Hưng Yên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Hưng Yên
Tỉnh
Văn miếu Xích Đằng 02.JPG
Văn miếu Xích Đằng
Địa lý
Tọa độ: 20°51′16″B 106°00′58″Đ / 20,85432°B 106,016006°Đ / 20.85432; 106.016006Tọa độ: 20°51′16″B 106°00′58″Đ / 20,85432°B 106,016006°Đ / 20.85432; 106.016006
Diện tích 926,0 km²[1]
Dân số (2012)  
 Tổng cộng 1.145.600 người[1]
 Mật độ 1.237 người/km²
Dân tộc Việt, Hoa
Hành chính
Quốc gia Cờ Việt Nam Việt Nam
Vùng Đồng bằng sông Hồng
Tỉnh lỵ Thành phố Hưng Yên
 Chủ tịch HĐND Nguyễn Văn Thông
 Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông
Phân chia hành chính 1 thành phố, 9 huyện
Mã hành chính VN-66
Mã bưu chính 16xxxx
Mã điện thoại 321
Biển số xe 89
Website http://www.hungyen.gov.vn/
Bản đồ Hưng Yên

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Hưng Yên và 9 huyện:

Hưng Yên có 161 xã, phường và thị trấn

Thống kê đến ngày 31/12/2012 Tỉnh Hưng Yên có tổng số xã, phường, thị trấn: 161; xã: 145, phường: 7, thị trấn: 9.

