Life is Beautiful

Làng Thổ Hà bên bờ sông Như Nguyệt

, , , ,

Từ mấy thế kỷ trước, dân cư làng Thổ Hà ( xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) đã có nghề làm đồ gốm. Gốm Thổ Hà từng theo thuyền bè xuôi ngược sông Cầu đến mọi miền đất nước. Vậy mà giờ đây, dấu tích nghề gốm thịnh vượng xưa kia dường như chỉ còn vương lại trong ký ức của những nghệ nhân cao tuổi, bảng lảng đâu đó trên bức tường những ngôi nhà cổ được dựng nên bởi vô vàn mảnh gốm vỡ mà vững chãi qua mấy trăm năm.



Từ mấy thế kỷ trước, dân cư làng Thổ Hà ( xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) đã có nghề làm đồ gốm. Gốm Thổ Hà từng theo thuyền bè xuôi ngược sông Cầu đến mọi miền đất nước. Vậy mà giờ đây, dấu tích nghề gốm thịnh vượng xưa kia dường như chỉ còn vương lại trong ký ức của những nghệ nhân cao tuổi, bảng lảng đâu đó trên bức tường những ngôi nhà cổ được dựng nên bởi vô vàn mảnh gốm vỡ mà vững chãi qua mấy trăm năm.



Có hai thứ khiến mọi người nhớ đến xã Vân Hà (huyện Việt Yên, Bắc Giang) nhiều nhất là nghề nấu rượu làng Vân và làng gốm Thổ Hà. Vì cả hai thứ này đã nổi tiếng khắp vùng và là nghề duy trì cuộc sống của người dân. Một ngày đông se lạnh, tôi tìm về làng gốm. Qua bến đò Thổ Hà dừng chân bên hữu ngạn sông Cầu, nơi con đò nhỏ đưa qua đất Thổ Hà, tôi đã cảm thấy được vẻ đẹp của sông nước, mây trời nơi đây. Sông Cầu thật êm ả, hiền hòa. Theo bia "Thủy tạo đình miếu" dựng năm 1692 có ghi "... địa hình sơn thủy, Thổ Hà eo ở phía đông giống như hình con rồng quay lại chầu chốn Tổ. Ở phía tây tựa hình con hổ ngồi chầu về tôn miếu. Ở phía nam thì đỉnh non nguyệt ghi rõ trong sách trời..." Phải chăng địa thế ấy đã giúp cho Thổ Hà trở thành một làng nghề thịnh vượng bậc nhất thời bấy giờ?



Theo gia phả làng nghề và những mẫu hiện vật khảo cổ được tìm thấy thì Thổ Hà là một trong những chiếc nôi của nghề gốm sứ. Sản phẩm của làng nghề đã có thời nổi danh khắp thiên hạ. Từ lúc có nghề gốm đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20, cả làng chỉ sống bằng nghề gốm. Ðồ gốm Thổ Hà được nung ở nhiệt độ cao nên đã thành sành, gốm màu nâu sẫm, thâm tím đanh mặt, gõ trên gốm tiếng kêu coong coong như thép, mảnh gốm có cạnh sắc như dao, đựng chất lỏng không bao giờ thấm qua, đựng chất rắn đầy chặt không bao giờ ẩm mốc. Nhờ có nghề làm gốm mà cuộc sống của người dân trước đây hơn hẳn những nơi khác. Người Thổ Hà vắt đất nhào nặn thành nhiều mặt hàng, từ đồ nặn các cỡ, có thể chứa 350 lít nước, đến chĩnh chõ, chum, vại... mà nhiều làng nghề huyện Quế Võ khi đồ xôi cho hội xuân, nhất định phải có chõ sành của Thổ Hà mới ưng ý. Vì thế mà gốm của làng nổi danh khắp thiên hạ và kéo theo hẳn làng Vọng Nguyệt cùng xã chỉ chuyên làm thuê, chở hàng thuê cho làng.
Nghề làm gốm Thổ Hà xuất hiện từ thế kỷ XIV. Với địa thế thuận lợi là làng ven sông, nơi đây nhanh chóng trở thành một thương cảng gốm tấp nập của vùng Kinh Bắc. Sự hưng thịnh của nghề gốm đã giúp người dân xây dựng một quần thể kiến trúc đình chùa bề thế uy nghi.



