Bức phù điêu bên trên khung cửa chính
Tượng tạc trên ô tường phía Nam của mặt trước tháp - tượng xưa đã bị mòn quá nhiều ...
... và được phục chế bên ô đối diện
Trong số các ngôi tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt, có một số tháp/cụm tháp khiến các nhà khoa học gặp rắc rối trong việc xếp phong cách và xác định niên đại. Chủ yếu vì những đặc điểm khá khác biệt của chúng so với các tháp khác (tháp Bằng An, tháp Dương Long, tháp Đôi, ...). Điểm chung nhất của các cụm tháp này, là chúng mang nhiều ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Khơme.
Điều đó người ta có thể giải thích được do những mối quan hệ lịch sử giữa người Khơme và người Chămpa xưa (cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII, có đến mấy chục năm, Chămpa bị nước Chân Lạp của người Khơme xâm chiếm, biến thành một tỉnh của Chân Lạp)
Hai ngôi tháp ở Tây Ninh lại nằm ngay khu vực biên giới Campuchia, có thể vào thời điểm (được cho là) tháp được xây dựng, thậm chí đất ấy là đất của người Khơme, thì việc bị ảnh hưởng phong cách Khơme là chuyện bình thường.
Ơ tháp Bình Thạnh, khung cửa chính nhô ra ngắn, không dài ra như các tháp phong cách Hòa Lai ở đầu thế kỷ IX, các khung của giả cũng vậy. Vòm trên cửa chính và các cửa giả cũng không tạo thành vòm hình mũi giáo như các tháp Chăm ở miền Trung.
Nếu coi niên đại của nó khoảng thế kỷ VIII, thì có thể nó nằm trong phong cách cổ (Mỹ Sơn E1), nhưng rủi một điều, cho tới trước khi tìm ra tháp Mỹ Khánh bị vùi trong cát ở Huế, thì các nhà khoa học chỉ được biết về phong cách cổ qua lời miêu tả, hoặc các hình vẽ của các nhà khảo cổ Pháp hồi đầu thế kỷ XX. Nhưng sau này phát hiện ra tháp Mỹ Khánh, vòm cửa của nó cũng được vuốt nhọn lên chứ không như ở tháp Bình Thạnh. Tuy nhiên các hoa văn, và cách tạc hoa văn, tượng trực tiếp lên gạch trên tháp, lại mang đặc trưng Chămpa.
(Tất nhiên, nếu thực sự hai ngôi tháp ở Tây Ninh là tháp Khơme thì các "lý luận" trên là chả có giá trị gì . Lạ một điều là, ở Tây Ninh, dân sở tại đều nói 2 ngôi tháp này là tháp Chăm, còn ở tháp Hòa Lai, ngày trước dân ở đó vẫn gọi đó là tháp của Khơme)
Khuôn cửa giả mặt phía Bắc
Tượng trên tường phía Đông của mặt Bắc (phía cửa chính)
Tượng trên ô tường phía Tây của mặt Bắc
Tượng ở giữa khung của giả tầng 2, mặt Bắc
Hoa văn trên tầng 2 mặt Bắc, bên phía Đông, hoa văn cũ, mờ...
... và được phục chế ở ô phía đối diện
Mặt phía Bắc của tháp, các hoa văn và tượng cổ tạc trên tường còn khá nhiều, nhưng vướng nhà bao che cho phế tích ngôi tháp giữa, nên không chụp được ảnh toàn bộ tường mặt Bắc.
Tường tầng dưới mặt Tây (lưng tháp)
Hoa văn trên cột ốp khuôn cửa giả mặt Tây
Hoa văn trên ô tường bên phía Bắc của khuôn cửa giả mặt Tây
Hoa văn cũ trên vòm cửa giả mặt Tây
Cửa giả và tường mặt Nam của tháp
3 tầng trên của tháp ở mặt Nam
Tượng ở khung cửa giả tầng 2 mặt Nam - đây là tượng phục chế sau này
Hoa văn hai bên ô tường tầng dưới của mặt Nam
Các hoa văn ở chân tháp, nhìn bên phải ảnh, thấy tiền sảnh của tháp nhô ra rất ít, không hơn các khung cửa giả các mặt còn lại.
