Tin tức - Sự kiện   /  Ngân hàng thông tin  /  Tiềm năng du lịch  /  Di tích Lịch sử - Văn hóa
ĐÌNH VƯỜNG
Ngày đăng: 09/11/2014

Đình Vường ở thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên. Đây là ngôi đình đẹp; qui mô lớn và có kết cấu kiến trúc hoàn hảo nhất ở Bắc Giang nếu nói về nguyên mẫu ban đầu.
Đình Vưòng là công trình kiến trúc nghệ thuật của thế kỷ XVIII, đã gần ba trăm năm nay chưa hề có một lần trùng tu nào lớn. Bởi thế nó rất hấp dẫn đối với những ai có tình cảm yêu thích những giá trị văn hoá cổ kính ban đầu của các công trình kiến trúc nghệ thuật.

Đình Vường, thôn Hậu, xã Liên Chung (đình Thịnh Vượng)

Tiếc rằng cho đến nay do đình nằm ở vị thế không thuận tiện giao thông hiện tại nên chưa thu hút được sự chú ý của khách tham quan, nghiên cứu bởi nó nằm sâu trong khu vực núi Dành. Tuy thế, Đình Vường có những thế mạnh bởi tiềm năng của vùng văn hoá núi Dành còn tàng ẩn, chưa được khai thác bởi điểu kiện kinh tế - văn hoá hiện nay còn hạn chế. Do dó có thể nói rằng trong tương lai khi vùng văn hoá núi Dành được chú ý, được quan tâm để trở thành khu nghỉ an dưỡng, nghỉ cuối tuần, hay khu du lịch của trung tâm Bắc Giang thì Đình Vưòng sẽ có một vai trò lớn của vùng văn hoá này. Cách nhìn tổng quan như vậy không chỉ cho Đình Vưòng mà còn cho cả một hệ thống di tích thuộc sơn phận núi Dành - Một núi lớn ở phía tây thị xã Bắc Giang và ở phía đông huyện lỵ Tân Yên. Do đó muôn biết Đình Vương thiết tưỏng cũng nên tìm hiểu đôi chút về núi Dành của vùng đất Tân Yên.
Núi Dành còn có tên là núi Chung Sơn. Sách Đại Nam nhất thông chí chép "Núi Chung Sơn: Ở xã Bảo Lộc Sơn, thuộc địa giới Yên Thế; sản xuất ra sâm nam và cỏ thi". Núi Dành nổi lên ở phía đông huvện Tân Yên, thế núi lớn, uyển chuyển uốn lượn uyển chuyển đẹp đẽ, quanh năm soi bóng xuống dòng sông Thương, đỉnh cao nhất của núi khoảng 100m so với mặt biển. Sơn phận của núi thuộc hai xã Việt Lập và Liên Chung hiện nay. Xung quanh núi có các làng: Lãn Tranh. Hậu (Vường), Um, Nguyễn, Bên, Cống, Chùa, Hoa. Núi Dành là khốỉ núi đất, trên núi rất nhiều thông, bởi thế cảnh sắc đẹp đẽ, u tịch và mát mẻ.
Trong sơn phận núi Dành có các di tích cô, đó là: Lăng dá quan Thái Bảo, chùa Thú, chùa Không Bụt, đình Nguyễn, đình Vường, đình chùa Lãn Tranh, mộ quan Nguyễn Đắc Thọ, đền Núi Dành...
Hàng năm, vào ngày hội lệ Đình Vưòng, đình chùa Lãn Tranh, chùa Thú, đền núi Dành. hoặc trong dịp đầu xuân, khách thập phương đến hội và leo núi ngắm cảnh rất đông. Những ai đã từng lên đỉnh Núi Dành thăm đền Dành không thể không ngạc nhiên bởi sự đẹp đẽ, nên thơ của vùng đất Bắc Giang khi đã được thu vào tầm mắt. Vì thế núi Dành đã có thơ:


NÚI DÀNH
Phiên âm:


Trung Sơn vân vụ ủng
Cổ tự ẩn bách tùng
Thương giang hưu hoàn thuỷ
Thôn dã uẩn yên hùng
Huề trượng đăng sơn lĩnh
Bao quát cẩm tú hình
Phong suy tình ngoạn mục
Ấu lão lạc đồng chinh
Tảo thần đông nhật xuất
Hoà cốc sắc thanh thanh
Xuân thi để sơn hạ
Ký khách nhập hội Dành


NÚI DÀNH
Dịch nghĩa:


Núi Dành mây bao che
Chùa cổ trong tùng bách
Sông Thương nước vòng quanh
Xóm làng khói thấp thoáng
Chống gậy lên đỉnh núi
Xem ngắm cảnh gấm hoa
Gió đưa tình ngoạn mục
Chiêng trống giục trẻ già
Buổi sớm mặt tròi lên
Đồng quê xanh sắc lúa
Bên núi đề thơ xuân
Gửi khách về hội Dành

