Tìm kiếm  Tìm kiếm nâng cao
Ngày 07/11/2016 08:40 PM
Ấn phẩm sách
10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc và tôn giáo – Một số lý luận và thực tiễn
Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo hiện nay
Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền
Các tôn giáo trên thế giới
Thăm dò ý kiến
Bạn theo đạo nào ?















Chọn    Xem KQ
Chuyện về những “Bà Chúa Kho”

Hình tượng Bà Chúa Kho rất độc đáo trong hệ thống các thần linh của tín ngưỡng người Việt. Việc suy tôn Bà Chúa Kho có sự hội tụ của truyền thống sùng bái nữ thần và sự tôn vinh người anh hùng văn hóa có công mở mang một vùng đất, gây dựng cộng đồng, hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Trong lịch sử nước ta, có ba bà được phong Phước Thần là “Bà Chúa Kho” ở các giai đoạn lịch sử của dân tộc.

“Bà Chúa Kho” ở Nam Định

 Giám thương công chúa được thờ phụng tại đền Bản Tỉnh toạ lạc ở phía bắc Vọng lâu Cột Cờ thành Nam Định. Chuyện kể rằng, vào đời vua Tự Đức (1848-1883), quan Vệ uý coi kho thành Nam Định có người con gái tên là Bạch Hoa, giỏi võ nghệ, nhưng không chịu lấy chồng. Năm 1872, thực dân Pháp kiếm cớ đưa chiến thuyền ra Bắc, theo sông Hồng lên Vân Nam, nhưng kỳ thực để đánh Bắc Kỳ. Quan Vệ uý giao việc coi kho cho Bạch Hoa, để mình cùng quan binh trong tỉnh Nam Định chuẩn bị cho việc bảo vệ thành. Tháng 12-1873, quân xâm lược Pháp đánh thành Nam Định, Quan Vệ uý cùng quân sĩ chiến đấu bảo vệ Cột Cờ. Thế giặc mạnh, tình thế quân ta trở nên nguy ngập. Nàng Bạch Hoa cũng tham gia giữ thành và chia quân một nửa ở lại giữ kho lương, nửa kia cùng nàng tiến đến Cột Cờ trợ chiến. Trong trận chiến này, nàng Bạch Hoa đã tử trận dưới chân Cột Cờ. Hoà ước ký vào 3-1874, quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kỳ. Triều đình nhà Nguyễn xét công, phong tặng những người tiết nghĩa. Vua Tự Đức đã phong Bạch Hoa là công chúa coi kho Anh phong tiết liệt và xuống chiếu cho xây miếu thờ ở chân Cột Cờ, nơi bà đã hy sinh vì nước.

 

“Bà Chúa Kho” ở Giảng Võ

 

Ở đình Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội đã thờ Giám chưởng Quốc khố Công chúa. Bà tên là Lý Châu Nương, người phường Võ Trại (nay là Giảng Võ). Thời nhỏ, được cha mẹ cho theo học ông thầy họ Ngô ở phường Bích Câu, 16 tuổi đã tinh thông võ nghệ, năm 22 tuổi bà lấy chồng là Trần Thái Bảo đang làm quan Đốc bộ Hoan Châu. Đời vua Trần Nhân Tông, giặc Nguyên xâm lược nước ta, ông Trần Thái Bảo đem quân cự giặc, bà Lý Châu Nương tự nguyện đứng ra chỉ huy quân sĩ bảo vệ kho tàng cho chồng an tâm kháng chiến. Sau khi chiến thắng, vua Nhân Tông khen ngợi vợ chồng Trần Thái Bảo, hạ chiếu triệu họ về triều, phong Trần Thái Bảo làm Quản lĩnh đạo quân bảo vệ Hoàng thành và đặc cách cho bà coi kho phủ Phụng Thiên. Mấy năm sau quân Nguyên lại sang xâm lược. Trần Thái Bảo chỉ huy quân sĩ chặn hậu cho cuộc rút lui chiến lược của triều đình. Lý Châu Nương chỉ huy quân binh chuyển kho, cất giấu của cải. Sau đó, được tin chồng tử trận ở Thao Giang ngày 12 tháng 7, bà đã lấy khăn hồng che mặt và hoá. Tương truyền khi ấy có tiếng nổ vang như sấm, sau đó chỉ còn lại chiếc khăn hồng và đôi hài phượng… Khi dẹp song quân Nguyên, vua Trần truy tặng Lý Châu Nương làm Giám chưởng Quốc khố Công chúa và được lập đền thờ ở Võ Trại, nay là đình Giảng Võ, đã được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích lịch sử tháng 7-1994.

 

Và “Bà Chúa Kho” ở Bắc Ninh

 

