân sáp lại là nơi ẩn náu của dân làng Báo Đáp.

Năm Kỷ măo 1759, có quan Tư mă Quận công Nguyễn Huấn nhận lệnh về chiêu dân lập ấp tại cứ điểm Cà Hóp. Ông yết cáo không truy sát, mà c̣n ân xá và chu cấp cho con cháu nghĩa quân.

Tiếng lành đồn xa, con cháu nghĩa quân lục tục rủ nhau hồi cư,số c̣n lại là dân các làng xung quanh đến xin ứng mộ.

Sau mấy năm làm ăn sinh sống, đời sống dân các làng dần ổn đinh. Huấn Quận Công bèn đặt tên cho các làng mới khôi phục là: Lai Cách.

Năm Cảnh Hưng thứ 15 Quư mùi 1763. Vua Lê Hiển Tông nhớ đến các làng có công khởi nghĩa giúp ḿnh diệt Trịnh. Ông bèn xuống chiếu ngầm sai tướng công Phạm Đ́nh Truỳ về đặt tên cho ba làng Hóp là: Làng Báo Đáp.

Theo " Tên làng xă Việt Nam đầu thế kỷ XIX Q. I. 653tr. Nxb. KHXH- Viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội 1981" và "Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xă Bắc Kỳ do Vũ Thị Minh Hương - Nguyễn Văn Hương - Philipphe Papin thực hiện từ bộ Rđpertoire des toponymes et des archives villageoises du Bắc kỳ - IV- EFEO" th́: Năm Gia Long thứ ba làng Báo Đáp được nâng lên thành xă Báo Đáp. xă Báo Đáp thuộc tổng Hư Tả (Giang Tả ngày nay), huyện Thượng Nguyên, phủ Xuân Tràng, tỉnh Nam Định .

Theo "Việt Nam Công Giáo sử tân biên. Q. III. Tr.2009.Của Cao Thế Dung. Cơ sở Dân Chúa xuất bản. 2003" và "Thừa sao kỳ phân sáp làng Báo Đáp đời vua Tự Đức cấm đạo" th́: Năm Mậu ngọ 1858, cũng là năm Tự Đức 11, Thượng thư Nguyễn Đ́nh Tân theo lệnh vua mở cuộc bắt đạo gắt gao ở tỉnh Nam Định.Ngày mồng một và mồng hai tháng tám năm Tân dậu 1861. Thượng Tân đưa lính về bao vây làng tịch thu vải vóc tơ lụa, rỡ nhà dân, phá b́nh địa nhà thờ và các cơ sở của Giáo xứ. Nhờ được quan Đô Thống Giang Tả, dân Báo Đáp biết tin sớm chạy thoát, ẩn náu ở các làng thuộc hai tổng Thi Liệu và Giang Tả, c̣n lại gần 200 người không chịu chạy trốn, quan sai lính giải lên tỉnh rồi bắt đi phân sáp. Tư điền, thổ trạch của giáo dân bị tịch thu làm công điền phân phát cho các làng lương dân. Làng xóm trở nên hoang vắng v́ c̣n sót lại nhà nào th́ dân tứ bàng đến rỡ hết.

Đến năm Giáp tư 1864, Vua Tự Đức xuống chỉ tha đạo. Dân làng mới hồi cư . Thời kỳ này xă Báo Đáp được chia thành ba khu bao gồm chín giáp là: Đàng Đông (c̣n gọi là đàng Trước) có bốn giáp gồm giáp Trước (sau đổi thành giáp Tiền), giáp Sau (sau đổi thành giáp Hậu). Giáp Đ́nh và Giáp Kem. Đàng Trung có ba giáp gồm giáp Ngoài, giáp Trong và giáp Giữa. Đàng Nguyễn có hai giáp gồm Nguyễn làng và Nguyễn thôn.

Thời thuộc Pháp (1883 - 1945) xă Báo Đáp thuộc tổng Giang Tả, quận Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

Năm 1952 xă Báo Đáp sáp nhập với Giang Tả thành xă Nam Toàn.

Năm 1957 xă Báo Đáp đứng biệt lập lấy tên là xă Nam quang. Xă Nam quang thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Thời gian này xă Nam Quang được chia thành 10 xóm, đặt tên theo thứ tự từ 1 đến 10.

Năm1978, xă Nam Quang được sáp nhập với xă Nam chấn lấy tên là xă Hồng quang, xă Hồng Quang thuộc huyện Nam Ninh (Nam Trực + Trực Ninh), tỉnh Nam Hà. Từ đó đến nay (2009) qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, Báo Đáp được gọi theo sự thay đổi này.