Khi tôi tìm thông tin trước lúc tìm đến 2 ngôi tháp ở Tây Ninh, thì thấy nói rằng, tháp Bình Thanh còn nguyên vẹn hơn rất nhiều so với tháp Chót Mạt, nhưng sau khi đến, thấy cả hai đều đã được trùng tu, phục chế rất nhiều. Thậm chí như ông Nguyễn Hồng Sơn phát biểu rằng "... tháp Bình Thạnh qua trùng tu đã biến dạng hoàn toàn..." thì thật đáng tiếc, vì chả biết ngày xưa nó thế nào
Nhưng dù sao, ở Tháp Bình Thạnh còn "khá" hơn tháp Chót Mạt, vì trong lòng tháp vẫn còn đồ thờ là bộ Linga - Yoni bằng đá, được đặt trên một bệ đá (cái chân bệ bằng đá này, có vẻ sau khi trùng tu, người ta cho vào quá), và mặt tường trong lòng tháp có các ô khám nhỏ lõm vào để làm nơi đặt đèn nến.
Bộ Linga - Yoni được đặt trên một chân bệ bằng đá. Chân bệ trông khá ... hiện đại
Linga - Yoni bằng đá. Yoni có rãnh thoát nước
Linga đá. Bộ Linga - Yoni đặt theo đúng nguyên tắc giống các tháp Chăm khác
Các ô khám nhỏ được khoét lõm vào vách tường trong lòng tháp
Từ của tháp nhìn ra phía trước là một con đường được lát gạch sau này, rợp bóng cây, xa xa là khoảng ruộng, rồi đến con đường nhựa.
Hết hai ngôi tháp cổ ở Tây Ninh - mà việc coi chúng là tháp Chăm chỉ là ý kiến cá nhân - giờ sang đến các tháp Chăm cổ "truyền thống" đã được ghi nhận từ lâu nay ở miền Trung và Nam Trung bộ.
(Rất) Sơ lược về lịch sử Chămpa.
Mặc dù di sản văn hóa Chămpa vẫn đang hiện diện rất nhiều trên đất Việt, nhưng quốc gia cổ Chămpa thì đã không còn tồn tại nữa. Lịch sử vương quốc cổ này, được khôi phục lại chỉ dựa trên mấy nguồn :
- Các "văn bản" còn lại bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm trên các bia đá (bia ký)
- Dựa trên các ghi chép sử của Trung Quốc và Việt Nam xưa.
- Một phần nữa là dựa trên các truyền thuyết còn lưu truyền đến nay (việc này tính chính xác thấp, vì đã được truyền thuyết hóa)
Người ta cho rằng, người dân Chămpa có nguồn gốc Malayo - Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh, khoảng thế kỷ I, II Trước Công nguyên.
Theo chiều dài lịch sử, vương quốc của người Chămpa được gọi bằng vài cái tên, theo từng thời kỳ :
- Nước Lâm Ấp (sử Trung Quốc, từ năm 192 Công nguyên, đến năm 756)
- Nước Hoàn Vương (sử Trung Quốc, từ khoảng năm 758 đến khoảng năm 875)
- Nước Chiêm Thành (sử Trung Quốc, từ năm 877)
Cho đến nay, giữa các nhà nghiên cứu dường như vẫn tồn tại hai giả thuyết về thể chế chính trị của vương quốc cổ Chămpa.
Họ chỉ thống nhất được một điều là, đất Chămpa gồm các địa khu : Amaravati, Indrapura, Vijaya, KauthHara, Panduranga trải từ Bắc xuống Nam.
