![]() |
|
![]() |
daily menu » rate the banner | guess the city | one on one • forums map | privacy policy | DMCA | news magazine |
![]() |
#2501 |
Registered User
Join Date: Jul 2012
Location: Thanh Hóa City
Posts: 222
Likes (Received): 150
|
em nó đây :
![]() ![]() ![]()
__________________
rao vặt thanh hóa, rao vat thanh hoa, tuyển dụng thanh hóa, việc làm thanh hóa , viec lam thanh hoa, thanh hoa online, bao cao su thanh hoa Last edited by cuongbao36; August 9th, 2014 at 07:54 AM. |
![]() |
![]() |
Sponsored Links | |||
|
![]() |
#2502 |
******
Join Date: Nov 2013
Posts: 1,572
Likes (Received): 306
|
Dấu xưa huyền bí ở một vùng khảo cổ (09/08/2014)
Những câu chuyện bí ẩn về "cồn vỏ hến”, khu lăng mộ Bà Chúa với những pho tượng giữa đồi hoang, ba cặp rồng đá được xem là dấu tích của Hành cung nhà Trịnh xưa… được phát hiện tại vùng Đa Bút (xã Vĩnh Tân, Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang được xem là những chứng tích lịch sử quan trọng cần được quan tâm, bảo vệ. ![]() Bí ẩn "cồn vỏ hến” Từ QL 217, qua cánh đồng chiêm trũng chúng tôi đến khu Đa Bút một ngày mát mẻ. Cùng đi là Trưởng ban văn hoá xã Vĩnh Tân Phạm Trọng Đức. Sau một hồi cuốc bộ, anh chỉ tay xuống khu vực gần đó rồi nói: "Nơi đây thuộc vùng di chỉ khảo cổ Cồn Hến, do tác động của thời gian và không được đầu tư trùng tu bảo vệ nên khu di chỉ không còn nguyên trạng như xưa. Khu di chỉ khảo cổ học Đa Bút được phát hiện đầu tiên vào năm 1926, kết quả khai quật lần đầu phát hiện sự tồn tại của "cồn vỏ hến” với địa tầng sâu 16m, cùng nhiều những vật liệu như: rùi đá, bàn nghền, cuốc đá, chày, đồ gốm…minh chứng rõ niên đại đá mới của di tích”. Cũng theo anh Đức, cho tới bây giờ vẫn chưa có một lý giải chuẩn định nào về sự xuất hiện kỳ lạ của "cồn vỏ hến”. Có người cho rằng, người dân thời kỳ đồ đá ngụ cư bên dòng sông Mã, xuống sông cào hến về ăn rồi đổ ra đó, lâu năm thì tạo thành cồn hến đến ngày nay. Một lý giải khác khẳng định nơi đây xưa là vùng nước mênh mông, trải qua nhiều thế kỷ thì địa tầng được nâng lên, Cồn Hến là do sóng nước đẩy dồn mà thành. Song, lý giải này cũng có nhiều người phản bác vì địa tầng nơi đây rất cao, khu di chỉ thuộc xã vùng cao 135 với nhiều đồi núi, thì nước ở đâu mà dồn lên? Trong khi đó, lão làng Hà Đức Thiệu (75 tuổi) cũng khẳng định: " Cồn hến nằm ở ven sông dài tới 50m, rộng 32m, dày 15 đến 16m, ngày nay đã không còn nguyên vẹn như xưa, mặc dù đã có nhiều đoàn khoa học khi về khảo sát, khai quật nhưng cũng không đưa ra được lý giải cuối cùng nào. Tất cả các dẫn giải, tương truyền miệng trong dân gian tới nay vẫn vẫn chỉ là suy đoán, nhận định”. ![]() Khu lăng mộ và dấu tích Hành cung xưa Cùng nằm trong quần thể di tích khảo cổ Đa Bút, cách khu "cồn vỏ hến” không xa, trưởng ban văn hoá Phạm Trọng Đức cùng cụ Thiệu dẫn chúng tôi đến khu lăng mộ bà chúa (thờ Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diệm)- Khu di tích được công nhận Di tích cấp tỉnh với câu chuyện ly kỳ xoay quanh khu lăng mộ. Cụ Thiệu cho biết, khu lăng mộ bà Chúa - tức khu lăng mộ Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diệm, một trong những nữ phi được suy tôn là bậc Thánh Mẫu, khi bà mất nơi an nghỉ cuối cùng của bà được chọn là khu vực núi Mông Cù (ngọn núi cao nhất trong các dãy núi nơi đây). Để tránh kẻ gian ác, tiểu nhân, khu lăng mộ của bà được bí mật lập ở 3 nơi khác nhau trên núi. Tuy nhiên, thời điểm năm 1998, có một số người từ những địa phương khác đến cùng với