Vì núi Dành đẹp như thế, lại có sản vật quí và có dân tục thuần hậu nên tự nó vẫn thu hút được lòng người đến với các vần thơ:


"Sâm nam nôi tiếng núi Dành
Chợ đầy nhan nhản những hành Trung Sơn
Sông Thương uốn khúc lượn quanh
Cá nhiều, tôm sẵn, Lãn Tranh giỏi chài
Và xứng là vùng quê văn hoá:
Rủ nhau xem hát làng Ngò
Xem tuồng làng Trũng xem trò Tưởng Sơn
Thứ nhất hội chợ chùa Bà
Thứ nhì dinh Đĩnh, thứ ba điếm Ngùi
Tiếng đồn chùa Thú vui thay
Bên kia Hương Hậu, bên đây cầu Cần
Có dường quần ngựa vui xuân
Thi diều đốt pháo thôn dân tưng bừng.


Trải bao năm đã qua đi, cái nền vùng văn hoá núi Dành ấy vẫn là nguồn sinh lực làm cho vùng đất này sông động và đi lên.
Đình Vường nằm ở thôn Hậu. Thôn Hậu cũng là Hương Hậu mà củng gọi là làng Vưòng, thôn Vường. Thôn Vưòng trước năm 1945 thuộc xã Chung Sơn, tổng Tuy Lộc Sơn, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Dưới thời Lê, đình thuộc thôn Hậu, xã Chung Sơn tổng Bảo Lộc Sơn, huyện Yên Thế, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc.
Do đình nằm ỏ thôn Hậu nên đình có tên gọi theo tên làng. Tuy thế đình vẫn có cái tên chữ là: Đình Thịnh Vượng. Thịnh Vượng là do chữ làng Vường mà ra.
Ở địa phương hiện nay không ai rõ ngôi đình cũ ra sao. Truyền tích cho biết rằng nơi đây khi chưa có đình lớn, thì cũng chưa có đình Vường mà chỉ có ba thôn nhỏ. Đó là làng Non, làng Cống và làng Đống. Ba làng ấy ở bên nhau đã lâu đời chung khoán ước, lệ làng. Cùng chung lưng đấu cật xây dựng làng quê. Làng Cống thòi ấy còn gọi là Cống Phường. Cống Phường có điểu lạ chưa mấy ai hiểu là vì họ xây nên một ngôi chùa lớn. Trong chùa không có một ông Bụt nào vì thế chùa Cống gọi là chùa Không Bụt. Ngày rằm - mồng một, ngày tết, ngày lễ dân vẫn lên chùa thắp hương ở các nồi hương đặt trên các bệ của chùa. Sau đó ba làng hợp lại thành một mang tên làng Vường (hay làng Hậu) thì cũng vào thời điểm ngôi đình ra đời. Xem xét các tư liệu chữ Hán ở đình và căn cứ phong cách kiến trúc ngôi đình có thể xác định Đình Vường là công trình của thế kỷ XVIII.
Đình Vường được xây dựng trên một khu đồi nhỏ bên làng Vường. Đồi ấy vì thế có tên là Đồi Đình. Đình nhìn vê hướng nam; Phía trước là núi Dành, sau lưng là làng Hậu; bên trái là xóm Cống, bên phải là xóm Giữa. Cảnh quan của đình thoáng đãng, đẹp đẽ. Cách đình không xa, về bên trái là dòng sông Thương đưa nưốc về xuôi.
Toàn bộ khu đình xây dựng hoàn hảo gồm các công trình đại đình và tả vu, hữu vu, sân, vườn, tam quan. Toà đại đình đặt trên đỉnh gò đồi, bố cục mặt bằng theo kiểu chữ công gồm ba hạng mục: Đại đình, ống muông, hậu cung. Đại đình có ba gian hai trai, kết cấu vì kèo, chồng giường giá chiêng. Ống muống rộng, ba vì nối toà đại đình với toà hậu cung ba gian thành một khối chắc chắn. Trong toà đại đình hệ thông sàn, ván còn khá nguyên vẹn. Toà đại đình và toà hậu cung được ngăn cách bởi hệ thống cửa cấm đóng kín chỉ mở khi làm lễ.
Trên các vì của toà đại đình, người xưa đã chạm khắc lên các cấu kiện những hoạ tiết hoa văn mang phong cách thời Lê Trung hưng khá độc đáo. Đó là các bức phù điêu ở cửa võng, đầu dư, cốn chồng, kẻ, bẩy... Các bức điêu khắc đó mang chủ đề "ngũ mã đồng quân" "long, phượng, mây, trúc"... Điều độc đáo ở các bức phù điêu này cũng tương tự như chùa Không Bụt. Đó là sự không đủ bộ được thể hiện ở chủ để tứ linh, tứ qúi. Mặt khác tính cách dân gian phóng túng của các mảng điêu khắc cũng rất đậm nét. Ở một số mảng long - phượng đã được tạc các chú tễu cỏi trần tay vuốt râu rồng; hoặc hình chim phượng lại biến thành một cặp nam - nữ đầu người mình chim. Trên khám thờ bưng gỗ đủ cả long ngai, bài vị và những đồ thờ tự khác, ở hai gian bên đại đình có đôi ngựa hồng ngựa bạch và đôi hạc thờ rất lớn đặt trên nền đá xanh ở gian giữa làm theo lối lòng thuyền.
Đình Vường còn đủ hệ thống cửa bức bàn chạy suốt năm gian. Bổn góc đình để đỡ đầu đao và để tạo dáng đã được xây tường gạch đỡ tàu đao. Toàn bộ phần mái đình được lợp bằng ngói mũi cổ dày dặn, sóng đểu đẹp đẽ. Hệ thống bờ dải nóc, đao trái được trát đắp và đặt gạch trang trí hoa chanh làm cho mái đình thanh tao trang nhã. Bốn đao đình và hai đầu nóc được kê xếp đắp đặt các đao sành gốm bay vút lên như cánh diều no gió, rất đẹp. Dọc bờ dải hoa chanh các con nghê, con kìm, con sấu được gắn đặt bên các hình rồng hài hoà, ngộ nghĩnh. Những con giống bằng gốm này đều là sản phẩm chính gốc thời Lê ít ngôi đình còn có. Do dó chúng cũng như những hình con rồng, con phượng đục khắc ở trong đình đã trở thành các mẫu, các tiêu bản để làm mẫu so sánh và xác định cho các ngôi đình, ngôi chùa khác.
Sự hoàn hảo của ngôi Đình Vường đã làm cho nó trở thành độc đáo và tiêu biểu có thể coi là một nguyên mẫu trong ba ngôi đình nguyên mẫu của Bắc Giang. Có điều ở nguyên mẫu này chưa bị sự tu sửa làm biến đổi. Song cũng tiếc rằng, Đình Vưòng lại mất đi toà tả vu, hữu vu và cổng tam quan. Tuy là công trình nhỏ, phụ song nó cũng làm cho cảnh quan của Đình Vường kém phần bề thế, đẹp đẽ.

