The Following 25 Users Say Thank You to 6789 For This Useful Post: | ||
123456 (28-08-2012), alex_ferguson (01-09-2012), chan_doi2810 (28-08-2012), ChienKhuD (28-08-2012), Congaco_H1R5 (29-08-2012), cuonghanh (01-09-2012), dthavn (01-09-2012), hp007hp (28-08-2012), huyenmapu (29-08-2012), kysoai (28-08-2012), lanhdiensu (29-08-2012), LêMinhKhuê (30-08-2012), mrti (01-09-2012), Nguay (30-08-2012), nhachoaloiviet (28-08-2012), pduythanh (28-08-2012), ppt (28-08-2012), saolaichan9 (01-09-2012), scholes (29-08-2012), song_huong (28-08-2012), tranbinh (30-08-2012), tranquoi (29-08-2012), trung_cadan (28-08-2012), vokontum (28-08-2012), vuminh999999 (28-08-2012) |
|
||||
Nhì Phương
Tổng đốc Phương Tổng đốc Phương tên thật là Đỗ Hữu Phương sinh năm 1841 tại Chợ Đũi (Sài Gòn), cha ông là Bá hộ Khiêm (gốc Minh Hương) lấy con gái của một quan tri phủ ở Nam kỳ gốc Quảng Nam. Đỗ Hữu Phương biết chữ Hán và nói được một ít tiếng Pháp. Sau khi Pháp chiếm đại đồn Kỳ Hòa (1861), ông nhờ Cai tổng Đỗ Kiến Phước dẫn đến giới thiệu với Tham biện hạt Chợ Lớn là Francis Garnier (là viên đại úy Pháp sau này đã tấn công và chiếm thành Hà Nội do Nguyễn Tri Phương chống giữ. Chỉ ít lâu sau đó, y cũng đền tội do bị quân Cờ Đen phục kích ở Ô Cầu Giấy, Hà Nội). Bước đầu, Garnier cho Đỗ Hữu Phương làm hộ trưởng (bấy giờ Chợ Lớn gồm 20 hộ). Từ đó, Đỗ Hữu Phương cộng tác đắc lực cho Pháp, nhất là trong việc dọ thám và kêu gọi những lãnh tụ nghĩa quân ra hàng. Tuy thế, Phương rất khôn ngoan, chỉ trực tiếp tham gia vài trận cho người Pháp tin cậy như trận đánh vào lực lượng Trương Quyền (con của Trương Định) ở Bà Điểm và truy nã ông này đến tận Bến Lức (tháng 7/1866). Ba tháng sau, Đỗ Hữu Phương và Tôn Thọ Tường đi Bến Tre chiêu dụ hai con trai của Phan Thanh Giản (Phan Tôn và Phan Liêm). Tháng 3/1868, ông xuống Rạch Giá dẹp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực. Nghĩa quân chống trả quyết liệt, Phương suýt chết... Nhờ đó Đỗ Hữu Phương được cất nhắc lên các chức vụ: Tri huyện, Tri phủ rồi Đốc phủ sứ Vĩnh Long (tháng 7/1868)... Từ năm 1872, Đỗ Hữu Phương được chỉ định làm ủy viên Hội đồng thành phố Chợ Lớn, rồi trở thành phụ tá Xã Tây Chợ Lớn (1879). Thời gian giữ các chức vụ này, Đỗ Hữu Phương thường ngầm làm trung gian để giới thương gia người Hoa "đi đêm" (hối lộ) cho các viên chức khác, nhờ đó ông giàu lên mau chóng. Cơ ngơi, sản nghiệp "nứt khố đổ vách", uy danh đến nỗi quan Toàn quyền Paul Doumer khi vào Nam công cán cũng ghé vào nhà Đỗ Hữu Phương thăm và dự tiệc thết đãi. Có lẽ nhờ dịp này mà quan toàn quyền ban đặc ân cho Phương được khẩn trưng một sở đất ruộng lên đến 2.223 mẫu tây. Học giả Vương Hồng Sển viết trong Sài Gòn năm xưa: "Sự nghiệp (của ông Phương) trở nên đồ sộ nhứt nhì trong xứ, phần lớn do tay phu nhân Trần thị gây dựng. Bà giỏi tài đảm đang nội trợ, một tay quán xuyến trong ngoài, làm của đẻ thêm ra mãi, lại được trường thọ, mất sau chồng...". Chính bà vợ của Tổng đốc Phương đã bỏ tiền ra xây trường Collège de Jeunes files Indigènes, tức trường Áo tím (Gia Long) mà bây giờ mang tên trường Nguyễn Thị Minh Khai (nằm trên đường Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM) và cúng dường trùng tu một ngôi chùa khác. Tuy nhiên, những "việc thiện" này không đủ khỏa lấp "thành tích" của Đỗ Hữu Phương trong quan hệ với Thủ khoa Huân. Nguyễn Hữu Huân và Đỗ Hữu Phương vốn là bạn từ thời thơ ấu. Ông Huân sinh năm 1830 và đỗ đầu khoa thi Hương năm Nhâm Tý (1852) nên được gọi là Thủ khoa Huân. Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ (có Định Tường quê ông) thì ông cũng giống như nhiều sĩ phu khác: tham gia kháng Pháp. Ông từng sát cánh chiến đấu bên các lãnh tụ nghĩa quân Trương Định, Vũ Duy Dương (tức Thiên hộ Dương), Âu Dương Lân... Năm 1864, ông bị Pháp bắt và kết án khổ sai, đày đi Cayenne (thuộc địa của Pháp tại Nam Mỹ). Ở tù được 5 năm, Thủ khoa Huân được Pháp ân xá nhờ Đỗ Hữu Phương bảo lãnh và xin chứa chấp ở trong nhà để giám sát, đồng thời đề nghị phía Pháp cho ông Huân làm giáo thụ dạy các sinh đồ vùng Chợ Lớn để lôi kéo họ về phía Pháp. Lợi dụng hoàn cảnh, trong suốt 3 năm, Thủ khoa Huân đã bí mật liên lạc với các Hoa kiều trong Thiên Địa hội, họ mua một thuyền vũ khí để chuẩn bị khởi nghĩa nhưng việc vỡ lở, Thủ khoa Huân trốn khỏi nhà Đỗ Hữu Phương về Mỹ Tho cùng với Âu Dương Lân tiến hành khởi nghĩa lần thứ ba (1872). Hai năm sau, Đỗ Hữu Phương và Trần Bá Lộc đưa quân Pháp truy bắt Thủ khoa Huân. Ông chạy thoát, nhưng 3 tháng sau thì bị Pháp bắt. Ngày 19/5/1875, Pháp cho tàu chở Thủ khoa Huân xuôi dòng Bảo Định về Mỹ Tịnh An và hành quyết ông lúc 12 giờ trưa (Âu Dương Lân sau đó cũng bị Trần Bá Lộc bắt sống và xử tử)... Cụ Vương Hồng Sển bình: "...Tiếng rằng "hiền", là hiền hơn hai ông kia (Trần Bá Lộc, Huỳnh Công Tấn), chớ xét ra một đời mâu thuẫn: lấy một tỉ dụ là đối với Thủ khoa Huân. Che chở cũng y (Đỗ Hữu Phương), đem về nhà bảo đảm và cấp dưỡng cũng y, mà rồi bắt nạp cho Tây hành hình cũng y nốt...". Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam thì Đỗ Hữu Phương được Pháp thưởng Tam đẳng bội tinh, triều đình Huế phong hàm tổng đốc. Trước năm 1975, Sài Gòn có đường Tổng đốc Phương ở quận 5, sau này, đổi thành đường Châu Văn Liêm. Người viết có quen với chị H. là chủ một khách sạn ở đường Phạm Viết Chánh gần bùng binh Ngã sáu (TP.HCM). Qua vài lần tiếp xúc mới biết chị là dâu của dòng họ Đỗ Hữu. Chị H. còn đưa người viết đến Đỗ Hữu từ đường (còn gọi là đền Bà Lớn, nằm trên đường Điện Biên Phủ, P.1, Q.3, TP.HCM). Ngôi từ đường này được xây cất từ năm 1904, dùng làm nơi an táng và thờ cúng của dòng họ Đỗ Hữu. Ngôi từ đường hơn 100 tuổi này nay đã xuống cấp trầm trọng nhưng không được tu sửa bởi có sự tranh chấp với địa phương. Chị H. còn cho người viết xem gia phả của dòng họ Đỗ Hữu. Cuốn gia phả rất dày, tên Việt chen lẫn tên Tây (ông Đỗ Hữu Phương nhập quốc tịch Pháp từ năm 1881), có cả ảnh những thế hệ con cháu mang hai dòng máu Pháp - Việt. Ở phần những người con của Tổng đốc Phương, có Đỗ Hữu Chẩn (đại tá Quân đội Pháp), Đỗ Hữu Trí (chánh án), Đỗ Hữu Vị (đại úy không quân và là người Việt Nam đầu tiên lái máy bay chiến đấu, tham gia Thế chiến thứ nhất trong quân đội Pháp). Con gái: Đỗ Thị Nhàn có chồng là Hoàng Trọng Phu (con Hoàng Cao Khải) là Tổng đốc Hà Đông, gia phong Thái tử Thiếu bảo, Hiệp biện đại học sĩ. Và Đỗ Thị Dần có chồng là Lê Nhiếp, Tri phủ Vinh Tường (Vĩnh Yên)… |