một, hai người làng sau khi nắm bắt được một cuốn gia phả cổ có dấu tích xác định được Khu mộ Bà Chúa nằm lưng chừng núi Mông Cù, có nhiều vàng bạc châu báu, chúng đã bàn tính và tiến hành đào trộm lúc về đêm. Kể tiếp câu chuyện của hơn 16 năm về trước, cụ Thiệu không khỏi xót xa: Sáng hôm sau khi bị đào trộm, người dân đã báo cáo lên chính quyền địa phương, lên huyện, rồi bất bình kéo nhau lên núi để bảo vệ những gì còn lại của lăng mộ. Lúc ấy, ông cũng như nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi được chứng kiến tận mắt thi hài của bà vẫn còn nguyên thịt da, tóc đen cùng cả ngàn tấm vải vóc, lụa là được chất xếp ngay ngắn; loại gỗ được dùng để làm quan tài là Gù Hương (loại gỗ rất quý, hiếm, có hương thơm), dày hơn 10cm, bên trong có mạ vàng, bên ngoài được sơn son, hoa văn thiếp vàng, và một lọ đựng thuốc (xác định là loại thuốc ướp). Lúc này, thi hài của bà Chúa còn nguyên vẹn, thịt da hồng hào, sau đó không khí vào thì dần bị teo lại; những kẻ đào trộm đã lấy đi cánh tay trái của bà… Nói thêm về khu mộ Bà Chúa, sau khi bị đào trộm dân làng đã đóng góp tiền của cùng các cấp, ngành chức năng đầu tư kinh phí tôn tạo và trùng tu lại tại ngay vị trí cũ. Chiếc quan tài bị đào trộm được mang về khu Đền thờ bà, tạo điều kiện cho người dân trong làng dâng hương, bái lễ những ngày rằm, ngày lễ trong năm để tỏ lòng thành. Tại đây, hiện vẫn còn 12 pho tượng đá, nhiều người cho rằng đấy là những người đã trực tiếp xây dựng khu lăng mộ cho bà, sau khi hoàn thành để giữ bí mật cho lăng mộ đều phải chết; còn theo tài liệu của Sở VHTT Thanh Hoá bấy giờ thì đây là 12 pho tượng vũ sĩ, chia thành hai hàng bảo vệ, nhìn từ 4 phía đều có có một bố cục khác nhau. Cách đền Thánh Mẫu không xa là khu vực được cho là Hành cung nhà Trịnh xưa, xây dựng trên một khu đồi thoải nhưng bằng phẳng nằm ngay dưới chân núi Mông Cù. Ở đây còn lại vết tích của nền móng xưa với nhiều loại vật liệu cổ như gạch kích thước lớn, ngói mũi hài to bản…hiện vẫn chưa được khai quật. Điều đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ quần thể 6 con rồng đá xanh với kiến trúc được đánh giá là tinh xảo nhất còn lại cho tới bây giờ. Với những giá trị về mặt lịch sử, khảo cổ, kiến trúc trên, theo bà Đỗ Thị Loan- Phó trưởng phòng Văn hoá huyện Vĩnh Lộc, khu di chỉ khảo cổ hiện vẫn chưa được công nhận là khu di tích; đối với khu đền Bà Chúa và khu Hành cung nhà Trịnh đã được cấp nhận là di tích cấp tỉnh, được xem là một trong những di tích trọng điểm của huyện và nằm trong chiến lược phát triển du lịch thuộc vùng phụ cận di sản thế giới Thành Nhà Hồ. Sở dĩ khu di tích đền Bà Chúa, khu Hành cung nhà Trịnh còn chưa được chú trọng trùng tu, tôn tạo là bởi nguồn kinh phí hạn hẹp, mỗi năm chỉ được 1 đến 2 khu di tích được trùng tu với số tiền hoạt động 100 đến 150 triệu/ năm/ di tích (tuỳ vào mức độ xuống cấp của từng di tích). |
![]() |
![]() |
![]() |
#2503 |
******
Join Date: Nov 2013
Posts: 1,572
Likes (Received): 306
|
Cây ổi cười ở Khu di tích Lam Kinh – Thanh Hóa