Một thuyết cho rằng, Chămpa là một liên bang gồm nhiều tiểu quốc, có chính quyền trung ương, nhưng mỗi tiểu vương vẫn toàn quyền cai trị tiểu quốc của mình. Họ cho rằng, việc ở mỗi một giai đoạn khác nhau, các tài liệu bia ký lại xuất hiện dày đặc ở mỗi địa khu khác nhau, chứng tỏ giai đoạn đó, thủ đô Chămpa nằm tại địa khu đó (ví dụ, thế kỷ X, tài liệu về Indrapura rất phong phú, thế kỷ XII, tài liệu về Vijaya rất phong phú, còn thế kỷ XV về sau, tài liệu về Panduranga rất phong phú)
Một thuyết khác thì cho rằng, Chămpa chưa bao giờ là một quốc gia thống nhất, và không coi việc giàu tài liệu lịch sử về một vùng đất trong một gia đoạn lịch sử nào đó là đủ cơ sở để coi vùng đất đó là thủ đô của quốc gia thống nhất.
Vị trí các địa khu của Chămpa cổ so với ngày nay :
- Amaravati : là vùng Bắc Chămpa, từ Quảng Ngãi, Quảng Nam trở lên
- Indrapura : Vùng Thăng Bình - Quảng Nam
- Vijaya : Vùng Bình Định. Vào thời điểm mở rộng nhất, bao gồm đến Phú Yên và Quảng Nam
- KauthHara : vùng Phú Yên, Khánh Hòa
- Panduranga : Vùng Ninh Thuận, Bình Thuận
(theo nguoicham.com)
Một số tài liệu khác thì cho rằng Chămpa ban đầu chỉ gồm 3 địa khu :
- Phía Bắc là Amaravati
- Ở giữa là Vijaya
- Phía Nam là Panduranga
Sau đó địa khu Panduranga tách ra thành KauthHara ở phía Bắc và Panduranga ở phía Nam
Về các vương triều trong lịch sử Chămpa :
- Cuối thế kỷ II đến đầu thế kỷ VIII : vương triều Gangaraja* - ở khu vực Bắc Chămpa (thời kỳ Lâm Ấp)
- Giữa thế kỷ VIII đến nửa cuối thế kỷ IX : vương triều Panduranga - ở phía Nam Chămpa (thời kỳ Hoàn Vương)
- Nửa cuối thế kỷ IX đến cuối thế kỷ X : vương triều Indrapura, với kinh thành Indrapura (Đồng Dương)
- Từ thế kỷ X đến khoảng giữa thế kỷ XV : vương triều Vijaya với kinh thành Vijaya (Chà Bàn)
- Nửa sau thế kỷ XV đến 1832 : tạm gọi là vương triều Panduranga, nhưng thực ra sau cuộc chiến bại của người Chiêm Thành trước quân Đại Việt của vua Lê Thánh Tông (năm 1470), lãnh thổ Chiêm Thành chỉ còn một phần đất Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Sau đó các chúa Nguyễn cũng liên tục Nam tiến, và người Chăm bị đẩy lùi dần về phía Nam và dần sáp nhập vào với Đại Việt.
(*) : Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chămpa - NXB Đà Nẵng 2008
Tháp Po SahInư nằm trên đồi Bà Nài, phường Phú Hài, tp Phan Thiết, trên đường từ Phan Thiết ra Mũi Né, đến đoạn trạm thu phí là nhìn rõ cụm tháp trên đồi cao.
Nếu đi trên QL1, đoạn vừa hết đường tránh nội đô Phan Thiết, là đã có thể nhìn thấy cụm tháp trên đồi, phía biển.
Từ Phan Thiết đi Mũi Né, đến cây cầu ngay trước trạm thu phí, là thấy cụm tháp trên đồi cao
Qua trạm thu phí, vòng lên con dốc, thấy cụm tháp ở một góc nhìn khác, gần hơn. Khối betong vuông bên cạnh, là phế tích Lầu Ông hoàng trên ngọn đồi phía sau
Lên gần hết con dốc, bên phải đường có biển chỉ lối lên tháp, rẽ vào đường đó, lên tiếp một con dốc nhỏ, là đến khu vực tháp.