Hiện nay làng Báo Đáp thuộc xă Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

T̀M HIỂU DANH XƯNG BÁO ĐÁP

A. Tra Tự Điển : Theo "Hán Việt tự điển của Thiều Chửu. Nxb Thanh Niên. 2009" th́:

    Báo có những nghĩa này: ( Báo trả - đền ơn, Quả báo. báo rơ, v́ thế tờ nhật tŕnh gọi là   綻, báo chí, Báo tin, viễn thông gọi là: 電 報  điện báo) chữ    Báo này gồm 9 nét, thuộc bộ thổ    . Phiên âm Hán Việt là : Báo. Phiên âm Bắc Kinh là : Bào.

       Đáp có những nghĩa này: ( Báo Đáp, đáp lại . Trả lời lại) Chữ Đáp     này gồm 6 nét, thuộc bộ Trúc     . Phiên âm Hán Việt là: Đáp. Phiên Bắc Kinh là : Dá

* Báo có những chữ Hán này:  報 豹 ở đây là chữ   (Báo),   có nghĩa: báo trả, đền đáp lại.

* Đáp có những chữ Hán này:  畣 瘩答 耷 褡  ở đây là chữ    ( đáp) có nghĩa: Báo đáp, đáp lại (đền ơn, đền lại)

Báo Đáp có những nghĩa này:     Báo trả, đền đáp lại, đền ơn. Hai chữ Báo Đáp có nghĩa là Đền ơn.

B. Từ Điển Tiếng Việt: theo "Từ điển tiếng Việt. GSTS. Hoàng Phê, Viện ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển học Hà Nội" Nxb. Đà Nẵng 1988. Th́:

- Báo Đáp có những nghĩa này: ( Đền ơn, Đền đáp ơn nghĩa như: Báo đáp công ơn, Báo đền cũng có nghĩa như Báo Đáp)

- Đáp có những nghĩa này: (Trả lời, kẻ hỏi người đáp, Biểu thị bằng hành động, thái độ trước yêu cầu của người khác. Biểu thị bằng hành động, thái độ tương xứng với việc làm và với thái độ tốt của người khác đối với ḿnh.)

- Hai tiếng Báo Đáp, ngoài nghĩa chính là Đền ơn Đáp nghĩa. C̣n nói lên phong cách của những người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Đó là: Luôn biểu thị thái độ tương xứng với việc làm tốt của người khác đối với ḿnh.

Hai chữ Báo Đáp trong nền giáo dục cổ xưa.

 Trong Kinh thi có câu: "                   

-Phiên âm: Phù nhân sinh tại thế Báo Đáp, Thiên chi đạo dă, địa chi nghĩa dă, nhân chi hạnh dă, thị cố , nhị tự báo đáp lập nhi vạn sự thiện chi.

- Dịch nghĩa: Ôi! Phàm con người sống ở đời biết Đền ơn, đó là đạo của Trời, nghĩa của đất, đức hạnh của con người, v́ vậy, nếu hai chữ báo đáp mà thực hiện được th́ muôn điều lành sẽ đến theo đó.

 

ĐÔI NÉT VỀ LÀNG QUÊ

Bản đồ Làng Báo Đáp năm 2010

II. Vị trí h́nh thể

Làng Báo Đáp chiếm trọn thôn Báo Đáp, xă Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, nằm giữa hai trục đường tỉnh lộ 490 và quốc lộ 21 cách thành phố Nam Định 5km về hướng Đông Nam.

Phía Đông giáp làng Sám (Lạc Đạo)

Phía Tây giáp Phú Gia, Quán Đá và xă Nam Toàn

Phía Nam giáp Cà Đông xă Nam Cường

Phía Bắc giáp Giang Tả xă Nam Toàn

Làng Báo Đáp có dạng h́nh thang, đáy lớn phía Bắc, đáy nhỏ phía Nam với tổng diện tích: 1. 945. 804 m2 (543 mẫu 0 sào 8 thước. rượng đồng sông ng̣i và các nghĩa trang chiếm 1.785080 m2 (410 mẫu 7 sào 8 thước). Đất đai canh tác thấp dần về phía Nam.

ĐƯỜNG VỀ BÁO ĐÁP

- Từ thành phố Nam Định, qua cầu Đ̣ Quan rẽ xuôi theo tỉnh lộ 490 qua km số 5 rẽ trái theo đường liên thôn Đông Chiền khoảng 1,5 km là tới làng Báo Đáp.