Còn chắc hẳn ai cũng biết đến Đền Bà Chúa Kho, là di tích lịch sử đã được Nhà nước công nhận. Đền Bà Chúa được xây dựng trên lưng chừng ngọn núi Kho tại Cổ Mễ, xã Vũ Ninh (Bắc Ninh). Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cổ Mễ (gồm đình-chùa-đền), mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương đến tham quan và bày tỏ tín ngưỡng. Tương truyền, Bà vừa là một nhân vật huyền thoại, vừa là một nhân vật lịch sử. Người phụ nữ này xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm, có nhan sắc và đảm đang, bà được vua Lý chọn làm vợ. Trở thành cung phi, bà xin vua cho khai khẩn ruộng đồng quê mình, biến nơi đây trở thành một vùng trù phú, dân chúng ấm no. Khi cuộc kháng chiến chống quân Tống xảy ra, bà đã đảm nhận trông coi kho lương thực của triều đình và đã mất trong cuộc chiến này vào ngày 12 tháng giêng âm lịch năm Đinh Tỵ (1077). Tưởng nhớ công lao của bà, nhà vua đã phong cho là Phúc Thần và cho dựng đền thờ Bà ngay tại kho lương thực cũ của triều đình. Theo văn bia để lại, đền vốn là nơi đặt kho lương thực của quân nhà Lý ở bờ Nam chiến tuyến Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1076). Tên gọi Bà Chúa Kho bắt nguồn từ đó. Hằng năm, vào độ trước rằm tháng giêng và cuối năm, đền Bà Chúa Kho lại đón hàng vạn khách thập phương đến cầu tài cầu lộc, mong công việc làm ăn thuận buồm, xuôi gió. Về mặt kiến trúc, Đền Bà Chúa kho không có gì đặc biệt, chủ yếu được xây dựng lại vào những năm 1990, song sự phong phú về tín nguỡng và đồ lễ thì hiếm nơi nào sánh được. Mặc dù tiền vay-tiền trả đều chỉ là vàng mã, tức là chỉ mang tính ước lệ, nhưng giá của những thứ đó có thể lên đến hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng. Theo quan sát từ thực tế, hệ thống đồ lễ có hẳn một thang bậc quy tắc: vàng đỏ cho đức thánh Trần, vàng xanh cho ban Chúa, cành vàng lá ngọc bằng giấy trang kim dâng lên Mẫu, đôi ngựa hầu bằng giấy phất nan tre cúng vào ban Quan Tam phủ... Tất cả được thiêu thành tro để gửi về nơi các thánh thần trú ngụ. Còn các lễ mặn như thịt lợn, thịt gà; các lễ chay như xôi, oản, hoa quả… sau khi lễ xong được chia cho mọi người đem về thụ hưởng coi như lộc Bà Chúa Kho ban. Người ta quan niệm rằng, càng có đồ lễ hậu hĩnh để vừa làm đẹp lòng thần thánh, vừa mong có lợi nhuận thực tế tương xứng với mức chi phí đã bỏ ra. Do kỳ vọng như vậy, nên đầu năm đi “vay”, dứt khoát cuối năm dù bận đến mấy cũng phải cố đI “trả” nợ Bà Chúa Kho. Hành động “vay”-“trả” tượng trưng này thể hiện cảm quan duy tâm vốn phổ biến trong việc làm ăn kinh doanh của người Việt, cũng như doanh nhân Á Đông. Đi lễ đền Bà Chúa kho đem đến cho giới kinh doanh một tâm thế an tâm, tự tin để khởi sự công việc trong năm được hanh thông vì có thần linh phù hộ. Mặt khác, nguyên tắc đã “vay” thì có “trả” được những người đi lễ ý thức như một thứ cam kết tâm linh, khiến họ phải không ngừng cố gắng vươn lên làm ăn để giữ “chữ tín” với Bà Chúa. Với hành động tín ngưỡng này, tâm linh và thế tục đã có sự hoà quyện.

 

Trong làn khói hương nghi ngút, người đi đền chùa cầu an, cầu phúc, cầu lộc… đã đặt niềm tin đức thánh thần sẽ nhập vào lời nguyện của mình. Song, hẳn sẽ có không ít người thắc mắc, với hàng triệu lời cầu khấn, làm sao các Bà Chúa Kho có thể ‘lắng nghe” và “thấu hiểu” cho hết và bảo trợ được từng ấy sinh mệnh ở trên đời? Nhưng, niềm tin ấy của con người lại là sức mạnh thần kỳ để giúp họ vượt lên những khó khăn trong cuộc sống.

Hữu Mai

Chuyện về những “Bà Chúa Kho”“Bà Chúa Kho” ở Nam Định   Giám thương công chúa được thờ phụng tại đền Bản Tỉnh toạ lạc ở phía bắc Vọng lâu Cột Cờ thành Nam Định. Chuyện kể rằng, vào đời vua Tự Đức (1848-1883), quan Vệ uý coi kho thành Nam Định có người con gái tên là Bạch Hoa,
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz        Quay lại   Gửi đi   In trang này   Về đầu trang
Cúng Tất Niên
Gia đình với tâm tình tôn giáo khi tết đến, xuân về
Ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán
Ngày tết của các dân tộc ở Việt Nam
Cách ăn tết của người đạo Cao đài
Tết Nguyên đán ở Việt Nam
Văn hóa tết
Phong tục ngày Tết: lễ chùa, đình, đền
Bông sen Việt trên xứ tuyết
Tết Nguyên đán và lịch Phật liên hệ với nhau như thế nào?
Video
Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa đồng bào Khmer
Các tổ chức tôn giáo với giáo dục mầm non
Công giáo tham gia dạy nghề
Hình ảnh
Chùa Trấn Quốc nằm trong Top những ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Giáo xứ Ba Giồng tỉnh Tiền Giang bế mạc tháng Mân Côi
Lạc lối trong không gian xanh huyền bí của lăng mộ Hồi giáo
Audio
Các tôn giáo tham gia hoạt động giáo dục, y tế và từ thiện xã hội
Phỏng vấn ông Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ về chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và vai trò, đóng góp của các tôn giáo đối với xã hội.
Phỏng vấn HT. Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội về công tác Phật sự của Phật giáo Thủ đô


BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

Đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa,Q. Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 043 8 248 673 . Fax: 08041313
Email: bantongiaocp@chinhphu.vn



Người chịu trách nhiệm chính: Ông Dương Ngọc Tấn 
Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ
Email:  ttttbantongiao@chinhphu.vn