Tấm "bia Di tích" nơi bắt đầu con đường mòn lên tháp
Các tháp Chăm cổ còn lại ở miền Trung, một số không mang theo mình một truyền thuyết nào cả, một số khác lại mang nhiều truyền thuyết mà đôi khi chồng chéo nhau, hoặc chả ăn nhập gì với nhau.
Người Chăm khu vực cực Nam Trung bộ thường có nhiều truyền thuyết về sự tích các khu tháp cổ của mình hơn, so với khu vực Bình Định, Quảng Nam.
Mô típ thường thấy nhất ở các truyền thuyết về sự tích các ngôi tháp, là việc thi tài dựng tháp giữa người Chăm với kẻ địch (như ở tháp Hòa Lai là sự thi tài dựng tháp với người Khơme, ở tháp Nhạn là sự thi tài với quân chúa Nguyễn, ở tháp Bánh Ít là sự thi tài với người Việt), hoặc thi tài xây tháp giữa người Chăm với nhau (tháp PoĐam và tháp Po Klong Giarai),... Khi nói đến các khu tháp ấy sẽ nói cụ thể.
Với cụm tháp Po SahInư cũng có hai truyền thuyết khác nhau :
1. Truyền thuyết thứ nhất nói rằng :
Cụm tháp này thờ công chúa Po SahInư (dĩ nhiên). Theo truyền thuyết này, vị phó tướng của Chế Bồng Nga khi đánh chiếm kinh thành Thăng Long của Đại Việt hồi cuối thời Trần, tên là La Ngai (hoặc La Khai, Lã Khải,...). Sau khi Chế Bồng Nga chết trận ở cửa ngõ Thăng Long, La Ngai đem tàn quân chạy về Chiêm Thành tự lên ngôi vua, tức là vua Parachanh. Ông vua này có hai người con lớn là công chúa Po SahInư (sử Việt gọi là Bà Tranh) và Thái tử Po Kathit, hay Po Đam (sử Việt gọi là Trà Duyệt)
...
Đại khái sau này bà Po SahInư có công dạy dỗ dân Chăm làm nhiều công trình thủy lợi, định ra một số phép tắc ứng xử trong gia đình, xã hôi,... có công với dân Chăm , nên được nhân dân thờ phụng.
Tài liệu về truyền thuyết này do ông Bố Xuân Hổ soạn ra,được NXB Văn hóa dân tộc phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Chăm - Ninh Thuận phát hành năm 1995.
Đáng nói, ông này là con trai của ông Bố Thuận - người từng làm việc trong ban nghiên cứu văn hóa Chăm ở trường Viễn Đông Bác Cổ hồi đầu thế kỷ XX. Cuốn sách còn được GĐ Sở VHTT Ninh Thuận lúc đó viết Lời mở đầu.
Tuy nhiên có một điều, trong sách ấy, ghi niên đại của cụm tháp là ở thế kỷ ... XV.
2. Truyền thuyết thứ hai :
Truyền thuyết này lại cho rằng Po SahInư là nàng Po Cah Anaih, còn gọi là nàng Sạ (Cah) bé, là con gái của nữ thần Po Nagar, và không nói rõ về thời điểm bà này sống. Còn việc có công với dân và được thờ phụng, thì các truyền thuyết đều ... phải như thế.
Một điểm nữa, trong tấm bia Di tích, ghi rõ là cụm tháp Po SahInư xây dựng vào thế kỷ thứ IX, thuộc phong cách Hòa Lai (dĩ nhiên, vì phong cách Hòa Lai nằm vào khoảng cuối thế kỷ VIII đến nửa đầu thế kỷ IX - thời kỳ của vương triều Panduranga, nước Hoàn Vương), tuy nhiên giới nghiên cứu tháp Chăm lại không nhiều ý kiến cho rằng cụm tháp này mang phong cách Hòa Lai, trái lại, còn có luồng ý kiến cho rằng chúng giống tháp Khơme. Và sau khi chỉ ra được nhiều đặc trưng của kiến trúc Chăm, họ "miễn cưỡng xếp cụm tháp Po SahInư vào phong cách cổ (phong cách Mỹ Sơn E1)" - Tháp cổ Chămpa, sự thật và huyền thoại - Ngô Văn Doanh.