  • 323. Thành phố Hưng Yên 7 phường, 10 xã: Phường An Tảo, Phường Hiến Nam, Phường Hồng Châu, Phường Lam Sơn, Phường Lê Lợi, Phường Minh Khai, Phường Quang Trung, xã Bảo Khê, Xã Hồng Nam, Xã Liên Phương,Xã Quảng Châu, Xã Trung Nghĩa, Xã Phương Chiểu, Xã Tân Hưng, Xã Hoàng Hanh, Xã Hùng Cường, Xã Phú Cường.
  • 325. Huyện Văn Lâm 1 thị trấn, 10 xã: Thị trấn Như Quỳnh, Xã Chỉ Đạo, Xã Đại Đồng, Xã Đình Dù, Xã Lạc Đạo, Xã Lạc Hồng, Xã Lương Tài, Xã Minh Hải, Xã Tân Quang, Xã Trưng Trắc, Xã Việt Hưng.
  • 326. Huyện Văn Giang 1 thị trấn, 10 xã: Thị trấn Văn Giang, Xã Cửu Cao, Xã Liên Nghĩa, Xã Long Hưng, Xã Mễ Sở, Xã Nghĩa Trụ, Xã Phụng Công, Xã Tân Tiến, Xã Thắng Lợi, Xã Vĩnh Khúc, Xã Xuân Quan.
  • 327. Huyện Yên Mỹ 1 thị trấn, 16 xã: Thị trấn Yên Mỹ, Xã Đồng Than, Xã Giai Phạm, Xã Hoàn Long, Xã Liêu Xá, Xã Lý Thường Kiệt, Xã Minh Châu, Xã Nghĩa Hiệp, Xã Ngọc Long, Xã Tân Lập, Xã Tân Việt, Xã Thanh Long, Xã Trung Hòa, Xã Trung Hưng, Xã Việt Cường, Xã Yên Hòa, Xã Yên Phú.
  • 328. Huyện Mỹ Hào 1 thị trấn, 12 xã: Thị trấn Bần Yên Nhân, Xã Bạch Sam, Xã Cẩm Xá, Xã Dị Sử, Xã Dương Quang, Xã Hòa Phong, Xã Hưng Long, Xã Minh Đức, Xã Ngọc Lâm, Xã Nhân Hòa, Xã Phan Đình Phùng, Xã Phùng Chí Kiên, Xã Xuân Dục.
  • 329. Huyện Ân Thi 1 thị trấn, 20 xã: Thị trấn Ân Thi, Xã Bắc Sơn, Xã Bãi Sậy, Xã Cẩm Ninh, Xã Đa Lộc, Xã Đặng Lễ, Xã Đào Dương, Xã Hạ Lễ, Xã Hồ Tùng Mậu, Xã Hoàng Hoa Thám, Xã Hồng Quang, Xã Hồng Vân, Xã Nguyễn Trãi, Xã Phù Ủng, Xã Quảng Lãng, Xã Quang Vinh, Xã Tân Phúc, Xã Tiền Phong, Xã Vân Du, Xã Văn Nhuệ, Xã Xuân Trúc.
  • 330. Huyện Khoái Châu 1 thị trấn, 24 xã: Thị trấn Khoái Châu, Xã An Vĩ, Xã Bình Kiều, Xã Bình Minh, Xã Chí Tân, Xã Dạ Trạch, Xã Đại Hưng, Xã Đại Tập, Xã Dân Tiến, Xã Đông Kết, Xã Đông Ninh, Xã Đông Tảo, Xã Đồng Tiến, Xã Hàm Tử, Xã Hồng Tiến, Xã Liên Khê, Xã Nhuế Dương, Xã Ông Đình, Xã Phùng Hưng, Xã Tân Châu, Xã Tân Dân, Xã Thành Công, Xã Thuần Hưng, Xã Tứ Dân, Xã Việt Hòa.
  • 331. Huyện Kim Động 1 thị trấn, 16 xã: Thị trấn Lương Bằng, Xã Chính Nghĩa, Xã Đồng Thanh, Xã Đức Hợp, Xã Hiệp Cường, Xã Hùng An, Xã Mai Động, Xã Nghĩa Dân, Xã Ngọc Thanh, Xã Nhân La, Xã Phạm Ngũ Lão, Xã Phú Thịnh, Xã Song Mai, Xã Thọ Vinh, Xã Toàn Thắng, Xã Vĩnh Xá, Xã Vũ Xá.
  • 332. Huyện Tiên Lữ 1 thị trấn, 14 xã: Thị trấn Vương, Xã Lệ Xá, Xã An Viên, Xã Cương Chính, Xã Dị Chế, Xã Đức Thắng, Xã Hải Triều, Xã Hưng Đạo, Xã Minh Phượng, Xã Ngô Quyền, Xã Nhật Tân, Xã Thiện Phiến, Xã Thủ Sỹ, Xã Thụy Lôi, Xã Trung Dũng.
  • 333. Huyện Phù Cừ 1 thị trấn, 13 xã: Thị trấn Trần Cao, Xã Đình Cao, Xã Đoàn Đào, Xã Minh Hoàng, Xã Minh Tân, Xã Minh Tiến, Xã Nguyên Hòa, Xã Nhật Quang, Xã Phan Sào Nam, Xã Quang Hưng, Xã Tam Đa, Xã Tiên Tiến, Xã Tống Phan, Xã Tống Trân.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1469). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thì chia thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Đời nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ thì gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định (các huyện Thần Khê, Duyên Hà và Hưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành lập) [2].

Tuy là tỉnh "mới" chỉ non 200 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến".

Ngày 27 tháng 1 năm 1968, Hưng Yên được hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Phù CừTiên Lữ thành huyện Phù Tiên; hợp nhất 2 huyện Văn GiangYên Mỹ thành huyện Văn Yên; hợp nhất 2 huyện Văn LâmMỹ Hào thành huyện Văn Mỹ.[3]

Ngày 24 tháng 2 năm 1979, hợp nhất 2 huyện Kim ĐộngÂn Thi thành huyện Kim Thi; hợp nhất huyện Văn Mỹ và một phần huyện Văn Yên thành huyện Mỹ Văn; hợp nhất phần còn lại của huyện Văn Yên và huyện Khoái Châu thành huyện Châu Giang.[4]

Ngày 27 tháng 1 năm 1996, chia huyện Kim Thi thành 2 huyện: Kim ĐộngÂn Thi.[5]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tái lập tỉnh Hưng Yên từ tỉnh Hải Hưng. Khi tách ra, tỉnh Hưng Yên có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Hưng Yên và 5 huyện: Ân Thi, Châu Giang, Kim Động, Mỹ Văn, Phù Tiên.[6]

Ngày 24 tháng 2 năm 1997, chia huyện Phù Tiên thành 2 huyện: Phù CừTiên Lữ.[7]

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, chia huyện Châu Giang thành 2 huyện: Khoái ChâuVăn Giang; chia huyện Mỹ Văn thành 3 huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ.[8]

Ngày 19 tháng 1 năm 2009, chuyển thị xã Hưng Yên thành thành phố Hưng Yên.[9]

Điều kiện tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là tỉnh đồng bằng xen đồi thấp, không có rừng, núi và biển. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.