Khu di tích lịch sử Lam Kinh thuộc địa phận hai huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc (Thanh Hóa), cách thành phố Thanh Hóa khoảng 50 km về hướng tây đang được tỉnh Thanh Hóa quy hoạch là 1 trong 4 điểm nhấn du lịch của tỉnh để thu hút khách trong Năm du lịch Quốc gia 2015- Thanh Hóa. Đây là quê hương và cũng là nơi an nghỉ của vị anh hùng Lê Lợi cùng các vị vua, vương hậu thời Hậu Lê. Tuy nhiên, điểm khiến nhiều du khách tò mò đến khu di tích Lam Kinh là những tích chuyện huyền bí về cây ổi cười ngay bên mộ vua Lê Thái Tổ và cây lim vài trăm năm tuổi “hiến thân” cho trùng tu chính điện. Sau nhiều thăng trầm của lịch sử dân tộc, khu phế tích Lam Kinh ngày nay được tôn tạo, tu bổ và trở thành di tích quốc gia đặc biệt. Du khách khi đến Lam Kinh sẽ được giới thiệu tóm tắt trên sa bàn về quy mô Khu di tích rộng trên 30ha gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên Thành điện Lam Kinh với cửa Ngọ Môn có nhiều bức điêu khắc, chạm trổ tinh vi thể hiện uy quyền. Căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mô các công trình kiến trúc toàn khu cung điện, các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ đã đi đến đoán định, Ngọ môn thành điện Lam Kinh là một công trình kiến trúc khá quy mô. Chính điện Lam Kinh đang được đầu tư và sẽ hoàn thành vào năm 2015, đúng dịp Thanh Hóa đăng cai Năm du lịch Quốc gia 2015. Khi có quyết định dựng lại chính điện Lam Kinh vào năm 2010, cây lim cổ thụ cao nhất nhì rừng Lam Kinh, khoảng 600 năm tuổi đang xanh tươi bất ngờ trút hết lá. Đến khoảng nửa năm sau, khi cây chết cũng là lúc thiết kế thi công vừa hoàn thành. Người dân cho rằng, cây lim sinh ra là để xả thân làm nghĩa vụ phỏng dựng lại cung điện cho hậu thế. Cây lim được dựng vừa khít một trong những trụ cột nơi chính điện. Điện thờ các đời vua Lê Rất nhiều đoàn khách về thắp hương và nghe kể những tích chuyện xung quanh khu di tích lịch sử này Một trong những tích chuyện khá thu hút khách là cây ổi cười. Theo đó, chỉ cần sờ nhẹ lên thân cây, những đầu lá ổi rung lên bần bật, nếu nắm tay vào cành và nhắm mắt một lúc sẽ có cảm giác lâng lâng. Nhiều du khách rất muốn trải nghiệm cảm giác này. Theo thuyết minh viên tại Khu di tích, sự việc này cũng do một du khách phát hiện cách đây 10 năm. Điểm nổi bật tại Khu di tích Lam Kinh chính là bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97m; rộng 1,94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3,46m; rộng 1,9m; cao 0,94m kể cả đế. Nội dung văn bia cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ. |
![]() |
![]() |
![]() |
#2504 |
******
Join Date: Nov 2013
Posts: 1,572
Likes (Received): 306
|
Đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Nguyệt Viên và cầu vượt đường sắt thuộc Dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A
Hiện nay, các đơn vị thi công đang huy động tối đa nhân lực, thiết bị xe máy để thi công cầu Nguyệt Viên và cầu vượt đường sắt thuộc Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A, phấn đấu hoàn thành công trình đúng thời hạn. Công trình cầu Nguyệt Viên Cầu Nguyệt Viên bắc qua Sông Mã, thuộc địa phận TP Thanh Hóa. Cầu có chiều dài hơn 1 km, rộng 20,5 m, gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, do liên danh Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 và Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 – Bộ giao thông vận tải trúng thầu thi công. Để đảm bảo tiến độ hợp long cầu vào tháng 10 và thông xe kỹ thuật vào 31/ 12/ 2014, các đơn vị thi công đã huy động khối lượng lớn thiết bị xe máy và gần 500 nhân công, làm việc liên tục 3 ca trong ngày. Đến thời điểm này, tổng khối lượng giá trị xây lắp công trình cầu Nguyệt Viên đạt 75%. Tuy nhiên, theo các đơn vị thi công, việc giải ngân chưa đáp ứng kịp thời so yêu cầu thực tế. Ông Lê Quang Hòa - Giám đốc ban điều hành Cienco 1 cho biết: Hiện nay tiến độ giải ngân chậm hơn so với khối lượng thực tế, đơn vị có