Các khai quật khảo cổ sau này tìm thấy thêm nhiều nền móng của các kiến trúc khác quanh các ngôi tháp còn lại, và niên đại của các nền móng này được cho là có niên đại ở thế kỷ XV.
Tổng hợp lại, có lẽ ở khu vực này, hồi đầu thế kỷ IX có các ngôi tháp (được cho là các ngôi tháp hiện đang còn), sau đó, khoảng thế kỷ XV người Chăm lại dựng thêm một số kiến trúc khác để làm nơi thờ công chúa Po SahInư, nhưng sau đó các công trình này sụp đổ hết, chỉ còn nền móng, và sau này người ta chuyển thờ Po SahInư vào các ngôi tháp còn lại. Còn các ngôi tháp xây từ thế kỷ IX thờ vị vua, hay vị thần nào, thì đến nay vẫn là điều bí ẩn. CHỉ có cách giả định này, nghe có vẻ dung hòa được giữa truyền thuyết và ... khảo cổ học
Hiện tại, cụm tháp Po SahInư còn lại 3 ngôi tháp. Tháp chính và ngôi tháp nhỏ nằm sát cạnh, cùng một ngôi tháp khác nằm cách chừng hơn 50met và ở mặt bằng thấp hơn chừng vài mét.
Ngôi tháp chính, bên trong có thờ bộ Linga - Yoni bằng đá, ngôi tháp nhỏ bên cạnh tháp chính thờ thần Lửa (bên trong chẳng còn đồ thờ gì), và ngôi tháp phụ xa xa thờ bò thần Nandin (bên trong cũng chẳng còn đồ thờ gì cả)
Cả 3 ngôi tháp đều có cửa chính quay về hướng Đông, nhìn ra biển.
Ngôi tháp thờ bò thần Nandin (bia Di tích gọi là tháp B)
Cửa chính quay về hướng Đông, không có hệ thống vòm cửa nhô ra
Lỗ lấy sáng bên trên cửa chính. Các tầng trên đã bị xói mòn nhiều
Trông ngôi tháp này, thấy hình dáng nó khá giống hình dáng tháp Bình Thạnh ở Tây Ninh. Trang trí của tháp này còn đơn giản hơn tháp Bình Thạnh, vì hầu như không có hoa văn gì hết trên 4 mặt tường.
Khuôn cửa giả ở mặt phía Bắc
Khuôn cửa giả ở mặt phía Tây (mặt sau tháp)
Khuôn cửa giả ở mặt phía Nam
Nói chung chúng đều giống nhau, của giả có 3 lớp, nhô ra khỏi vách tường không nhiều, với hai cột ở lớp ngoài cùng là cột tròn, khoảng tường giữa 2 cột ấy không khắc hoa văn, mà chỉ để trơn, tạo hình tượng trưng của 2 cánh cửa đang khép lại.
Ngôi tháp B này có 3 tầng, trong đó các mặt tường của tầng trên cùng, gạch đã bị xói mòn quá nhiều, không còn nhận ra được những dấu vết trang trí nữa, các mặt tường tầng thứ 2 là sự thu nhỏ của các mặt tường thân tháp phía dưới, nhưng các cửa giả ở tầng thứ 2 chỉ có 2 lớp nhô ra, và chúng giống nhau ở cả 4 mặt
2 tầng trên, mặt Nam
Khung cửa giả tầng 2 mặt Nam
Khung cửa giả tầng 2 của mặt Tây
Khung cửa giả tầng 2 của mặt Bắc
Đang có 1 người xem topic này (0 thành viên và 1 khách)
Đính topic này lên trang mạng xã hội của bạn hoặc submit nó tới các dịch vụ bookmark