Điểm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ nằm ở thôn Dung (Thiên Xuân), xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ.[10]

Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.

  • Diện tích: 923,09 km² (rộng hơn Hà Nam, Bắc Ninh)[10].
  • Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.650 mm
  • Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C
  • Số giờ nắng trong năm: 1.519 giờ
  • Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%

Tọa độ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vĩ độ: 20°36′-21°01′ Bắc
  • Kinh độ: 105°53′-106°17′ Đông

Dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Theo điều tra dân số 01/04/2009 Hưng Yên có 1.128.702 người với mật độ dân số 1.223 người/km².

Thành phần dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 80-90%. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp năm 2008 ước tính còn 50-55%, công nghiệp 37%, dịch vụ 13%.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Vì có điều kiện địa lý thuận lợi có quốc lộ số 5 chạy qua, nối Hà Nội - Hải Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc bộ nên Hưng Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Năm 2009, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng GDP của Hưng Yên tăng 7,01%.

Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền Bắc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như phố nối A, phố nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng long II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp nhỏ Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ..... Sản phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm... Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo.

Nhưng phân hoá kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh đang gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cho những vùng, khu vực kinh tế còn chậm phát triển trong tỉnh. Tình hình đó sẽ được cải thiện khi quốc lộ 5B (Con đường rộng 8 làn hiện đại bậc nhất Việt Nam, xuất phát từ cầu Thanh Trì đến thành phố cảng Hải Phòng. Nó chạy qua các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi với tổng chiều dài 29 km); tỉnh lộ 200 (chạy song song với quốc lộ 39A chạy qua Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ); quốc lộ 38B (nối từ chợ Gạo đi qua Tiên Lữ, Phù Cừ sang Hải Dương); đường chạy theo đê sông Hồng bắt đầu từ thành phố Hưng Yên tới Văn Giang và đường nối cao tốc Hà Nội Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình sẽ làm cân bằng kinh tế giữa các vùng trong tỉnh.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu đô thị mới xây dựng với quy hoạch rất hiện đại và văn minh như: khu đô thị Ecopark (Văn Giang), khu đô thị Phố Nối B, khu Việt kiều, khu đô thị đại học Phố Hiến (thành phố Hưng Yên và huyện Tiên Lữ)...

Khu Phố Nối (Thị trấn Bần Yên Nhân) huyện Mỹ Hào là một khu vực kinh tế phát triển, là trung tâm thương mại tài chính ngân hàng, công nghiệp của tỉnh Hưng Yên. Tại đây các trung tâm thương mại, mua sắm, khu giải trí đang được xây dựng nhiều đang dần biến nơi đây thành trung tâm giải trí chính của vùng. Đây cũng là nơi tập trung một số cơ sở giáo dục lớn như trường đại học như trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên (cơ sở II), trường Đại Học Chu Văn An (cơ sở II) (dân lập), trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, trường Cao Đẳng Bách Khoa Hưng Yên (dân lập)

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuyến giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Trên địa bàn Hưng Yên có các quốc lộ sau chạy qua:

Tỉnh lộ:

  • 202: Minh Tân - La Tiến (chạy dọc Huyện Phù Cừ qua phà La Tiến sang Tỉnh Thái Bình).
  • 200: Triều Dương - Cầu Hầu.
  • 203: Đoàn Đào - Lệ Xá - Trung Dũng - Thụy Lôi - Hải Triều - Cầu Triều Dương(Nối QL 38B với QL 39A)
  • 195: Chạy dọc đê sông Hồng từ thành phố Hưng Yên tới Bát Tràng, Gia Lâm.
  • Đường nối đường 5B và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình(điểm đầu tại nút giao thông Lực Điền chạy song song với QL39 qua TP.Hưng Yên, vượt sông Hồng sang Lý Nhân - Hà Nam, giao với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại nút giao Liêm Tuyền).

Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy qua địa phận Hưng Yên 17 km, từ Như Quỳnh tới Lương Tài.

Đường thủy: Sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km. Sông Luộc là ranh giới với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thành phố Hưng Yên. Ngoài ra còn các sông nhỏ khác như: sông Sặt (sông Kẻ Sặt), sông Chanh, sông Cửu An (sông Cửu Yên), sông Tam Đô, sông Điện Biên, v.v. Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp tỉnh này.

Giáo dục - Văn hóa - Xã hội - Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2003, theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, Hưng Yên có 95.160 học sinh tiểu học, 98.240 học sinh trung học cơ sở và 39.459 học sinh trung học. Số trường học tương ứng theo ba cấp là 168, 166 và 27.

Danh sách các trường cao đẳng - đại học:

1.Cao đẳng Asean

2.Cao đẳng bách khoa Hưng Yên

3.Cao đẳng công nghiệp Hưng Yên

4.Cao đẳng sư phạm Hưng Yên

5.Cao đẳng y tế Hưng Yên

6.Cao đẳng nghề cơ điện & thuỷ lợi

7.Cao đẳng nghề kinh tế & kỹ thuật Tô Hiệu

8.Cao đẳng nghề kỹ thuật & công nghệ LOD

9.Cao đẳng nghề dịch vụ hàng không

10.Đại học Chu Văn An

11.Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên

12.Đại học tài chính và quản trị kinh doanh

Cư dân Hưng Yên chủ yếu là nông dân, lúa nước là cây trồng chính gắn với sự chinh phục châu thổ sông Hồng nên văn minh, văn hóa Hưng Yên là văn minh, văn hóa lúa nước, văn minh, văn hóa sông Hồng.

Về văn học dân gian, ngoài cái chung của văn học dân gian đồng bằng Bắc Bộ, còn có những cái riêng mà chỉ Hưng Yên mới có, chẳng hạn như lời của các bài hát trống quân - một lối hát phổ biến ở Hưng Yên xưa kia, hiện nay vẫn còn giữ được.

  • Hưng Yên là vùng đất Địa Linh Nhân Kiệt, luôn đóng góp bậc hiền tài cho đất nước ở môi thời đại. Tỉnh có 4 trạng nguyên trên tổng số 53 trạng nguyên của cả nước. Hiện tại Văn miếu Xích Đằng còn lưu trên bia đá tên hàng trăm tiến sĩ khoa bảng của tỉnh trong các thời kỳ phong kiến.

Một số câu ca dao tiêu biểu cho địa phương trong tỉnh:

  • Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến.
  • Dù ai buôn bắc bán đông,

Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên

  • Oai oái như phủ Khoái xin ăn
  • Chè Yên Thái, gái Tiên Lữ
  • Nát như tương Bần

... Ngoài ra còn có các thể loại hát chèo, hát ả đào,...[10].

Danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt, là nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng.

Di tích lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hưng Yên có các di tích lịch sử tiêu biểu sau:

  • Quần thể di tích Phố Hiến: Văn Miếu Xích Đằng, đền Trần, đền Mẫu, đền Thiên Hậu, Đông Đô Quảng Hội, Võ Miếu, chùa Chuông, chùa Phố, chùa Hiến, chùa Nễ Châu, đền Mây, Phố Hiến xưa, hội ả đào. hồ bán nguyệt...
  • Di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung: (đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch, các di tích liên quan đến Triệu Việt Vương)
  • Khu di tích đình Bến ở Văn Giang thờ sứ quân Lã Đường thời 12 sứ quân.
  • Làng Nôm là ngôi làng cổ của Hưng yên thuộc xã Đại Đồng huyện Văn Lâm. Đây là ngôi làng cổ đặc trưng có vùng đồng bằng Bắc Bộ.
  • Cây Đa Sài Thị, xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu là di tích lịch sử Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Hưng Yên được thành lập.
  • Nhà tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông.
  • Cụm di tích Phù Ủng (Ân Thi) liên quan đến danh tướng Phạm Ngũ Lão, di tích Tống Trân Cúc Hoa (Phù Cừ)
  • Đền thờ bà Hoàng Thị Loan - Thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh
  • Chùa Khúc Lộng - Vĩnh Khúc, Văn Giang
  • Chùa Ông Khổng hay còn gọi là Chùa Công Luận (Công Luận 1 - TT Văn Giang). Hàng năm vào các ngày từ 4-5 âm lịch diễn ra lễ hội Vật cổ truyền.
  • Đền Bà (còn gọi là Chùa Bà) tọa lạc tại thôn Tân An, xã Nhật Quang, huyện Phù Cừ, thờ Nguyên Phi Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu triều nhà Lý, có phong cảnh đẹp và giá trị kiến trúc nghệ thuật cao,gia trị lịch sử lâu đời, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, hàng năm mở hội từ ngày 20-25/08 âm lịch)
  • Đền Vĩnh Phúc hay Đền thờ Bà Chúa Mụa (Trần Thị Ngọc Am, vợ của Chúa Trịnh Tráng hiện đền ở thôn Cộng Vũ, xã Vũ Xá huyện Kim Động. Hiện nay con cháu họ Trần Của Bà Trần Thị Ngọc Am đang thờ phụng. Bà Trần Thị Ngọc Am – Vương phí thứ hai của chúa Trịnh Tráng, sau được ban quốc tính họ Trịnh (Trịnh Thị Ngọc Am). Nhân dân địa phương quen gọi bà là bà chúa Mụa.

Du Lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Phố Hiến Bao gồm các di tích ở thành phố Hưng Yên và một phần các huyện Tiên Lữ, Kim Động. Cụm di tích này nằm bên bờ sông Hồng, nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Hưng Yên xưa và nay. Với cảnh quan đẹp, sự đa dạng của các di tích, lịch sử văn hóa Phố Hiến được hình thành bởi sự phong phú về phong tục tập quán của người Hoa, người Nhật và người Châu Âu. Phố Hiến xưa đã cổ nay lại càng nổi tiếng hơn khi nhắc đến Văn Miếu, chùa Phố, chùa Chuông, đền Trần, đền Mẫu và đền Mây. Tiêu biểu của kiến trúc đình chùa trong cụm di tích Phố Hiến có thể nhắc đến các chùa:

Chùa Hiến (thời Trần): Tại chùa có cây nhãn tổ, truyền rằng ngày xưa quả của cây nhãn này được hái để dâng Đức Phật, cúng Thần hoàng và để quan lại mang tiến vua chúa, nó cũng được xem như là biểu tượng của đất Hưng Yên.

Toàn cảnh chùa Chuông Chùa Chuông: Nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Di vật đặc biệt của chùa phải kể đến tấm bia đá cao 165 cm, rộng 110 cm dựng vào năm Tân Mão, được trang trí hình rồng chầu mặt trời.

Đền Mẫu: Được coi là một danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến, trước đền là hồ Bán Nguyệt cây xanh râm mát, một bên là phố Nguyệt Hồ, một bên là đê Đại Hà không gian thoáng đãng, nó nổi tiếng bởi có cây sanh, si, đa cổ thụ có tuổi thọ ngót 800 năm ở phía trước cửa đền, nơi đây hàng năm thu hút hàng vạn khách tới thăm. user posted image

Văn Miếu Xích Đằng Văn Miếu: Là Văn Miếu hàng tỉnh và còn gọi là Văn Miếu Xích Đằng, toạ trên một khu đất cao, rộng gần 4000m2 thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn. Hiện vật quý nhất của Văn Miếu là 9 tấm bia có ghi danh các nhà khoa bảng. Văn Miếu là di tích minh chứng cho truyền thồng hiếu học của người Hưng Yên.

Trải qua những thăng trầm, biến đổi, Phố Hiến xưa chỉ còn lại trong lưu truyền và một số những di tích. Nếu Phố Hiến được đầu tư, tôn tạo thì nơi đây sẽ trở thành khu du lịch văn hóa lịch sử có sức cuốn hút mạnh mẽ trong và ngoài nước theo các tour du lịch cả bằng đường bộ, đường thủy để tham quan, dự lễ hội và nghiên cứu...

