(ĐSCT) Nằm in bóng bên dòng sông Bình Thủy, chùa Nam Nhã nổi tiếng không chỉ đẹp về kiến trúc mà còn bởi lịch sử hình thành và phát triển của nó gắn liền với phong trào cách mạng Đông Du (1907 - 1940) cùng tinh thần bất khuất của một số sĩ phu, văn nhân yêu nước trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Chùa do ông Nguyễn Giác Nguyên tạo lập vào năm 1895 theo tông phái Minh Sư nên còn gọi là chùa Minh Sư. Trước đây, chùa Nam Nhã là tiệm thuốc bắc có tên Nam Nhã Đường. Ngày nay, chùa là một trong số ít công trình kiến trúc cổ có giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật còn lưu giữ khá nguyên vẹn tại TP. Cần Thơ.
Phía trước chùa là dòng sông Bình Thủy in hình những bóng cây đại thụ, đối diện chùa là đình Long Tuyền uy nghi đồ sộ. Phía đông là cồn Sơn ví như trái châu của suối Rồng (Long Tuyền) và cồn Bình Thủy ví như lưỡi rồng, nằm giữa dòng sông Hậu cuồn cuộn chảy theo những lớp sóng bạc đầu. Cổng chùa xây bằng gạch cổ, lợp ngói ta, trước cổng có khắc ba chữ Hán “Nam Nhã Đường”. Sân chùa được bao quanh bởi một khu vườn lớn trải dài ra tận bờ sông, trồng nhiều cây tùng, trắc và các cây cổ thụ khác. Đan xen dưới những gốc cây này là những cây kiểng quý giá, ngót 100 tuổi được cắt uốn rất công phu.
Tấm bia đá ghi niên đại xây chùa
Quần thể kiến trúc chùa bao gồm chánh điện, nhà Đông lan (còn gọi là Cần đạo đường) và nhà Tây lan (còn gọi là Khôn đạo đường). Chính diện là một ngôi nhà lớn năm gian, xây theo lối vòng cung, mỗi gian được bốn cột xi-măng chống đỡ với ba vòm bán nguyệt. Các họa tiết hoa văn trang trí ở đây đều được tô đắp rất công phu làm tăng vẻ trang nghiêm của chốn Phật đường. Điện thờ chính trong chánh điện là khám thờ Tam giáo với ba pho tượng bằng đồng là tượng Đức Phật Thích Ca, Đức Khổng Tử và tượng Lão Tử. Hai bên chánh điện thờ sư cụ Giác Nguyên và lịch đại Tổ sư. Sau chánh điện là một hành lang dài có hai phòng khách. Hai bên chính điện có hai ngôi nhà năm gian Đông lan và Tây lan dành cho phái nam và phái nữ ở. Phía sau chùa là khu vườn cây ăn trái, đây cũng là nơi yên nghỉ của những người tham gia phong trào Đông Du và xây dựng chùa. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ khá nhiều cổ vật quý hiếm, đặc biệt là các bức hoành phi, câu đối và những bộ bàn ghế gỗ thờ trong chùa. Nó đánh dấu sự kết hợp của thơ và họa trong nghệ thuật chạm trổ và khảm ốc, là những minh chứng hùng hồn cho mỹ thuật đồ gỗ Nam bộ xưa.
Ai đã một lần đến thành phố Cần Thơ (Tây Đô) chắc không thể bỏ qua cơ hội ghé thăm chùa Nam Nhã. Du khách đến đây không chỉ thưởng ngoạn vẻ đẹp cổ kính, chiêm bái các bậc tiền hiền mà còn tìm hiểu những hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nước phong trào Đông Du, Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam kỳ trong những năm đầu khó khăn gian khổ của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, chùa Nam Nhã đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1991, là điểm tham quan du lịch của xứ Tây Đô này.
(CAO) Xe cứu thương của Công ty TNHH DV VT 115 Xuyên Việt do Hà Thanh Toàn (SN 1980, quê Vĩnh Long) làm tài xế, chở điều dưỡng Nguyễn Văn Long (SN 1982),...
(CATP) Như thường lệ, người ta thường thấy người đàn ông độc thân Nguyễn Hữu Ngãi (SN 1966, ngụ ấp 6, xã Bàu Cạn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; làm nghề thu mua ve chai)
(CAO) “Kính gửi: Ông Lê Bình.
Thưa ông, vì không có điều kiện gặp gỡ và không biết chính xác văn phòng của ông ở nơi nào nên tôi phải nhờ cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố ...
(CATP) Sáng 23-11-2012, bà Hoàng Thị Hàng (86 tuổi, ngụ đường Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1) nhận được cuộc điện thoại của một phụ nữ xưng tên Lan, tự giới thiệu là Việt kiều,
(CAO) Đến Gia Lai, có một lịch như đã được mặc định trong đầu nhiều du khách đó là phải được trực tiếp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy” nổi tiếng.
(ĐSCT) Vùng biển ngoài khơi Alaska (Bắc Mỹ) có rất nhiều loài sinh vật biển do đó ngư dân vùng này thường đi dài ngày. Để xoa dịu nỗi nhớ nhà, họ có những tục lệ rất vui.
(CATP) Một bức thư được cựu hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte viết cách đây 200 năm, trong đó ông thề làm nổ tung điện Kremlin ở Moscow, Nga sắp được bán đấu giá.