- Từ cầu Lạc Quần thẳng theo quốc lộ 21, qua phố Mả Râm, tới ngă ba Vô Hoạn, rẽ trái theo đường quốc lộ 21 đến ngă tư 55 rẽ trái xuôi theo tỉnh lộ 55 qua km số 5 rẽ trái theo đường liên thôn Đông Chiền khoảng 1,5km là tới làng Báo Đáp

ĐƯỜNG LÀNG KHU XÓM

Làng Báo Đáp xưa nằm giữa vùng đồng chiêm trũng, vào mùa nước lớn, từ tháng sáu đến tháng mười âm lịch, bốn xung quanh làng nước ngập trắng, vào mùa này, khi ra khỏi làng phải dùng thuyền nan làm phương tiện đi lại, người Báo Đáp gọi là đi đ̣. Đường làng ngơ xóm trước kia lát gạch, sau đổ bê tông, lại có rănh thoát nước chạy theo đường làng, nên rất sạch sẽ và hợp vệ sinh. Đường vào làng được lót đá trên rải nhựa đường, ô tô có thể đi vào tận trung tâm làng.

Sau thất bại của cuộc  Cà Hóp, khi hồi cư làng Báo Đáp được chia thành ba khu và chín giáp. Hiện nay (2010) làng Báo Đáp có mười xóm, 9 giáp, họ và xóm làng được phân bổ như sau:

- Họ nhà xứ nằm trong địa bàn từ xóm 1 đến xóm 8, có các giáp:

Giáp Tiền Thuộc địa bàn xóm 1
Giáp Đông Thuộc địa bàn xóm 2
Giáp Hậu Thuộc địa bàn xóm 4
Giáp Đ́nh Thuộc địa bàn xóm 5
Giáp Bắc Thuộc địa bàn xóm 6
Giáp Kem Thuộc địa bàn xóm 7
Giáp Tây Thuộc địa bàn xóm 8
   

Làng Báo Đáp có 46 ḍng họ đang chung sống là: 1 họ Vũ, 19 họ Nguyễn, 7 họ Lê, 5 họ Bùi, 5 họ Hoàng, 1 họ Lưu, 4 họ Đỗ, 1 họ Trần, 1 họ Hồ, và 1 họ Lai.

Trải qua bao thế hệ, các ḍng tộc trong làng sống với nhau rất ḥa thuận, dựa vào đạo lư, hương ước, tập quán và luật nước phép vua mà cư xử với nhau.

Tổng dân số từng thời kỳ là

   
Năm 1954 5.740 Nhân khẩu
Năm 1955 2320 Nhân khẩu
Năm 1975 6444 Nhân khẩu
Năm 2010 3340 Nhân khẩu

Họ Kính Danh (đàng Trung) nằm trong địa bàn xóm 9

Xóm lương: nằm trong địa bàn Xóm 10

III. Nhà Thờ Ḿnh Thánh Thánh Thể Báo Đáp

Mảnh đất đối diện với Chùa Hóp nơi trước kia có nhà thờ Kẻ Hóp

Nhà thờ Ḿnh Thánh Báo Đáp

Truyện nước Nam đàng ngoài chép "Họ Hóp này đă có lâu trước, song không rơ gốc lập họ là thế nào, biết được một điều có nhiều bổn đạo đời cựu trào, cũng có cất một nhà thờ, cái nền nhà thờ ây rầy hăy c̣n, gần mé chùa Hóp Chỗ ây cách xa chừng mười phút với chỗ nhà thờ bây giờ

Ngôi nhà thờ này về sau bị triệt hạ đời Tây Đô Vương Trịnh Tạc (1653 - 1682)

Theo lời kể của cụ Phạm Văn Nhâm 83 tuổi, người xóm 10 làng Báo Đáp th́: CỤ tổng Tiên có nuôi một người con nuôi, tên ông này là Phạm Xuân Phụ, ông này người trong xứ Thanh, khi lập gia đ́nh, cụ Tổng Tiên xin làng cất cho ông Phụ khu đất của nhà thờ, đă bị phá hủy đang bỏ trống, Ông Phụ đă làm nhà và sống trên khu đất ây. Được một thời gian, v́ gặp nhiều tai bay vạ gió không thể ở được, ông bèn rỡ nhà chuyển nhà đi nơi khác. Sau ông Phụ c̣n 3 người đến ở, nhưng cũng không thể nào ở được. Ông Tứ (xóm 10) là người đang ở cạnh thổ đất này cho chúng tôi biết: " Đă mấy lần ông làm chuồng trại lấn sang đất nhà thờ, th́ nhà cửa đều động địa, ông phải rỡ bỏ th́ nhà cửa mới yên"

 Người dân xóm 10 c̣n cho chúng tôi biết thêm: Khi xây nhà hậu phúc của xóm, bắt đầu khai móng th́ thấy cây Thập giá nằm giữa khu đất ây. Thấy vậy họ liền lấp đất lại và không dám xây nhà hậu phúc ở đó nữa. Trên khu đất này móng nhà thờ cũ hăy c̣n.