Núi Dành, xã Liên Chung 

Đình Vường được xây dựng lên để thờ đức thánh Cao Sơn - Quý Minh. Hai vị thánh này ngự ỏ trong cung cấm. Ở phía trên cung cấm có khắc bốn chữ "Thánh cung vạn tuế" rất lớn để nói rõ rằng việc tôn thờ hai thánh là bất di bất dịch.
Trong tín ngưỡng thờ đức thánh ở đây, dân thôn đã thiết lập nên tổ chức hàng giáp để thực hiện lệ làng ở làng và đình. Cả làng có 14 dòng họ theo về 3 giáp 4 xóm. Ba giáp là: Giáp Đông, giáp Đoài và giáp Giữa. Hàng năm hội đình tổ chức vào 16, 17, 18 tháng giêng và trung tuần tháng 8. Qui định 3 năm một lần mở to và 2 lần mở nhỏ. Lại mở hội ba đình của ba thôn: Đình Vường thôn Hậu, đình-Đanh thôn Vũ Bến, đình Giữa thôn Nguộn gọi là hội ba đình vào tháng giêng. Đám rước từ đình nọ sang đình kia kéo dài hàng cây số, nhộn nhịp khắp cả vùng, rộn rã trong làng ngoài núi. Trong những dịp ấy dân làng Hậu lại đón dân kết ước Cao Thượng xuống chơi tại đình để giữ gìn mối tình đoàn kết lâu đời bền vững.
Trong thời gian cả nước tiến hành hai cuộc cách mạng độc lập dân chủ và chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Đình Vưòng đã trở thành một cơ sở của các cơ quan nhà nước.
Gần đây một sô cấu kiện của đình do lâu ngày ải cũ đã làm cho ngôi đình xuống cấp. Góc đao bị sệ kéo gây lún nứt rất cần được tu sửa. Nhân dân địa phương đã tìm cách khắc phục sự hư hại đó song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu bảo tồn về ngôi đình này. Do những giá trị lịch sử - văn hoá của Đình Vưòng nên Bộ Văn hoá-Thông tin-Thể thao đã công nhận bảo vệ tại quyết định số 154-QĐ ngày 25-1-1991.

                                                                                                                                                                                                                                       BBT

 

Thông tin hữu ích