LS dia phuong


Nhấn vào đây để tải về
Nhắn tin cho tác giả
Báo tài liệu sai quy định
Xem toàn màn hình
Mở thư mục chứa tài liệu này
(Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Nguyễn Thiên Nhiên (trang riêng)
Ngày gửi: 20h:52' 09-03-2009
Dung lượng: 43.5 KB
Số lượt tải: 5
Số lượt thích: 0 người
Phòng GD & ĐT Thanh Liêm


Trường THCS Liêm Thuận



Di tích lịch sử văn hoá
Đình làng chảy

Mỗi làng quê đất Việt đều có một ngôi đình hoặc ngôi chùa gắn liền với di tích lịch sử văn hoá, lễ hội dân gian cổ truyền mang đậm màu sắc địa phương. Giới thiệu về làng quê đất Việt, đình thôn Chảy( Hay còn gọi là đình Cổ Lễ) xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm,tỉnh Hà Nam là di tích lịch sử văn hoá đời sống tinh thần của nhân dân.
Giới thiệu vị trí địa lý nguồn gốc đình làng chảy. Đình được xây dung trên một khuôn viên rộng, cao ở giữa làng. Trước cửa đình là chiếc hồ thả cá thoáng mát, sau đình là ngôi nhà văn hoá của thôn - nơi đây nhân dân sinh hoạt văn hoá hội họp của làng. Đình được xây dung cách đây khoảng 400 năm, theo bia đá ghi lại thì nguồn gốc của đình còn sớm hơn nữa, chắc có lẽ vào thời Đinh, Tiền Lê. Đình được xây dung trong thời kỳ lịch sử đầy biến động. Vì vậy ý nghĩa xã hội vô cùng to lớn, nó định hướng cho giá trị văn hoá của người đương thời vô cùng sâu sắc.
Chuyên xưa kể lại cụ Lê Tung đỗ tiến sĩ là hiệu trưởng của trường Quốc Tử Giám từ thời nhà Trần. Cụ luôn quan tâm đến việc xây dựng và tu sửa lại đình. Nhân dân thôn Chảy thực hiện theo lời của cụ đã xây dựng và tôn tạo lai đình thể hiện lòng tôn kính biết ơn đối với những người có công với nước với dân.
Đình Chảy ngày xưa là nơi tuyển quân sĩ, nam thanh niên được tuyển quân ở độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi. Lực lượng nghĩa quân rất đông được bổ xung cho quân đội thời Lý Nam Đế. Cụ Phạm Cự Lượng quê ở Hải Dương và cụ Lôi Công quê ở làng Nguyễn Trung xã Liêm Phong. Hai cụ có công lao to lớn chỉ huy nghĩa quân chống giặc Lương bảo vệ quê hương đất nước nên được triều đình thời Lý(Lý Nam Đế) Ban sắc phong. Khi hai cụ mất dân làng lập đền thờ tại đình Chảy. Hai cụ được nhân dân tôn thờ đời đời gọi là hai vị thành hoàng của làng.
Ngôi đình được xây dựng từ lâu nhưng cổng đình mới được tu sửa năm 2003. Cổng đình được xây dựng theo kiến trúc cổ. Một cổng lớn ở giữa, hai cổng phụ ở hai bên. Cổng được trang trí hoa văn rồng phượng, hoa lá quả kết hợp rất độc đáo, tinh xảo. Ngôi đình được xây dựng theo kiến trúc cổ gồm có năm gian to đồ sộ, ba gian giữa được xây dựng to, cao, hai trái hai bên thấp. Trong đình gồm có ba nếp: Nếp ngoài gọi là bái đường; nếp giữa thờ hai vị thành hoàng; nếp sau gọi là hậu cung thờ các vị thánh. Trước bàn thờ hai vị thành hoàng có hai con hạc đứng trên lưng hai con rùa được đúc bằng đồng đen.
Bia đá chứng minh cùng với quan sát hiện thực mái đình được lợp bằng ngói nam. Mái thấp cing vút theo kiến trúc cổ thời hậu Lê. Trên nóc đình đắp hai con rồng tạo dáng vẻ thiêng liêng, oai nghiêm. Trong đình được xây dựng b