Cụm di tích Đa Hòa - Dạ Trạch, Hàm Tử - Bãi Sậy

Phần lớn các điểm du lịch khu vực này nằm cạnh sông Hồng, có cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành.. Gắn liền với cụm di tích này là truyền thuyết và lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung đã được nhà nước xếp hạng, là một trong những di tích lịch sử văn hóa quan trọng quốc gia. Từ đây khách du lịch có thể thăm cảnh quan sinh thái đồng quê - bãi sông Hồng, làng vườn, làng nghề gốm sứ Xuân Quan.

Cụm di tích Hải Thượng Lãn Ông - Phố Nối

Điển hình của cụm này là khu di tích đại danh y Lê Hữu Trác và nhiều chùa đình có kiến trúc độc đáo như chùa Lãng (chùa Lạng) thôn Như Lãng, Minh Hải, Văn Lâm; chùa Thái Lạc ở thôn Thái Lạc, Lạc Hồng, huyện Văn Lâm; đền thờ danh tướng Lý Thường Kiệt thuộc huyện Yên Mỹ; đền Ủng huyện Ân Thi; đình Đa Ngưu huyện Văn Giang và khu tưởng niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.

Đây là cụm di tích nằm kề cận với Thủ đô Hà Nội, trên đường quốc lộ 5, nối trung tâm du lịch Hà Nội - Phố Nối - Hải Phòng - Quảng Ninh. Ngoài các sản phẩm du lịch chính của cụm này, tham quan các đình, chùa khách còn được tham quan làng nghề đúc đồng, chạm bạc, cây dược liệu, tương Bần...

Đền Ủng

Đền Ủng tại làng Phù Ủng, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão. Ông là một danh tướng của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, có công lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông, chống giặc phương Nam và Ai Lao.

Đền được xây dựng trên nền nhà cũ của gia đình ông. Đáng tiếc ngôi đền đã bị thực dân Pháp phá hoại năm 1948, chỉ còn lại dấu vết nền móng xưa và hai cột đồng trụ ở hai bên. Từ năm 1990, phục hồi lại ngôi đền, kiến trúc gồm năm gian tiền bái, ba gian hậu cung.

Trong quần thể di tích có lăng Phạm Tiên Công (thân sinh Phạm Ngũ Lão), đền Nhũ Mẫu (mẹ nuôi Phạm Ngũ Lão), đền Tĩnh Huệ công chúa (con gái Phạm Ngũ Lão), kiến trúc thời Nguyễn. Ngoài ra còn có lăng Vũ Hồng Lượng (quan dưới triều Lê), kiến trúc nghệ thuật điêu khắc đá thời Hậu Lê (thế kỷ 17).

Các lễ hội truyền thống

Là một tỉnh đồng bằng gắn liền với nền văn minh lúa nước, Hưng Yên có nhiều lễ hội phản ảnh khá rõ nét con người, truyền thống, phong tục mà thông qua đó bày tỏ lời cảm ơn của mình đối với trời đất, thần nước và cầu mong có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cảm ơn những người có công đức, tưởng nhớ tới các vị anh hùng. Nét độc đáo của nhiều lễ hội truyền thống ở Hưng Yên là các lễ rước thường gắn liền với sông Hồng như lễ hội Đền Mẫu, Đền Dạ Trạch, Đền Đa Hòa...

Lễ hội đền Hóa Dạ Trạch

Lễ hội diễn ra vào ngày 10/2 đến ngày 12/2 âm lịch. Hành trình của đám rước: Bắt đầu đi từ cửa đền Hóa Dạ Trạch đến bờ sông bến Vĩnh, lấy nước giữa dòng, xong quay lại đền. Trong lễ hội còn có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: Chọi gà, đấu vật, đu bay, bịt mắt bắt dê, cầu kiều, đập liêu... Cùng với các loại hình nghệ thuật cổ truyền như: Ca trù, Ả đào, Hát giao duyên/ Hát đối, Hát văn, Quan họ, đội múa rồng, múa lân..