yêu cầu với sở và tỉnh có tác động đến cơ quan chuyên môn để có nguồn vốn kịp thời để đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Công trình cầu vượt đường sắt quốc lộ 1A tại địa phận xã Hoằng Qùy huyện Hoằng Hóa Cùng với cầu Nguyệt Viên, cầu vượt đường sắt, vượt quốc lộ 1a, tại địa phận xã Hoằng Qùy huyện Hoằng Hóa, là công trình có qui mô lớn với chiều dài gần 350 m, rộng 20,5 m , gồm 11 mố, trụ và 10 nhịp dầm. Theo ban quản lý công trình: Tính chất phức tạp của việc thi công cầu vượt đường sắt là: vừa triển khai thi công, vừa phải đảm bảo lưu thông vận tải cả trên tuyến quốc lộ 1a và tuyến đường sắt Bắc – Nam. Trong khi đó mật độ giao thông trên cả 2 tuyến là rất lớn và do phải thay đổi thiết kế, nên thời gian triển khai thi công công trình chậm 3 tháng so với kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên với sự nỗ lực của các đơn vị thi công, đến thời điểm này, công trình cầu vượt đường sắt vẫn đạt giá trị khối lượng thực hiện trên 65%. Ông Vương Toàn Tuấn - Phó giám đốc ban điều hành Cienco1, phụ trách thi công cầu vượt đường sắt khẳng định: hiện nay giải pháp của đơn vị đặt ra là tổ chức thi công song song nhiều mũi, như vậy sẽ huy động được tối đa các phương tiện và nhân lực, đảm bảo thi công đồng thời các hạng mục kết cấu. Mặc dù yêu cầu thời gian hoàn thành công trình còn lại không nhiều, nhưng đơn vị sẽ quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Các đơn vị thi công cho rằng: có được kết quả khối lượng công trình tính đến thời điểm hiện tại, là nhờ có sự hỗ trợ tích cực của tỉnh Thanh Hóa, của các địa phương liên quan trong việc giải phóng mặt bằng kịp thời và có sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của Sở giao thông vận tải Thanh Hóa, của các đơn vị tư vấn để giải quyết các vấn đề phát sinh ngay trên công trường./. |
![]() |
![]() |
![]() |
#2505 |
******
Join Date: Nov 2013
Posts: 1,572
Likes (Received): 306
|
Liên hoan Văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV: Sẽ hướng về biển, đảo và biên giới
Tổ chức theo hình thức “3 trong 1” được coi là nét mới trong liên hoan lần này. ![]() Giám đốc Trung tâm Văn hóa (TTVH) tỉnh Nguyễn Huy Sơn cho biết chỉ còn vài ngày nữa Liên hoan Văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV sẽ diễn ra tại 3 cụm Quảng Xương, Hoằng Hóa và T.P Thanh Hóa. Liên hoan lần này sẽ có thêm nhiều điểm mới, hứa hẹn mang đến cho khán giả những nét văn hóa dân gian truyền thống đặc sắc của các dân tộc ở nhiều vùng, miền trong tỉnh để tuyên truyền về chủ đề biên giới và biển, đảo. Hai năm một lần, Liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa như một điểm hẹn văn hóa, thu hút nhiều đoàn nghệ thuật dân gian trong tỉnh. Đây không chỉ là dịp để bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn cùng hội tụ và tỏa sáng, tăng cường tình đoàn kết, mà còn là cơ hội để họ được gặp gỡ, giao lưu, đua tài, khoe sắc, bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn với Đảng, Bác Hồ kính yêu, tình yêu quê hương, đất nước; phát huy những tài năng của các nghệ nhân, tìm ra lực lượng văn nghệ trẻ tiêu biểu của các dân tộc, từ đó có hướng giúp đỡ, bồi dưỡng trở thành hạt nhân nòng cốt trong việc giữ gìn vốn văn hóa truyền thống của dân tộc. Qua đó góp phần khai thác, bảo lưu và phát huy các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của các dân tộc. Được biết sau khi có quyết định của Bộ VH, TT&DL, công văn của UBND tỉnh về việc tuyên truyền biên giới và biển, đảo