Nguyễn Khoa Chiêm và bản sắc phong quý hiếm

Tại Hiệp tự Từ đường làng An Cựu 145- đường Hùng Vương (phường Phú Hội, TP Huế), còn lưu giữ nhiều đạo sắc quý, trong đó có một đạo sắc phong vua Khải Định phong cho Bảng Trung Hầu Nguyễn Khoa Chiêm (1659- 1736).

Lăng thờ ba vua triều Nguyễn đang bị lãng quên

Cập nhật  14:31 22/07/14

Gần hơn những lăng tẩm khác, An Lăng cách trung tâm TP Huế chưa đầy 2km, nhưng sau hơn một trăm năm tồn tại, nó lại đang bị xâm hại nặng nề và rơi vào quên lãng.


Những bức tường có thể sập bất cứ lúc nào.

Điện thờ ba vị vua

An Lăng (lăng Dục Đức) - thuộc phường An Cựu, TP Huế, được vua Thành Thái xây dựng năm 1889 làm nơi chôn cất, thờ cúng vua cha Dục Đức, sau này cũng là điện thờ hai vị vua yêu nước Thành Thái và Duy Tân.

An Lăng gồm hai khu vực: Khu lăng mộ và khu tẩm mộ đặt song song với nhau, cả hai đều có tường thành bao bọc. An Lăng còn có 42 tẩm mộ của các ông hoàng bà chúa cùng với 121 ngôi mộ đất của dòng họ Nguyễn Phước (họ vua). Lăng quay về phía Tây Bắc, lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai sau lưng làm hậu chẩm và dòng khe Mụ Niệm chảy vòng qua trước mặt làm minh đường tụ thủy.

Điện Long Ân ở trung tâm khu vực tẩm là một công trình được xây cất theo khuôn mẫu của các ngôi điện có ở Huế. Bên trong hiện có ba án thờ thờ bài vị của ba vị vua: Dục Đức và vợ (ở giữa), Thành Thái (bên trái) và Duy Tân (bên phải).

So với những lăng tẩm khác, An Lăng có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn nhưng vẫn giữ được những nét đặc sắc với lối kết cấu "chồng rường giả thủ", trang trí mặt hổ phù rất tinh xảo. Đây là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật trong hệ thống công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn ở Huế.

Năm 1995, An Lăng đã được Nhà nước công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia. Nhưng đến với An Lăng ngày nay phải chứng kiến những thực trạng xuống cấp trầm trọng rất đáng buồn của khu di tích.


Cảnh hoang tàn đổ nát ở tẩm mộ vua Dục Đức.

Nguy cơ trở thành… phế tích

Chịu ảnh hưởng của chiến tranh, thời gian và thiên tai, hiện An Lăng đang có dấu hiệu xuống cấp rất nặng nề. Ở khu vực chính điện Long Ân, nhiều mảnh tường bị rạn nứt, cỏ dại mọc um tùm trên những bờ tường mốc rêu. Nhiều chỗ còn dùng để làm vườn ươm, những đống gạch vụn của những đoạn tường bị đổ cũng đã mang màu thời gian. Cứ vào mùa lụt hằng năm, nước ứ đọng dâng lên khiến chân lăng ngập chìm trong nước nhưng vẫn không có bờ kè nào được xây dựng.

Cổng vào duy nhất của An Lăng bây giờ nằm tại số 8 Duy Tân, TP Huế nhưng cũng chỉ dẫn đến điện thờ Long Ân, còn cửa dẫn ra khu tẩm mộ đã bị khóa lại. Chúng tôi phải vòng qua con đường đất nhỏ ngoằn ngoèo cách đó chừng 50m do người dân tự tạo mới đến được khu tẩm mộ nơi chôn cất vua Dục Đức, ở đây còn nhiều điều còn đáng cảnh báo hơn. Nhiều đoạn tường thành sập xuống đã bị người dân chiếm dụng cất dựng nhà ở. Sát đó có bốn căn nhà mái tôn tạm bợ của người dân dù đã có kế hoạch chuyển đi nhưng đến nay vẫn