Ngày 9 December (tháng 12) 1706, trong thư tŕnh bề trên Malina. Cha chính Thập (Juan de Sta. CruZ ) viết: "Xứ chúng tôi đang coi bấy giờ kiêm năm huyện thuộc về tỉnh Nam Định cả, là Giao Thủy, Nam Chân (Nam Trực), Chân Ninh (Trực Ninh) Phủ Thái, Thanh Quan Vũ Tiên; Trong bằng ấy huyện chỉ có cha Cao và tôi coi sóc mà thôi. Chúng tôi đă dựng nên được độ 140 Nhà Thờ và 12 nhà xứ lẻ ở các họ. Huyện Nam Chân có độ 130 xă, mà xă nào cũng có kẻ có đạo Thánh Đức Chúa Lời...

thời gian này, làng Báo Đáp dưới sự nâng đỡ của cha Juan de Sta Cruz Thập và cha Lezzlio Cao đă xây dựng ngôi Nhà thờ thứ hai tại Hóp Đông (Vườn Chay hay c̣n gọi là thổ cũ, nhà t́nh thương Thánh Martin hiện nay).

Ngôi nhà thờ thứ hai này sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Cà Hóp 1739 - 1740 đă bị triệt hạ

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ ROSA BÁO ĐÁP

Những năm cuối thế kỷ XVIII, vào lúc có lệnh chiêu dân Lập ấp của vua Lê chúa Trịnh, dân ba làng Hóp hồi cư lập nghiệp và xây dựng nhà thờ thứ ba, đặt tên là: Nhà Thờ Đức Bà Rosa Báo Đáp. Đến năm Mậu Ngọ 1858, sự đạo ở Nam Định bị cấm cách gắt gao. "Thừa sao kỳ phân sáp, làng Báo Đáp đời vua Tự Đức cấm đạo" Chép: Quan sức về b́nh trị phá hủy hết các nhà cửa trong dân, c̣n nhà kỳ mục và nhà binh không phải phá. Được hai tháng lại bắt binh đi sáo. C̣n nhà nào th́ tứ bàng đến rỡ hết.

Làng ta có Nhà Thờ Đức Bà bằng gỗ quư dài bảy gian, tổng chi là 12 thước 6 tấc, chạm trổ rất công phu. Cuối năm Canh Thân 1860, nhận được tin quan dẫn lính về vây làng từ quan Đô Thống GHiang Tả. Dân làng bèn rỡ xuống đem chôn ở ruộng Đức Bà phía đầu làng.

Quan về bắt dân lập bàn thờ trên đất Nhà Thờ, sai chức dịch đón ông sư về, sức dân mũ áo lại thôn Nguyễn rước bát hương về tế chèo ba ngày.

Đời vua Tự Đức cấm đạo, khi về vây ráp làng, quan thượng bắt công điền phân phát cho các làng Cà, Hư Tả. Gỗ lạt của nhà thờ th́ bắt dân vận chuyển lên là nhà hỏa, ở phố Đôi Giản Lương. Đến sau về sáp, Cụ Nghi nhận lại số điền thổ đă xung công, lập lại xứ và xây dựng Nhà Thờ trên nền thổ cũ.

Như vậy ngôi Nhà Thờ thứ ba; Nhà Thờ Đức Bà Rosa Báo Đáp bị triệt phá hoàn toàn vào năm 1861.

Hiện nay c̣n hai cổng chuông Nhà thờ Đức Bà Rosa Báo Đáp (Vườn Chay)

Sau những ngày dông tố của cuộc bách hại, dân Báo Đáp lại được sống trong cảnh thanh b́nh. Thừa sao kỳ phân sáp làng Báo Đáp đời vua Tự Đức cấm đạo chép:

"Ngôi Nhà Thờ thứ tư dài chín gian, cột kèo gỗ lim trạm khắc hoa văn rất đẹp, hai hông có hàng hiên, dưới lát đá thước hai hàng cột đá vuông, lại có hai cổng chuông là đường đi vào nhà thờ. Nhà Thờ này có tước hiệu Đức Bà Rosa"

Ngôi nhà thờ nay sau nhượng lại cho xứ Cổ Ra. Hiện nay c̣n  hai cổng chuông. Tại mảnh đất này, năm 2005 cha Giuse Phạm Xuân Thi đă cho xây nhà T́nh Thương thánh Martin.