Việt Nam, căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng hoạt động của đơn vị, TTVH tỉnh đã triển khai đưa hoạt động văn nghệ truyền thống kết hợp thành một đợt tuyên truyền mạnh về bảo vệ chủ quyền biên giới và biển, đảo Việt Nam. TTVH tỉnh chỉ đạo trung tâm VHTT các huyện giáp biên giới cần phải tuyên truyền thực hiện tốt tình hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam - Lào nói chung và tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn nói riêng, các huyện vùng biển tuyên truyền đậm nét hơn về biển, đảo... Tổ chức theo hình thức “3 trong 1” được coi là nét mới trong liên hoan lần này. Theo ông Nguyễn Huy Sơn, liên hoan lần này là sự phối kết hợp giữa các hình thức tuyên truyền ca, múa, nhạc quần chúng với liên hoan văn hóa các dân tộc toàn tỉnh và tuyên truyền cổ động trực quan bằng tranh cổ động, xe thông tin lưu động. Các đơn vị tham gia chương trình nghệ thuật dân gian bao gồm các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, ca kịch truyền thống, những ca khúc mới mang đậm nét dân gian. Đặc biệt khuyến khích sưu tầm, giới thiệu các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc nguyên cổ còn lưu giữ ở địa phương mình. Đồng thời viết những ca khúc mới, đặt lời mới cho các làn điệu dân ca, ca cảnh dân ca, ca kịch truyền thống viết về truyền thống đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biên giới và biển, đảo Việt Nam; ca ngợi người tốt, việc tốt, tình quân dân gắn bó bên nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... Ngày 17/8 liên hoan diễn ra tại cụm huyện Hoằng Hóa (gồm 7 đơn vị), ngày 19/8 tại huyện Quảng Xương (gồm 7 đơn vị) và 21/8 tại T.P Thanh Hóa (gồm 21 đơn vị). Liên hoan vì vậy hứa hẹn sẽ mang đến những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn Thanh Hóa, tạo nên không gian văn hóa đa dạng, mang đậm sắc màu văn hóa. |
![]() |
![]() |
![]() |
#2506 |
My endearing Thanh Hoa!!!
Join Date: Nov 2013
Location: Thanh Hoa city
Posts: 398
Likes (Received): 50
|
Phục dựng lại chính điện Lam Kinh ngày nay như mò kim đáy bể vậy, vì cơ bản các thông tin còn quá mơ hồ và thiếu xác thực. Công trình đang thi công kia chắc là do kiến trúc vẽ vời tổng hợp ra thôi chứ nguồn lực ngày nay là rất hạn chế. Mong nó thành 1 công trình đẹp
|
![]() |
![]() |
![]() |
#2507 |
******
Join Date: Nov 2013
Posts: 1,572
Likes (Received): 306
|
LAM KINH - CỘI NGUỒN VƯƠNG TRIỀU HẬU LÊ
Sau 10 năm kháng chiến chống giặc Minh (1418 - 1427) và giành lại nền độc lập cho đất nước, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, người anh hùng dân tộc Lê Lợi đã chính thức lên ngôi vua ở Đông Đô (tức Thăng Long), lập nên triều đại mới của lịch sử phong kiến Việt Nam là triều Hậu Lê. Để tưởng nhớ quê hương tiên tổ, cũng là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Thái tổ cao hoàng đế Lê Lợi đã cho xây dựng Sơn Lăng ở vùng đất thiêng Lam Sơn, mà sau này là Lam Kinh. Từ Lam Sơn đến Lam Kinh Khu di tích lịch sử Lam Kinh hiện thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa; cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Bắc. Lam Kinh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1962. ![]() ![]() . Bạch kiều bắc qua sông Ngọc, đây là công trình được xây dựng mới trên vị trí cũ. 2 Giếng Ngọc trước Nghi môn ![]() ![]() ![]() 1. Hoa văn chạm khắc trên thềm rồng. 2 Đầu rồng bằng đá được tìm thấy ở khu Cửu Miếu, Lam Kinh năm 1995 ![]() Các sách sử không ghi chép nhiều về quá trình hình thành, xây