Hội đền Ủng:

Lễ hội truyền thống đền Phù Ủng đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân xã Phù Ủng (Ân Thi) nói riêng và của người dân xứ nhãn lồng nói chung. Qua bao thăng trầm của lịch sử, đền thờ đã được nhân dân huyện nhà và khách thập phương gìn giữ, tu bổ. Năm 1988, đền Phù Ủng thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Lễ hội truyền thống đền Phù Ủng hàng năm được tổ chức trang trọng, được nhân dân hết sức ngưỡng mộ. Năm 2013, lễ hội được tổ chức để tưởng niệm 738 năm ngày Tướng quân Phạm Ngũ Lão ra quân đánh giặc giữ nước.(http://baohungyen.vn/dat-va-nguoi-xu-nhan/201302/Le-hoi-den-Phu-ung-172065/)

Đặc sản Hưng Yên có những đặc sản nổi tiếng như: Nhãn lồng Phố Hiến, gà Đông Tảo (Đông Cảo) (Đông Tảo-Khoái Châu), sen Nễ Châu, tương Bần, bún thang Thế Kỷ (thành phố Hưng Yên), Bánh Cuốn Nóng làng Sài Thị (Thuần Hưng, Khoái Châu), ếch om Phượng Tường (Tiên Lữ), bánh dày làng Gàu (Cửu Cao - Văn Giang), chả gà Tiểu Quan; Điểm trung tâm của đồng bằng sông Hồng là ở Hưng Yên

  • -Chả gà Tiểu quan (thuộc huyện Khoái châu) là món ăn rất đặc biệt có từ lâu đời,tuy nhiên từ sau Cải cách ruộng đất,tình hình xã hội biến đổi,kinh tế khó khăn triền miên nên món này gần như đã thất truyền,hơn 60 năm nay hầu như không mấy ai còn để ý nữa.
Bình tuyển nhãn lồng tỉnh Hưng Yên năm 2013

Ông Nguyễn Văn Oanh- Trưởng phòng Kinh Tế TP Hưng Yên tại buổi bình tuyển nhãn năm 2013(ảnh bên dưới)

Gian hàng giới thiệu nhãn lồng Phố Hiến - TP Hưng Yên tại TP Huế tháng 8/2014 Tập tin:Gian hàng giới thiệu nhãn lồng Phố Hiến - TP Hưng Yên tại TP Huế .jpg

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]


Việt Nam Các đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Hưng Yên, Việt Nam
Thành phố (1): Hưng Yên
Huyện (9): Ân Thi | Khoái Châu | Kim Động | Mỹ Hào | Phù Cừ | Tiên Lữ | Văn Giang | Văn Lâm | Yên Mỹ


  1. ^ a ă “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 29 tháng 11 năm 2013. 
  2. ^ Đào Duy Anh. Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời. Huế: Thuận Hóa, 1995.
  3. ^ Quyết định 58-CP năm 1977 về việc hợp nhất một số huyện thuộc tỉnh Hải Hưng do Hội đồng Chính phủ ban hành
  4. ^ Quyết định 70-CP năm 1979 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Hải Hưng do Hội đồng Chính phủ ban hành
  5. ^ Nghị định 05-CP năm 1996 về việc chia các huyện Tứ Lộc, Ninh Thanh, Kim Thi thuộc tỉnh Hải Hưng
  6. ^ Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành
  7. ^ Nghị định 17-CP năm 1997 về việc chia huyện Phù Tiên, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thị xã Hưng Yên và huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên
  8. ^ Nghị định 60/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Mỹ Văn và Châu Giang, tỉnh Hưng Yên
  9. ^ Nghị định 04/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh Hưng Yên
  10. ^ a ă â Sở Văn hóa thông tin Hưng Yên. Hưng Yên 170 năm. Hưng Yên, 2001.
  11. ^ Sở Văn hóa thông tin Hưng Yên. Hưng Yên 170 năm. Hưng Yên, 2001
  12. ^ Sở Văn hóa thông tin Hưng Yên. Danh nhân Hưng Yên, Hưng Yên, 2001.