3. Tháng năm 1899, khi Đức cha Maximo Fernandez Định ở Hồng  Kông về, th́ đem theo 15 cha ḍng Đa minh do bề trên Malina phân bổ trong đó có cha Eugienio Andres Kiên và thầy Juan Casado Thuận (Sau làm Giám Mục Thái B́nh) Đức cha cừ cha Andres Kiên về coi sóc xứ Báo Đáp. Cha tường tâm sự: "Tôi từ nước ngoài, qua truyền đạo tại Việt Nam, đi cùng chuyến ấy có người cùng quốc tịch Tây Ban Nha là thày Casado Thuận. Trên tầu biển thầy Thuận hỏi tôi : Khi đến Việt Nam, cha sẽ ưu tiên cho việc nào trước hết: Tôi đă trả lời: Sau khi được bề trên sắp xếp trao trách nhiệm, con sẽ lo lắng xây dựng một ngôi Nhà Thờ để suy tôn Ḿnh Thánh Chúa và cổ động ḷng khâm sùng Phép Cực trọng ây". Về tới Báo Đáp, Ngài liền liên hệ với chính quyền sở tại, xin cấp bốn mẫu công điền, rồi khẩn cấp thi công. Cuối năm 1902, bắt đầu động thổ, Ngài cho đào con ng̣i từ băi tha ma (quen gọi là Mả Ta) phía đầu làng tới cống Cà, Ngài c̣n cho đào ao Đức Bà và ao Thành, trên bẩy sào ruộng mà ông bà lư Phướn dâng cúng lấy đất lập thổ xây nhà thờ mới. Ngài liên hệ mượn một toán Lục lộ người Pháp về dậy dân đào đất nung gạch, cứ chủng loại nào khuân mẫu ấy. Công việc chuẩn bị xong xuôi. Tháng hai năm Quư Măo 1903, Khởi công xây dựng Nhà Thờ, khi xây lên tới cuốn vào giữa ngày lễ Đức Chúa Giời Ba Ngôi, mồng 7 tháng 6 năm Ất tị 1905, gặp cơn băo lớn bị đổ hết. Sang năm Bính ngọ 1906, cha con cùng dọn dẹp và khắc phục hậu quả. Đầu năm Mậu thân 1908. Ngài mời Đức cha Munagori Y Obineta Trung về đặt viên đá móng, bắt đầu xây lại, đến tháng 8 năm Tân hợi 1912 tổ chức lễ khánh thành. Nhà thờ mang tước hiệu Ḿnh Máu Thánh Chúa Ki-tô (gọi tắt là Nhà Thờ Ḿnh Thánh).

Nhà thờ Ḿnh Thánh, một quần thể được xây cất hài ḥa, ăn khớp với nhau, từ nhà xứ, thành Đức Mẹ Lộ Đức, nhà hội quán, ao hồ, đường kiệu, cây cảnh và hoa lá thiên nhiên. Tạo thành bức tranh thủy mặc lung linh huyền ảo.

Nhà thờ Ḿnh Thánh quả là trung tâm quy tụ mọi sinh hoạt, nơi nuôi dưỡng và phát triển Đức Tin của con dân Báo Đáp, với "Sáng lễ chiều Kinh" bất kể mưa dầm, nắng gắt hoặc trái gió trở trời.

 

Nhà thờ Ḿnh Thánh Báo Đáp (Ảnh chụp từ báo Nam Kỳ năm 1937)

Theo các văn bản ghi lại th́ nhà thờ Ḿnh Thánh có các niên đại:

Khởi sự: Năm Nhâm Dần Thành Thái 1902

Đặt viên đá đẩu tiên: Tháng hai năm Quư măo 1903

Hoàn thành: Tháng tám năm Tân Hợi 1912.

Sắc chỉ của Đức cha Munagori Y Oginetta Trung, Giám mục địa phận Trung (1907 - 1936) đă ban và truyền cho các cha coi sóc xứ này như sau:

Nhân  danh Đức Chúa Lời. Amen.

Phutiro faretiro balati ca ra sia tuyto Trung.

Ḍng ông thánh Dumihgo, ơn  Đức Chúa Lời và ơn Ṭa Thánh, Đức Thánh Cha Phiophiliphe siva vicario Aporatolico Địa phận Trung trong nước An nam.

Xin cho các kẻ xem tờ này được bằng an.

 cùng làm phép biên song cho được mọi sự lành

Vậy Thầy dùng phép Ṭa Thánh Aporatolica thông cho, cà xứ Báo Đáp này đă lập tự xưa, trong Nhà Thờ làng Báo Đáp này làm vững vàng chắc chắn, tự rầy về sau gọi là Nhà Thờ Ḿnh Máu Thánh Chúa Kirixito, cùng truyền cho các Thầy cả, đang coi sóc xứ này và các Thầy cả sẽ coi sóc sau này, Phải coi sóc xứ này cho một ngày một đi đàng nhân đức hơn nữa, song le việc chung phải có kẻ cai quản và có thứ tự, cùng có lề luật phép tắc cho nghiêm trang, mới được tốt lành, cho nên các kẻ ăn mày thông công trong Nhà Thờ này, th́ mới trông cho được vững vàng chắc chắn mà chớ, Amen.

Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần Amen.

Mà cho ai nấy được chắc chắn, th́ Thầy đă chọn, con chấm cùng phê tên Thầy, và tên Kư lục Thầy trong tờ này.

Năm tự Đức Chúa Giesu ra đời là 1912".

 

Ảnh chụp sắc chỉ của Đức cha Munagorri Y Obinetta Trung

Nhà thờ Ḿnh Thánh Báo Đáp được kiến trúc theo lối Gothich, có diện tích sử dụng là: 800 m2, dài 50m, rộng 16m, cao 17m  (tính đến long cốt), tháp chuong h́nh chóp cao 33m. Bộ chuông đồng ba quả được đúc tại Marseill (Pháp) với niên hiệu Eucharisti Na Junil Anno DOMINI 1925. Âm thanh hợp âm là trưởng (quả nhất là La, quả nh́ là Đô Thăng, quả ba là Mí) Nói đến bộ chuông đồng các cụ cao niên kể lại rằng: Khi ra bến Sáu kho Hải Pḥng nhận chuông, th́ nhà tàu không t́m thấy quả đ̣i của quả chuông nhất, đến năm 1932, ông Đoàn Tuyên người thôn Đồng Côi nhận với quan viên làng đúc quả đoài này. Đến khi thành công, treo lên đánh thử, thấy không khác ǵ quả đ̣i đúc ở Pháp. V́ việc này mà ông Đoàn Tuyên được triều đ́nh Nhà Nguyễn phong hàm cửu phẩm. Nét độc đáo của Nhà Thờ Ḿnh Thánh Báo Đáp là: Từ trong ra ngoài, các hoa văn trang trí đều lấy biểu tượng Mặt Nhật. Thế hệ hiện tại, xin dâng lời cảm tạ vô vàn đến các tiền bối, qua bao đời đă xây dựng và bảo tồn, quả thật là:

Một đài Thiên Chúa là cửa Thiên đàng

Một công tŕnh tôn giáo đặc sắc

Một kiến trúc khang trang bề thế

Một gia sản quư giá của dân làng

Nếu tính từ ngày bắt tay vào xây dựng th́: công tŕnh Nhà Thờ Ḿnh Thánh Báo Đáp được xây trong 3 năm (1909 - 1912), nếu tính từ năm khởi xướng (1902), ṛng ră trên mười năm trời lao động cật lực, bao mồ hôi, với mưu trí tuyệt vời, măi đến năm: 1912 Nhà Thờ Ḿnh Thánh mới hoàn thành trước sự hân hoan náo nức của mọi thành phần; Nam, Phụ, Lăo, Ấu.

Niềm vui đó được phản ảnh trong bài thơ mà đến nay nhiều người c̣n nhớ. Bài thờ này do cụ Lê Quang Huy (tức cụ Đạt) sưu tầm, bổ sung và cung cấp cho chúng tôi:

Lạy ơn Ḿnh Thánh sáng soi

Đức cha đă khiến cha coi xứ này

Nhâm dần Thành Thái đến nay

Cha hằng lo nghĩ đêm ngày long đong

Từ khi cha phá thổ trong

Rồi cha lại vượt được xong thổ ngoài

Thổ ngoài vừa rộng vừa dài

Cha cho xây cất đền đài Sang Ti

Xây nên một lớp đổ đi

Kể muôn kể vạn tốn th́ biết bao

Trẻ già nam nữ xôn xao

Kẻ kêu người khóc kẻ gào trời ơi

Ḷng cha hằng những vui cười

Khuyên răn già trẻ mọi người b́nh tâm

Ăn năn hối cải lỗi lầm

Cậy trông Ḿnh Thánh Phúc âm soi đàng.

Chúng con quỳ gối nghiêm trang

Nguyện xin Đức Mẹ hộ bang Phù tŕ

Cho cha cách vật trí tri

Tinh thông kiến thiết việc ǵ cũng hay

Để Ngài cawgs đặt xếp bày

Công kia việc nọ hằng ngày cho dân.