dựng Lam Kinh như thế nào; ngay cả tên gọi Lam Kinh mà hiện nay vẫn sử dụng cho khu di tích lịch sử này cũng không chính xác bắt đầu từ khi nào. Phạm vi và giới hạn của Lam Kinh cũng chưa xác định được rõ ràng qua sử sách và các công tác khảo cổ sau này. Nhưng theo Việt sử thông giám cương mục thì có thể thấy Lam Kinh là một vùng rộng lớn, có cả rừng núi, sông ngòi, làng bản chứ không chỉ có yếu tố thành quách cung điện.Và Lam Kinh không mang yếu tố đô thị, không phải đô thị. Chữ “Kinh” để bày tỏ sự tôn kính, và tôn vinh quê hương của vua. Ở Lam Kinh không có đàn tế giao (tế trời) như ở Đông Đô (Thăng Long) hay thành Tây Đô (thành nhà Hồ - Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cũng như ở kinh đô Huế của triều Nguyễn về sau; nên Lam Kinh không phải là kinh đô, kinh sư của Đại Việt. Hiện nay, khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 200 héc-ta, bao gồm lăng mộ, đền miếu và hệ thống thành điện, hành cung của các vua nhà Hậu Lê khi về quê hương bái yết tổ tiên. Kiến trúc Lam Kinh – huy hoàng và phế tích Lam Kinh được xây dựng chịu ảnh hưởng của thuyết phong thủy, điều đó thể hiện rõ trong việc xác định hướng và bố cục tổng thể công trình. Bố cục tổng thể này nương vào điều kiện địa lý tự nhiên rất hợp lý và hài hòa, tận dụng các ưu thế của thiên nhiên đã tạo ra. Trục chính của Lam Kinh có hướng bắc – nam, với dòng sông Chu trước mặt, chảy uốn cong từ tây sang đông là yếu tố minh đường. Từ trung tâm miếu điện Lam Kinh, nhìn về hướng tây – nam có núi Mục Sơn bên hữu ngạn sông Chu là yếu tố hữu tiền án, hướng đông – nam có núi Chủ bên tả ngạn sông Chu là yếu tố tả tiền án. Phía đông có có rừng Phú Lâm và núi Ngọc làm yếu tố tả thanh long, phía tây có núi Hướng và núi Hàm Rồng làm yếu tố hữu bạch hổ. Phía sau (hướng bắc) là ngọn núi Dầu làm yếu tố hậu chẩm che chắn. Rừng núi sông suối ở nơi đây thực sự là cảnh quan tuyệt đẹp, kỳ thú, xứng đáng với mảnh đất địa linh nhân kiệt. ![]() ![]() Nội thất tòa thái miếu số 6 ![]() ![]() ![]() Trong quá trình hình thành và xây dựng; Lam Kinh đã có nhiều thay đổi qua những lần trùng tu: - Năm 1429 - lần đầu tiên, vua Lê Thái Tổ về bái yết Sơn Lăng. Năm 1433, đức Thái Tổ băng hà, triều đình đưa về an tang tại Lam Sơn, dựng bia Vĩnh Lăng, điện Lam Kinh được xây dựng quy mô. - Tháng 9 năm 1434, vua Lê Thái Tông sai Hữu bộc xạ Nguyễn Nhữ Lãm về Lam Kinh dựng miếu thờ Thái mẫu. Tháng 11 năm 1434, Lam Kinh bị hỏa hoạn. - Tháng 9 năm 1448, vua Lê Nhân Tông xuống chiếu cho quan Thiếu úy Lê Khả điều các Cục Bách tác làm lại miếu điện ở Lam Kinh. Năm 1456, vua Lê Nhân Tông đã đặt tên cho 3 điện chính ở Lam Kinh là các điện Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh. - Năm 1466, vua Lê Thánh Tông cho làm các tẩm cung thờ Thái hoàng, Thái phi ở sau điện Lam Kinh - Năm 1531, trong cuộc chiến Lê - Mạc, điện Lam Kinh bị quân nhà Mạc đốt phá phần lớn - Sau khi nhà Lê giành lại ngôi từ nhà Mạc, tức giai đoạn Lê Trung Hưng (1533-1789), triều đình nhà Lê nhiều lần cho tu sửa lại Lam Kinh. - Năm 1789, khi quân Tây Sơn ra bắc lần thứ ba để đánh đuổi giặc Mãn Thanh, Lam Kinh một lần nữa lại bị thiêu hủy do chiến tranh. Từ đó Lam Kinh trở nên hoang phế - Sau khi lên ngôi và lập triều Nguyễn (1802), vua Gia Long Nguyễn Ánh cho xây điện Hoằng Đức ở làng Kiều Đại, xã Bố Vệ, tổng Bố Đức, phủ Đông Sơn (nay là thành phố Thanh Hóa) để phụng thờ các hoàng đế và hoàng hậu thời Lê; đồng thời cho dỡ miếu điện ở Lam Kinh và các kiến trúc