The Following 17 Users Say Thank You to 6789 For This Useful Post: | ||
123456 (29-08-2012), alex_ferguson (01-09-2012), Congaco_H1R5 (29-08-2012), dethichoo (01-09-2012), dthavn (01-09-2012), huyenmapu (29-08-2012), kt22027 (30-08-2012), lanhdiensu (29-08-2012), mrti (01-09-2012), Nguay (30-08-2012), nhachoaloiviet (01-09-2012), ppt (29-08-2012), saolaichan9 (01-09-2012), scholes (29-08-2012), tranbinh (30-08-2012), trung_cadan (29-08-2012), vuminh999999 (29-08-2012) |
|
||||
Tam Xường
Vị trí thứ ba trong "tứ đại phú hộ" Sài Gòn xưa thuộc về bá hộ Xường. Bá hộ Xường có tên thật là Lý Tường Quan, tên tự là Phước Trai. Lý Tường Quan sinh năm 1842, mất năm 1896. Cho đến nay, cuộc đời và sự nghiệp của Bá hộ Xường sách vở còn ghi chép lại rất ít. Bởi vậy, gốc gác cũng như sự giàu có của Bá hộ Xường chủ yếu còn lưu lại trong những giai thoại mà thôi. Người ta chỉ biết Lý Tường Quan là người Minh Hương, tức là những người Hoa Kiều trung thành với nhà Minh, không chịu khuất phục nhà Thanh nên đến lánh nạn ở miền Nam nước ta. Bá hộ Xường thông thạo cả tiếng Hoa lẫn tiếng Pháp. Do đó, ông trở thành thông ngôn cho Pháp và được chính quyền thực dân tin tưởng, trọng dụng. Các thầy thông ngôn thời đó vô cùng được kính trọng trong xã hội. Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển đã từng viết về những "thầy thông ngôn" này: "Xưa thầy thông ngôn oai lắm: chức làm "interprète" khi đứng bàn ông Chánh (tức thông dịch viên của Tham biện chủ tỉnh) thét ra khói. Khi lại đứng bàn ông Phó, làm tay sai và thông dịch viên cho Phó tham biện, hét ra lửa. Ngày sau thầy thông ngôn có đủ năm làm việc thì được làm một nhiệm kỳ nữa rồi được bổ làm Huyện, lên Phủ, rồi Đốc phủ sứ, làm Chủ quận, đại diện cho quan Pháp trong một vùng, oai thấu trời, oai hơn ông ghẹ". Chính bởi vậy, bá hộ Xường làm thông ngôn, vừa có tiền lại có danh phận. Thế nhưng, sự giàu có và oai phong của nghề thông ngôn không giữ chân được bá hộ Xường. Khoảng năm 30 tuổi, bá hộ Xường từ bỏ địa vị mà nhiều người mơ cũng không có được ấy để bước chân vào thương trường. Lĩnh vực kinh doanh mà bá hộ Xường nhắm đến là dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm như lúa gạo, thịt cá cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Bá hộ Xường dốc tâm sức vào việc kinh doanh thịt cá xuất khẩu, mua đất xây cất biệt thự tại vùng Chợ Lớn để cho thuê và bán. Do gặp thời điểm xuôi chèo mát mái, lại biết khôn khéo lấy lòng các quan Tây để được họ che chở, nâng đỡ, chẳng mấy chốc bá hộ Xường trở thành nhà trọc phú quyền uy, nhất là trong lĩnh vực lương thực - thực phẩm lúc bấy giờ. Dinh thự của ông nguy nga bề thế, tọa lạc trên đường Gaudot, nay là đường Hải Thượng Lãn Ông. Tuy nhiên, sau khi bá hộ Xường qua đời, tài sản của ông bị con cháu ăn xài, phung phí hết. Trước năm 