Thời tiết (Bạc Liêu)

Mấy giờ rồi?

Gửi lời nhắn tại đây

Thống kê

  • lượt truy cập   (chi tiết)
    trong hôm nay
  • lượt xem
    trong hôm nay
  • thành viên
  • Thành viên trực tuyến

    7 khách và 0 thành viên

    Hoa hồng

    CAFE ĐI

    Danh lam thắng cảnh

    Lời hay ý đẹp

    "

    Truyện cười

    Xem truyện cười

    Hỗ trợ trực tuyến

    • (Phạm Văn Hùng ĐT 0945306099)
    • (Võ Thành Dã ĐT 094217773)

    Đọc báo online

    Báo mới

    Tiếp sức mùa thi

    .

    THƯ VIỆN VIOLET

    violet.jpg
    tlviolet.jpg
    baigiang.jpg
    giaoan.jpg
    dethi.jpg
    “lophoc.jpg
    “daotao.jpg

    Tài nguyên dạy học

    Bộ sưu tập hoa lan

    Từ điển trực tuyến


    Tra theo từ điển:



    Lịch phát sóng VTV3

    Ảnh ngẫu nhiên

    Thiep_bui_phan.swf 20114.swf Chuc_2011_loan.swf Yeu_nguoi_yeu_nghe.swf Bacho12.jpg Nha_giao.swf Ky_niem_ngay_NGVNloan.swf Luyen_chu_dep_anh_duong.swf Tan_co_loi_thu_xua.swf Ngaunhien2.swf Longme.swf TAY_SUNG_BA_VANG.flv Trung_thu_2012_vui_ve.swf Lam_nhac_t_thu.swf DEM_TRUNG_THU.swf ChaoNAMHOCMOI2.swf Chao_nam_hoc_2012.swf Lang_que13.swf De_gio_cuon_di.swf Trang_3E.jpg

    Sắp xếp dữ liệu

    Điều tra ý kiến

    Bạn thấy trang này như thế nào?
    Đẹp
    Đơn điệu
    Bình thường
    Ý kiến khác

    chúc mừng ngày 20/11

    Gốc > Du lịch Bạc Liêu >

    Tháp cổ Vĩnh Hưng

     
    Tháp cổ Vĩnh Hưng - Bạc Liêu

                 Tháp cổ Vĩnh Hưng ở ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, cách thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu khoảng 20 km. Theo tư liệu, tháp cổ Vĩnh Hưng được một nhà khảo cổ người Pháp phát hiện vào năm 1911, có số hiệu 902. Tháp được liệt vào danh mục các di tích kiến trúc Khmer dưới tên gọi là tháp Trà Lòng và đã được nhà cầm quyền lúc đó xếp trong danh mục di tích lịch sử ở Nam kỳ. Tháp còn có tên gọi khác như: Lục Hiền, Bhah Dhat.

              Di tích tháp Vĩnh Hưng được khảo sát kiểm chứng vào tháng 5-1990. Tháp được xây trên một khoảng đất cao hơn mặt ruộng hiện nay khoảng 0,5 m, mặt quay về hướng Tây Nam, chiều cao còn lại là 9,3 m. Đỉnh và tường phía trước tháp đã bị sụp đổ. Nền tháp có dạng gần vuông, cạnh phía Đông dài 3,2 m, cạnh Bắc 3,9 m, cạnh Nam 4 m và cạnh Tây (mặt trước của tháp) 3,5 m. Gạch được xây nằm từ chân lên tới đỉnh, ghép khít lại, không dùng chất kết dính, giống như cách xây các tháp Chăm. Từ độ cao 4,15 m trở lên, gạch có chất liệu, màu sắc khác với gạch bên dưới (bên dưới gạch có màu nâu đỏ, bên trên màu trắng xám và có kích thước lớn hơn).