ở Thăng Long đưa về Phú Xuân (Huế); thì Lam Kinh lại càng hoang phế hơn. Cấu trúc và kiến trúc của khu thành điện Lam Kinh, qua sử sách và qua khảo cổ học cũng có thể cho thấy những nét chính của một quần thể kiến trúc từng huy hoàng trong lịch sử. Khu thành điện Lam Kinh có hình chữ nhật, với chiều dài theo hướng đông – tây, với kích thước 341x254m, tường thành dày khoảng 1m; có cổng chính quay về hướng nam. Qua cổng thành khoảng 10 m có sông Ngọc bao quanh khu miếu điện. Trên trục chính có Bạch Kiều (cầu trắng, hay còn gọi là cầu sông Ngọc), bắc qua sông Ngọc để đi vào trung tâm khu miếu điện, sau Bạch Kiều khoảng 50m là tới một giếng cổ có tên là giếng Ngọc phía trước Nghi môn, nằm chếch về phía trái trục chính. Nghi Môn là cổng vào sân Rồng, có 3 cửa; trong đó cửa giữa rộng 3,5m, 2 cửa hai bên rộng 2,7m. Trước Nghi môn có 2 con nghê đá đứng canh. Qua Nghi môn là sân Rồng (sân chầu) có chiều rộng trải hết bề ngang chính điện, tới sát nhà tả vu, hữu vu hai bên; sân Rồng có kích thước rộng 57m, sâu 55m. Từ sân Rồng đi qua thềm Rồng 9 bậc bằng đá là tới nền điện. Thềm Rồng có 3 lối, lối giữa rộng 1,8m, 2 lối bên rộng 1,2m. Rồng ở hai bên lối giữa được tạc tròn, thân uốn khúc, trên thân khắc hoa văn hình ngọn lửa trên sóng xoắn, trên đầu thể hiện một bờm, mép rồng trang trí hình râu xoắn, dưới cằm có râu dài xoắn hình vặn thừng, tay rồng giống bàn tay người nắm gọn râu phần dưới đặt trên một viên ngọc; được gọi là long hí châu. Rồng phía biên được tạc cách điệu hình mây. Nền điện cao hơn nền sân rồng khoảng 1,8m. Các điện (3 điện) có bố cục hình chữ “công”, là các điện Quang Đức (phía trước, 9 gian), Sùng Hiếu (giữa, 4 gian) và Diên Khánh (phía sau, 9 gian). Tổng cộng có 22 gian liên hoàn với tổng diện tích khoảng 1.650m2. Phía sau điện Lam Kinh là Cửu Miếu (9 tòa miếu); cửu miếu có bố cục hình cánh cung ôm ra phía trước. Đây là nơi thờ các vua và hoàng hậu, cùng một số người trong gia tộc. Sau khu vực này 50m là tường hậu của khu miếu điện. Đây cũng là phạm vi kết thúc thành nội (khu miếu điện). Thành nội có công năng là thờ cúng và là nơi diễn ra các lễ nghi khi vua từ Đông Đô về. Phía ngoài thành nội là các công trình của bộ máy thường trực trông coi miếu điện (khu thành ngoại). Các lăng mộ vua và hoàng thái hậu được xây tập trung nhiều về phía đông bắc trung tâm thành điện Lam Kinh.. Riêng lăng mộ vua Lê Thái Tổ nằm trên trục chính, phía sau thành nội… Rất tiếc hầu như toàn bộ kiến trúc thành điện Lam Kinh đã bị phá hủy, số ít ỏi còn lại cũng không còn nguyên vẹn. 600 năm với bao sự tàn phá khắc nghiệt của thiên tai, của khói lửa chiến tranh đã làm cho một quần thể công trình từng đẹp huy hoàng trở thành phế tích. Tường thành đã bằng phẳng, nghi môn bị phá hủy, nhà tả vu, hữu vu cũng vậy; các điện chỉ còn những chân tảng trên mặt đất, cửu miếu cũng chỉ còn dấu vết của nền móng… Một số kiến trúc đã và đang được phục dựng lại như cầu sông Ngọc, nghi môn, cửu miếu… Một trong những dấu tích còn lại là thềm rồng, cũng bị hư hại nặng nề. Dấu ấn còn lại và những giá trị vĩnh hằng Dẫu bị hủy hoại, khu thành điện Lam Kinh vẫn cho thấy những giá trị nghệ thuật kiến trúc qua những dấu tích hiện hữu, qua những vật liệu tìm thấy nhờ khai quật khảo cổ. Và vẫn còn đó những lăng mộ và bia ký của các vua và hoàng thái hậu thời Lê sơ. Ở Lam Kinh hiện còn 5 lăng mộ vua và 1 lăng mộ hoàng thái hậu nhà Lê sơ. Đó là: Vĩnh Lăng (lăng mộ vua Lê Thái Tổ), Hựu lăng (lăng mộ vua Lê Thái Tông), Chiêu