1975, mộ của ông vẫn còn ở Gò Vấp, nhưng nay không tìm ra dấu tích. Cái mà nay còn lại là khu nhà mồ cổ khá kiên cố do "tôn tử tương tề đồng tâm" xây dựng vào tháng 12 năm 1896, hiện ở gần di tích Địa đạo Phú Thọ Hòa, Tân Bình, Hồ Chí Minh hiện nay. Toàn bộ công trình không đồ sộ nhưng trang khang, khoáng đạt, có nhiều hoa văn, họa tiết tinh tế. Tuy theo lối kiến trúc gôtich nhưng vẫn giữ được dáng dấp Á Đông. Ở giữa nhà mồ, là một cái quách lớn đựng thi thể người chết, bằng đá xanh hình chữ nhật. Nói về sự giàu có của bá hộ Xường, trong sách "Sài Gòn năm xưa" của nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển chép: Hộ Xường, vốn là thông ngôn xuất thân. Sớm sớm xin thôi, ra lãnh thầu cung cấp vật dụng thức ăn cho thị xã. Nhờ khéo tay thêm phùng thời, cự phú không mấy hồi. Còn nhà thấp năm căn nửa xưa nửa nay tọa lạc đường Khổng Tử. Vòng rào sắt trước ngõ chứng rằng mặt tiền ngó ra kinh có lẽ trước kia cao ráo, nay kinh đã lấp, thế vào đây là một con đường cái, thềm lộ bồi đất cao hơn sân nhà, thành thử sân như sâu xuống và vuông nhà đã thấp nay lại càng lụp xụp. Chủ nhà mất đã lâu, gia tài kếch xù, con cái nhiều dòng, phần ăn chia chưa xong. Từ đường họ Lý tại số 292 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố. Khu nhà thờ Bá hộ Xường |
The Following 6 Users Say Thank You to 6789 For This Useful Post: | ||
alex_ferguson (01-09-2012), dthavn (01-09-2012), kt22027 (01-09-2012), mrti (01-09-2012), nhachoaloiviet (01-09-2012), saolaichan9 (01-09-2012) |
|
||||
Tứ Hỏa
Hứa Bổn Hòa, còn gọi là chú Hỏa, Hui Bon Hoa, Jean Baptiste Hui Bon Hoa (1845-1901) vốn là một thương nhân, nổi tiếng nhất trong Tứ đại phú hộ lừng danh nước Việt: "Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa" (Huyện Sỹ – Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương – Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường – Lý Tường Quan và chú Hỏa – Hui Bon Hoa). Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển: chú Hỏa nổi tiếng không chỉ vì sự giàu có mà còn phải kể đến tấm lòng luôn hướng tới cộng đồng của ông. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong sự hình thành bộ mặt thành phố Sài Gòn trong thời gian này. Ông có gốc ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Tên khai sinh là Hứa Bổn Hòa (Hui Bon Hoa). Tổ tiên ông di cư sang Việt Nam sau khi triều đình Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh – được chúa Nguyễn cho định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Về sự giàu có của chú Hỏa thì người Sài Gòn còn có nhiều tranh cãi. Nhưng có một điều chắc chắn là người đàn ông người Việt gốc Hoa này đã khởi nghiệp từ nghề buôn bán phế liệu và lang thang với đôi quang gánh trong nhiều trưa nắng gắt khắp các con phố Sài Gòn vào cuối thế kỷ 19. Nhiều người kể, có dịp vào nhà chú Hỏa lúc trước giải phóng đã nhìn thấy đôi quang gánh đặt trong tủ kính, chưng giữa nhà như vật vừa trang trí, vừa là kỷ niệm thuở hàn vi. Những giai thoại cho rằng, trong một lần thu mua phế liệu, chú Hỏa nhặt được một túi vàng nằm trong chiếc ghế nệm