Cứ theo như đă chia phân

Người nào việc nấy xứng cân mọi đàng

Cát vôi kẻ đội người mang

Gạch th́ cạy đẽo xếp hàng thẳng ngay

Thợ nề thợ mộc thợ xây

Đóng kèo cưa ván xẻ cây làm xà

Xây tường xây cột cốp pha

Đắp nền đào móng thật là tốn công

Nungh vôi nung gạch ngoài đồng

Cửa sổ lá sách chiến song sẵn sàng

Ngói th́ đặt ở Bát Tràng

Gỗ lim Thanh Hóa chở sang hàng bè

Móng đào đóng cọc bằng tre

Chèn thêm cát xuống tường đè khỏi nghiêng

Đà làm bằng thứ gỗ kiêng

Cửa bằng lim táu nặng khiêng nhưng bền

Chăn song bằng sắt đúc liền

Bản lề ổ khóa góc viền ê ke

cha mua nhập cảng hàng xe

Thứ ǵ cũng đủ thuộc về cất xây

Sắm sanh chu đáo đủ đầy

Bắt đầu kiến thiết chọn ngày khổi công.

Trẻ già trai gái một ḷng

Sẵn sàng làm việc mà khong than phiền

Người giầu góp của góp tiền

Kẻ nghèo góp sức xây nên nhà thờ

Phu phen xin chớ ơ hờ

Việc làm chớ để thửng thơ qua ngày

Cha ra mẫu mực liền tay

Tháp xây th́ cứ ngày ngày cao lên

Lên cao như núi Tản Viên

Ngó trong xuống thấy mọi miền đó đây

Tháp cao sát chín tầng mây

Trên treo ngất ngưởng ba cây chuông đồng

Chuông kêu hay nhất cả vùng

Tiếng vang xa quá cánh đồng Cổ ra

Phía tây vàn khỏi chợ Cà

Phía đông th́ ở Nam hà cũng nghe

Hứng bắc ồn bởi tiếng xe

Cho nên chỉ có thể nghe ở Leo

Cha hằng lận đận leo trèo xuống lên

Chánh xứ, trùm trưởng, quan viên

Hằng ngày túc trực ngay bên nhà thờ

Các ông ở đó đợi chờ

Mỗi khi có việc cậy nhờ của cha

Lần lần ngày tháng trôi qua

Công tŕnh xây cất gần ba năm trường

Nhờ ơn Ḿnh Thánh đoái thương

Hồi công hoàn tất Thánh đường nguy nga

Quan viên bàn bạc với cha:

Chọn ngayfkhanhs hạ mở ra tiệc tùng

Thiếp mời tất cả các vùng

Kèm theo quà bánh biếu cùng khắp nơi

Hoa đăng mở hội vhi chơi

Ngày thời pháo nổ đêm thời pháo bông

Giúp vhi bánh hát Quảng Đông

Trông xem tṛ xiếc mà không mất tiền

Thi tài  leo cột trước tiên

Cột trơn bôi mỡ leo liền khó thay

C̣n tṛ cười nữa thế này

Giữa ao treo một cái cây làm cầu

Cầu ngô bắc giữa ao sâu

Lủng la lủng lẳng đi hầu dễ rơi

Xong việc ăn uống vhi chơi

Thui ḅ mổ lợn đồng thời vật trâu

Dân làng lớn bé bảo nhau

Kẻ thời giă mọc người thầu làm nem

Bó gị nghệ thuật dáng xem

Gị ḷng, gị sỏ lại kèm gị chân

Gị lạc gị mỡ rất cần

Có đủ năm thứ cỗ phần mới to

Xôi đậu, xôi gấc, xôi ṿ

Sáu trâu, ninh lợn, tái ḅ, ḷng heo

Ḥng hoa với lại bắt phèo

Ăn no không hết mang theo về nhà

Khách gần, khách lạ, khách xa

Thảy đều thết đăi nặm mà mật thân

Mỗi khi đoàn khách đến ghần

Ba hồi chuông trống, ân cần rước lên

Xướng danh xướng họ trước tiên

Lễ vật mừng cúng ghi trên sổ vàng

Ghi xong lại rước khách sang

Sang nơi bàn tiệc sẵn sàng dọn ngay

Rượu chè ăn uống no say

Hân hoan tiếp khách ba ngày ba đêm

Mọi điều tốt đẹp êm đềm

Cha làm lễ tạ lại thêm chầu giờ

Lễ đông kín chật nhà thờ

Nức ḷng những kẻ hững hờ khô khan

Mọi người hy vọng chứa chan

Hồng ân Ḿnh Thánh đổ tràn khắp nơi

Nôm na lục bát mấy lời

Ngân nga truyền tụng để đời mai sau.

Năm 1940, đời cha Đaminh Phạm Đức Nguyên và cha phó Giuse Trần Đ́nh Nghi, để đáp ứng nhu cầu giáo dân đông, Nên các ngài cho xây thêm hai hàng hiên, trên hiên lợp ngói, và xây dựng cổ lâu theo lối Rooma. Nhà Thờ Ḿnh Thánh sau khi mở rộng có diện tích sử dụng 1305 m2: với Chiều dài 53,30 m, chiều rộng 23,60m

Sau cơn băo số 5 1987, nhà thờ Ḿnh Thánh hư hại nặng, tháng 10 năm 1988, sau khi gửi thư kêu gọi và được bà con đồng hương Miền nam và Hải ngoại hưởng ứng. Cha Vinh sơn Bùi Công Tam đă đại tu nhà thờ, cải tạo nội thất như ta thấy ngày nay.