lăng (lăng vua Lê Thánh Tông), Khôn Nguyên Chí Đức (lăng Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ vua Lê Thánh Tông), Dụ Lăng (lăng vua Lê Hiến Tông), Kính lăng (lăng vua Lê Túc Tông). Các lăng mộ nhà Lê sơ thống nhất trong bố cục, quy mô xây cất khiêm nhường, giản dị. Cấu trúc lăng mộ gồm 3 thành phần chính: Bia mộ, đặt trước mộ với một khoảng cách xa, tiếp đến là 2 hàng tượng đá (tượng quan quân hầu và tượng thú) chầu trước mộ và trong cùng là mộ. Lăng mộ vua Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng) được đặt ngay sau khu miếu điện Lam Kinh là điển hình và cũng là giới hạn về quy mô. Vì lẽ đó, các lăng mộ các vua về sau đều noi theo sự khiêm nhường ấy! ![]() ![]() ![]() Có giá trị lớn và là một trong những di vật còn vẹn nguyên nhất ở Lam Kinh là bia Vĩnh Lăng. Bia Vĩnh Lăng được dựng ở phía tây nam điện Lam Kinh, bằng đá trầm tích nguyên khối, cao 2,97m, rộng1,94m, dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng tạc bằng đá trầm tích nguyên khối có chiều dài 3,46m; rộng 1,9m; cao 0,94m kể cả đế. Bia Vĩnh lăng có trang trí nghệ thuật tinh xảo, chữ khắc rất sắc nét; thể hiện trình độ cao trong điêu khắc và kỹ thuật xây dựng (bia gần như vẫn nguyên vẹn qua 6 thế kỷ). Dưới trán bia khắc 5 chữ triện lớn “Lam Sơn Vĩnh Lăng bia”. Văn bia Vĩnh Lăng ngắn gọn súc tích, tóm tắt sự nghiệp và ca ngợi công đức của vua Lê Thái Tổ; do khai quốc công thần nhà Lê, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi soạn. Nhà bia hiện nay được xây dựng lại năm 1961, theo lối kiến trúc thời Lê, có mặt bằng hình vuông, cạnh dài 8,8m; 4 mái cong lợp ngói mũi hài. Lam Kinh, nơi an nghỉ ngàn thu của người anh hùng dân tộc Lê Lợi, cũng là nơi an nghỉ của nhiều vị vua, hoàng thái hậu nhà Hậu Lê. Lam Kinh, đó là cội nguồn vương triều Hậu Lê, triều đại phong kiến dài nhất trong lịch sử Việt Nam (1428-1789). Đó là nơi thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hướng về cội nguồn, là đạo lý của dân tộc Việt Nam. Lam Kinh cũng là nơi thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí quật cường của dân tộc, thể hiện hào khí chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, dành lại độc lập cho đất nước. |
![]() |
![]() |
![]() |
#2508 |
******
Join Date: Nov 2013
Posts: 1,572
Likes (Received): 306
|
Một thoáng Xứ Thanh
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#2509 |
******
Join Date: Nov 2013
Posts: 1,572
Likes (Received): 306
|
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#2511 |
******
Join Date: Nov 2013
Posts: 1,572
Likes (Received): 306
|
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#2514 |
******
Join Date: Nov 2013
Posts: 1,572
Likes (Received): 306
|
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Last edited by Thranduli; August 9th, 2014 at 03:56 PM. |
![]() |
![]() |
![]() |
#2515 |
******
Join Date: Nov 2013
Posts: 1,572
Likes (Received): 306
|
Nếu không phải vì cái cuộc cách mạng Văn Hóa khốn khiếp thì giờ các công trình kiến trúc Lịch Sử còn hoành tráng, đầy đủ và nguyên vẹn hơn thế này nhiều lần
Thế mới thấy vì sao Thanh Hóa nhân kiệt, vùng đất " Tam Vương Nhị Chúa " đứng đầu thiên hạ |
![]() |
![]() |
![]() |
#2516 |
******
Join Date: Nov 2013
Posts: 1,572
Likes (Received): 306
|
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#2520 |
******
Join Date: Nov 2013
Posts: 1,572
Likes (Received): 306
|
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Thread Tools | |
Rate This Thread | |
|
|