     

    Tháp cổ Vĩnh Hưng - Bạc Liêu
                                  Tháp cổ Vĩnh Hưng - Bạc Liêu

               Một cột gỗ tìm thấy trong một hố thám sát đào cách chân tháp 2,6 m vào năm 1990, có niên đại C14 928 sau Công nguyên. Những di vật thu thập được trong hố thăm dò này gồm một đầu tượng Phật, một cánh tay tượng, một bàn tay tượng, tất cả đều thuộc loại nhỏ bằng đồng thau. Một tượng Phật bằng gỗ, cho thấy từ những thế kỷ đầu Công nguyên, Phật giáo đã được truyền bá rộng rãi ở đồng bằng Nam bộ. Những vật thờ phổ biến trong đền thờ Ấn giáo như Linga, Yoni, bộ Linga - Yoni, bệ thờ, Somasutra, Pesani đã được tìm thấy khá nhiều trong những phế tích kiến trúc ở Óc Eo, cũng có ở tháp Vĩnh Hưng... Có tài liệu cho biết, khi mới khai quật tháp, người ta phát hiện có bàn tay tượng thần bằng đồng, một phần thân dưới tượng nữ thần, tượng nữ thần bằng đá xanh, tượng nữ thần Brahma mặt bằng đồng... cùng một số vật thờ cúng khác.

      Tháp Vĩnh Hưng là một gian hình chữ nhật dựng đứng với một cửa chính, nóc uốn vòm. Trước đây, quanh tháp là vùng hoang địa, thân tháp phủ kín cỏ dại, dây leo. Về sau tháp được khai quật thêm 3 lần. Năm 2003, khai quật dài 1 tháng 20 ngày, tôn tạo lại như ngày nay, những viên gạch hư mục được phục chế bằng gạch tiểu (!). Để đề phòng tháp có thể bị ngã sập, phía sau thân tháp đã được niềng ngang bằng ba sợi thép to không gỉ. Bên trong tháp, có bộ Linga và Yoni. Nằm chệch phía tay mặt, có một Linga khác.

    Vĩnh Hưng là một ngôi tháp có kiến trúc cổ duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long còn được bảo tồn giá trị về mặt nghệ thuật, văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ. Tháp đã được Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1992. Không khí quanh tháp rất mát mẻ, yên tĩnh và thanh sạch. Ngày nào cũng có khách xa gần đến viếng tháp. Hàng năm, nhân dân địa phương tổ chức cúng tháp vào ngày 15 tháng giêng âm lịch, thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng cúng. Tiếc rằng, vòm cửa chính, bộ Linga - Yoni có màu xanh như đá mài, cùng những viên gạch chân tháp màu đỏ, cảm giác mới tôn tạo khiến bất cứ ai cũng buồn và thầm nghĩ đến “mối tình” “tân cổ... vô duyên” đầy tai hại !

                                                                                         Bài, ảnh: CÚC TẦN 
     
                                      Tháp cổ Vĩnh Hưng

        Tháp cổ Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, cách TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu khoảng 20km. Tháp được liệt kê vào danh mục các di tích kiến trúc Khmer, với tên gọi tháp Trà Lòng và đã được nhà cầm quyền lúc đó xếp trong danh mục di tích lịch sử ở Nam Kỳ. Tháp còn có tên gọi khác như: Bhah Dha, Lục Hiền... Theo tư liệu, tháp cổ Vĩnh Hưng được một nhà khảo cổ người Pháp phát hiện vào năm 1911, có số hiệu 902. Tháp thờ một vị vua Khmer có tên là Yacovar - Man.


    Những hiện vật trong tháp


    Mặt bên của tháp

        Vào thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học đã phát hiện tấm bia khắc chữ Phạn ghi rõ tháng 814 tương ứng với năm 892 (sau CN) ở chùa cạnh tháp. Tháp được xây dựng trên diện tích hơn 1.000m2. Bình diện chân tháp hình chữ nhật với hai cạnh là 5,6m và 6,9m, chiều cao của Tháp còn lại 8,2m (đỉnh Tháp đã bị sập), nóc cao uốn thành vòm với một cửa chính của Tháp quay về hướng tây. Toàn bộ ngôi Tháp được xây dựng bằng gạch.