Thời điểm nhà thờ Ḿnh Thánh được xây dựng (1902) cả vùng Nam Định mới chỉ có vài ba ṭa nhà cao tầng, thế nên Nhà Thờ Ḿnh Thánh Báo Đáp bấy giờ thuộc hàng bề thế vào bậc nhất vùng Nam Định. Nằm giứa đồng triêm trũng Nhà thờ Ḿnh Thánh Báo Đáp sừng sững như một con tầu băng băng rẽ sóng vượt Đại dương. Trải dài theo năm tháng, Nhà Thờ Ḿnh Thánh đă gắn liền từng nhịp thở, từng bước đi của người Báo Đáp. Mọi biến cố thăng trầm, mọi thay đổi thời cuộc, mọi sinh hoạt của dân làng như được ghi dấu trong ngôi nhà Thánh thiêng này. Rồi những ngày Đại lễ, những cử hành thường nhât, thường niên, những ngày chầu lượt tưng bừng náo nhiệt, những buổi tiến hoa lung linh nến đen, những buổi kinh sách lễ lậy thời chiến, cả nhà thờ chỉ có một ngọn đèn dầu nhỏ đủ cho cha đọc sách trên bàn thờ. Những lễ Misa mồ hát tiễn đưa người quá cố, và cả những lễ cưới của những đôi uyên ương. Biết bao kỷ niệm đă được diễn ra tại Nhà Thờ Ḿnh Thánh thân thương này. (c̣n nữa).........

---------------------------------

 

Tháng 12 năm 2010 hạ giải nhà thờ cũ, và được xây dựng mới

Đền Thánh Báo Đáp mới được xây dựng lại (ảnh chụp tháng 2 năm 2014)

 

 

 

Thay đoạn kết.

Làng Báo Đáp xưa là một làng trù phú và là một trong ba làng danh tiếng của tỉnh Nam Định là: Báo Đáp, Vân Chàng, Kiên Lao.

Nh́n vào thực tế, từ thượng cổ đến nay, dù lúc ăn nên làm ra cũng như khi khó khăn, người Báo Đáp vẫn giữ phong độ thư thả , nhàn nhă sáng lễ, chiều kinh.

Nói và viết về Báo Đáp, sẽ chẳng bao giờ hết bởi lẽ: Quê cha đất tổ, nơi từng ghi dấu ấn qua bao thế hệ, nơi mà con cháu luôn tự hào về danh xưng: Báo Đáp, nơi luôn sống theo phong cách đền ơn.

 

 

Quả là:

Làng Hóp quê hương nặng nghĩa t́nh 
Nuôi ḍng sữa mẹ dưỡng sinh linh 
Ghi ḷng đất mẹ từng giây phút 
Báo Đáp đền ơn mấy chẳng đành

Làng tôi

Làng tôi phong cảnh hữu t́nh 
Đứng xa trông lại như h́nh bức tranh 
Làng tôi nhà ngói nhà gianh 
ẩn sau những luỹ tre xanh bên ngoài

Làng tôi công nghệ dùi mài 
Nhuộm thâm - dệt vải - hoa - đèn trung thu 
Làng tôi có Thánh đường to 
Có sân kiệu lớn, có hồ kế bên

Làng tôi chợ sáng -chợ Hôm 
Đủ đồ gia dụng, đủ tên mặt hàng 
Làng tôi ba cấp có tràng ( trường ) 
Con em mọi lớp dễ dàng tiến thân

Làng tôi dường xá xa gần 
Bê tông láng mịn muôn phần sạch khô 
Làng tôi thiếu nữ các cô 
Đă từng nổi tiếng khắp trong tỉnh nhà

Muốn cho dễ việc kiểm tra 
Cả về Giáo hội, Quốc gia đôi đàng 
Làng chia xóm giáp sẵn sàng 
Thực thi công việc thượng tầng phó giao

Làng tôi nam giới thanh cao 
Hăng say nhiệt huyết tâm cao chí bền 
Vững vàng đạo lư làm nền 
Trẻ già hoan hỷ b́nh yên xóm làng

Làng tôi: Báo Đáp âm vang 
Đi xa nhớ măi xóm làng thân thương.

----o0o----

Trích đoạn trong cuốn kỷ yếu làng - xă Báo Đáp - Xă Hồng Quang - Huyện Nam Trực -Tỉnh Nam định