cũ. Cũng có người lại tin rằng, ông mua được một bức tượng đồng bên trong đầy vàng, rồi nhờ biết đọc chữ Hán, nên mua trúng đồ từ thời nhà Minh, nhà Thanh và cả nhà Hán nữa rồi số đồ cổ đó được ông bán đi lấy một số tiền lớn để tạo dựng sự nghiệp. Nhưng, hầu hết các giai thoại này đều không đứng vững trước thời gian và lịch sử. Một giả thuyết khác cho rằng chú Hỏa đã làm việc với một chủ người Pháp, nhờ tính siêng năng lại thật thà nên ông chủ Pháp thương tình, giúp chú vốn liếng mở tiệm cầm đồ và buôn bán. Các giai thoại trên đều mơ hồ nhưng có một thực tế ít ai đề cập đến đó là ngoài sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, chú Hỏa còn có một đầu óc kinh doanh siêu hạng. Ông khởi nghiệp từ đôi bàn tay trắng và nhờ khả năng ấy mà trở nên một đại gia lừng lẫy nổi tiếng trong lịch sử nước nhà. Một giai thoại được xem là có cơ sở nhất trong những năm tháng khởi nghiệp của chú Hỏa là việc chính quyền Pháp thời ấy có mở một cuộc đấu giá thanh lý 20.000 máy truyền tin cũ, không còn giá trị sử dụng. Các ông chủ thầu tại Sài Gòn thời ấy nghe đến thông tin này thì phì cười bỏ qua. Nhưng là một người từng làm nghề mua bán phế liệu, chú Hỏa nhìn thấy món hời lớn từ những chiếc máy truyền tưởng như vô dụng này. Không có một giá trị nào đối với việc tái sản xuất, nhưng trước đó, chú Hỏa đã một lần phân loại thành công vàng từ một chiếc máy truyền tin như vậy. Vận dụng tất cả những mối quan hệ, mượn tiền, vay vốn, ông cầm cố tất cả tài sản để kiếm cho đủ số tiền mua trọn bộ 20 ngàn cái máy truyền tin phế thải. Sau khi phân kim, chú Hỏa thu được một số lượng vàng khá lớn, từ số tiền này và với tầm nhìn chiến lược của một nhà kinh doanh đại tài, ông đã xây dựng nên sự nghiệp. Khách sạn Majestic xưa ... ....và nay, vốn là một tài sản của chú Hỏa Bảo tảng Mỹ thuật Tp.HCM - nhà cũ của chú Hỏa Khi có vàng, chú Hỏa chuyển sang kinh doanh nhà đất, bất động sản nhờ có óc kinh doanh, đặc biệt là có tầm nhìn xa cả trăm năm, mà bây giờ, người ta gọi đó là "đón đầu quy hoạch". Thời đó, khu chợ Bến Thành bây giờ chỉ là một vũng lầy; đất trống Sài Gòn, Gia Định thì giá rẻ như bèo. Bắt được tin tức người Pháp có kế hoạch lấp vũng lầy để xây một cái chợ mới, nằm sát ngôi chợ đã có gọi là Chợ Cũ ngày nay, chú Hỏa tung tiền ra mua toàn bộ vùng đất vừa mới lấp. Một vụ giao dịch rất táo bạo, vì thời đó, không có kiểu giao dịch bất động sản nào theo kiểu này. Sau khi khu chợ mới xây xong, ngày nay là Chợ Bến Thành thì trong tay chú Hỏa có 20.000 căn nhà phố cho thuê. Trong số hàng nghìn căn nhà của chú Hỏa có những công trình rất lớn còn tồn tại đến ngày nay, và không hề bị lỗi thời như: Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn , khu nhà khách Chính phủ, nhiều ngân hàng, trụ sở mua bán ở khắp Sài Gòn. Bất động sản của ông còn là các công trình nhà riêng, chùa chiền, bệnh viện khác, các công trình này đóng góp một vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ mặt thành phố Sài Gòn. Người Sài Gòn xưa từng có câu truyền khẩu nổi tiếng "đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa". Nếu