    Tháp cổ nhìn từ phía sau

        Trong tháp có một bàn tay tượng thần bằng đồng; một phần thân dưới của tượng nữ thần; tượng nữ thần bằng đá xanh; tượng nữ thần Brahma mặt bằng đồng; đầu tượng Phật bằng đồng... và một số vật thờ khác. Những lần khảo sát và thăm dò, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mảnh gốm thuộc nền văn hóa Óc Eo và những tượng đồng - đặc biệt có tượng bốn mặt. Lý thú hơn cả là lần khai quật gần đây nhất (3/2002), các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều tượng đồng đặc biệt quý hiếm, bên cạnh đó còn có những tấm ngói còn nguyên vẹn hoa văn. Mặc dù chưa công bố kết quả, nhưng những bức tượng ấy khó tìm thấy ở đâu đó, dù trong những quyển sách nói về tượng cổ.


    Một góc tháp cổ

        Mỗi ngày có rất nhiều du khách, các nhà nghiên cứu đến tham quan tháp, nhưng đông nhất là ngày 15 tháng giêng âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức giỗ lớn tại tháp.

        Để chiêm ngưỡng Tháp cổ, du khách đi đường quốc lộ 1A hướng Bạc Liêu - Cà Mau, khoảng 5km đến cầu Sập, rẽ phải theo lối vào chợ Vĩnh Hưng A, là đến tháp Vĩnh Hưng.

    A DUY  (Baodatmui.vn)

    Chùa Phước Bửu & Tháp cổ Vĩnh Hưng

    Đường vào chùa

    Chùa Phước Bửu

    Tháp cổ Vĩnh Hưng

    Tên thường gọi:
    Chùa Phước Bửu & Tháp cổ Vĩnh Hưng

    Chùa tọa lạc ở ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu,

    cách thị xã Bạc Liêu 20 km về phía Tây Bắc. ĐT: 0781.890609. Chùa thuộc hệ

    phái Bắc tông.Chùa được xây dựng từ lâu, nhưng bị hư hỏng vì không có người

    quản lý. Ni cô Thích Nữ Diệu Phước về trùng tu chùa từ năm 1997.Chùa hiện nay

    xây nhỏ, sân trước có tượng Bồ tát Quán Thế Âm, điện Phật tôn trí tượng đức

    Bổn sư Thích Ca, đức Phật A Di Đà và Bồ tát Quán Thế Âm.

    Trước chùa có tháp cổ Vĩnh Hưng. Sách Non nước Việt Nam (Tổng Cục Du lịch,

    NXB. VHTT, Hà Nội, 2003) cho biết tháp Vĩnh Hưng là di tích kiến trúc cổ duy nhất

    của người Khmer Nam Bộ được bảo tồn ở đồng bằng sông Cửu Long. Các nhà

    khảo cổ học đã phát hiện nhiều hiện vật trong khu vực tháp, đặc biệt có tấm

    bia khắc chữ Phạn ghi rõ tháng Karhila năm 814, tương ứng năm 892 sau

    Công nguyên và tên vua Yacovan-Man, thế kỷ thứ IX.

    Tháp Vĩnh Hưng hình chữ nhật, một cạnh dài 5,6m; cạnh kia dài 6,9m, cao 8,9m,
    xây bằng gạch ghép khít lại. Trong tháp có một số vật thờ. Hàng năm, nhân dân
    địa phương tổ chức lễ giỗ lớn tại tháp vào ngày rằm tháng giêng.

     

    sendmail
     

    Phạm Văn Hùng @ 15:13 19/12/2011
    Số lượt xem: 337
    print

    Click vào đôi chim để về đầu trang

    Click vào đôi chim để về đầu trang