như chú Hỷ là ông "vua tàu bè" có tàu Thông Hiệp chạy khắp Nam kỳ – Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông "vua nhà đất" với gia sản là các căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn. Nếu tính giá trị ngày hôm nay của lượng bất động sản ấy thì sẽ là một con số không thể tưởng tượng nổi. Khi có được vốn liếng, ông thành lập Công ty Hui Bon Hoa và các con, cực thịnh vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có những đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng thành phố Sài Gòn. Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong một tác phẩm của mình: "Hui Bon Hoa có nhiều con cháu luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh, khi ấy ngân hàng mới phát bạc. Nhờ giữ gìn có phương pháp cho nên sự nghiệp Hui Bon Hoa ngày càng đồ sộ thêm mãi, không sứt mẻ mảy may nào". Dù một phần lớn phố xá Sài Gòn thời ấy là của Công ty Hui Bon Hoa làm chủ, nhưng công ty này được tiếng là "rất biết điều" và không bao giờ làm khó người mướn phố. Lúc trở thành một đại gia danh tiếng, ông tự đặt tên Pháp cho mình là Jean Baptiste Hui Bon Hoa. Theo các giai thoại, lúc sinh thời, nhờ sự giàu có của mình, nhà cầm quyền người Pháp dù rất hách dịch với quan chức và nhân dân người Việt, nhưng đối với chú Hỏa thì phải một mực cầu thân. Nhưng không chỉ nổi tiếng trong nước, bấy giờ, chú Hỏa còn lừng lẫy khắp Đông Dương không chỉ bởi gia sản kếch sù mà còn bởi sự thức thời. Ông có hơn 10 người con thì hầu hết được cho đi du học tại các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Nhật… Được biết, các con ông ai nấy đều học hành thành đạt, mỗi người đều được nhập quốc tịch, được lưu lại làm việc ở nước sở tại. Từ sau năm 1975, con cháu chú Hỏa hầu như đều đã ra nước ngoài sống. Thậm chí, sự nổi tiếng của chú Hỏa còn để lại cả những rắc rồi sau này cho những người không hề có liên quan đến ông. Chú Hỏa đã chết từ đầu thế kỷ trước nhưng vẫn đứng tên trên giấy báo và hóa đơn tiền nước. Mặc cho chủ nhà thay đổi qua nhiều đời nhưng hóa đơn tiền nước của một dãy phố tại Chợ Lớn vẫn là tên người chủ đời đầu đã chết cách đây cả trăm năm. Với gia phong hết sức quy củ, sinh thời, chú Hỏa và con cháu sống trong một tòa nhà tọa lạc tại số 97 đường Phó Đức Chính, quận 1, ngày nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Như vậy, trải qua gần 100 năm mà tòa nhà tọa lạc tại số 97 đường Phó Đức Chính, quận 1, ngày nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM – nơi chú Hỏa từng sinh sống – vẫn sừng sững với dáng dấp cổ kính, tĩnh lặng. Điều này làm cho những giai thoại về chú Hỏa càng thêm bí ẩn. Giai thoại về con ma nhà họ Hứa đã ra đời tại dinh thự này. (Tổng hợp nhiều nguồn) |
The Following 12 Users Say Thank You to 6789 For This Useful Post: | ||
alex_ferguson (01-09-2012), BaKjen (02-09-2012), Congaco_H1R5 (01-09-2012), dethichoo (01-09-2012), dthavn (01-09-2012), Flo5658 (01-09-2012), huyenmapu (01-09-2012), kiem_go (01-09-2012), kt22027 (01-09-2012), mrti (01-09-2012), nhachoaloiviet (01-09-2012), saolaichan9 (01-09-2012) |