Mất nghề, cả làng lao đao
Trong suốt quá trình phát triển, gốm Thổ Hà luôn đi đầu trong việc sản xuất đồ gốm gia dụng. Hầu hết các gia đình ở đất Bắc đều có một hoặc hai sản phẩm của làng trong nhà.
Sau miền Bắc giải phóng, làng nghề chuyển thành hợp tác xã, rồi thành xí nghiệp gốm Thổ Hà. Sản phấm chủ đạo là gốm sành các loại: chum, vại, ống máng nước...theo dòng sông Cầu toả đi khắp đất nước. Thế nhưng bước sang nền kinh tế thị trường, nghề làm gốm ở đây không còn trụ vững, chỉ còn một vài gia đìnn duy trì sản xuất, bởi sản phẩm không có nơi tiêu thụ. Đến năm 1992, nhà kho, xưởng gốm được thanh lý, nghề gốm Thổ Hà thực sự mất hẳn sau gần 6 thế kỷ tồn tại và phát triển.
Nhưng đến đầu những năm 90, cũng giống như bao làng nghề truyền thống khác, gốm Thổ Hà rơi vào tình trạng sản phẩm làm ra không bán được và mai một dần. Do thị hiếu, nhu cầu trên thị trường thay đổi mà những sản phẩm gia dụng không còn phù hợp. Sản phẩm làm ra cứ chất đầy sân, đầy nhà. Rồi không trụ được, cả xí nghiệp và hợp tác xã cứ tan rã dần. Và lò gốm ở đây ngừng đỏ lửa cho đến gần đây. Ông Nguyễn Bá Quyền, Trưởng thôn Thổ Hà ngậm ngùi nói: "Mất nghề đồng nghĩa với mất nghiệp. Từ lúc hình thành làng cho đến tận bây giờ, dân Thổ Hà không làm gì khác ngoài nghề gốm. Nay mất nghề cả làng lao đao. Vì cả làng không có lấy một tấc ruộng. Ðất ở thì khá chật hẹp bình quân mỗi nhà được hơn 50 m2. Mất nghề cũng đồng nghĩa với việc mất đi toàn bộ nguồn thu nhập. Sản phẩm làm ra không bán được, đành bỏ nghề để tìm kế sinh nhai...". Nói đến đây, ông Quyền buồn lắm, vừa vân vê điếu thuốc lào hút một hơi thật sâu để nén cái thở dài. Ông nói: "Hậu quả của việc mất nghề vẫn đeo đẳng người dân Thổ Hà đến ngày nay. Làng đã xoay đủ nghề nào là chạy chợ, làm miến dong, bánh đa nem... giật gấu vá vai vậy mà vẫn thiếu ăn...". Cả thôn có 3.248 khẩu thì có tới 70% là thiếu ăn. Cả làng đều trong tình trạng ăn đong".



Gần một nghìn con người phải loay hoay đi tìm nghề mới. Trong khoảng thời gian từ năm 1990-2000 thì cả làng không còn ai làm gốm nữa”. Trong “cơn gió lốc” của thị trường, do không kịp chuyển mình để thích ứng, nghề gốm ở Thổ Hà đã ngày càng mai một đi. Nhớ nghề cũ, năm 2002, ông Cáp Trọng Tuất quyết định trở lại với nghề làm gốm. Tìm cả làng không còn một lò nung, sân phơi gốm ngày xưa đã được san đi làm nhà ở. Vậy là ông phá hai gian nhà ngang để xây lò nung gốm. Chỉ một cái lò con con mà cũng ngốn của ông 30 chục triệu đồng. Đất chật nên cái cửa lò gốm đành phải để thông với một gian buồng vì không có cách nào khác được. Có lò rồi nhưng mỗi năm ông Tuất cũng chỉ đốt được một hai lò gốm. Không phải vì gốm làm ra không bán được, không phải vì ông thiếu tiền đầu tư mà đơn giản vì ông đã già, các con ông lại đi làm ăn xa và không có ai biết nghề của cha mẹ, một mình ông xoay sở sao cho được?. Trong suy nghĩ, băn khoăn khi tuổi già đã sầm sập đuổi sau lưng, ông lo rằng, chẳng bao lâu nữa, những lớp người còn biết nghề như ông mất đi, ai sẽ nối nghiệp để khôi phục nghề làm gốm?. Một nghề mới muốn “ cấy” được ở một làng quê có khi mất vài chục năm mà chưa chắc đã thành. Vậy mà một nghề truyền thống đã tồn tại qua vài thế kỷ, nay lại để thất truyền thật đáng tiếc lắm thay. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Bá Quyền, trưởng thôn Thổ Hà cho biết : “ Đúng là bây giờ khôi phục lại nghề gốm thật khó, đất ở đây chật chội nên thiếu mặt bằng để xây dựng lò gốm và sân phơi, cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư cho nghề này tương đối lớn, sau bao năm vắng bóng trên thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm gốm không phải dễ dàng, đội ngũ những người nắm được kỹ thuật làm gốm đang ngày càng ít đi. Phải khắc phục được những khó khăn đó mới mong khôi phục được những lò gốm Thổ Hà”
Lửa gốm Thổ Hà giờ chỉ còn leo lét, mỗi năm ngọn lửa ấy chỉ cháy lên một, hai lần trong chiếc lò nung bé nhỏ của gia đình ông Tuất...

Sưu tầm từ internet và bài của Hanoiroxy



Trong chuyến đi của tôi:
Gặp anh Tân, chủ một trong những gia đình hiếm hoi còn đang sản xuất gốm ở làng Thổ Hà. Anh cho biết : " Gốm Thổ Hà làm rất công phu, nếu như đưa 100 sản phẩm vào lò nung mà có 20 sản phẩm ra lò đạt yêu cầu là người thợ phải có tay nghề rất cao mới làm được". Anh còn cho biết: "Nếu như cùng một sản phẩm ở nơi khác làm đựợc 10 cái trong 1 ngày thì gốm Thổ Hà chỉ cho ra được một cái". Như để chứng minh lời nói của mình anh mang một sản phẩm khác ra so sánh và chỉ cho tôi tại sao gốm Thổ Hà lại khó làm đến vậy. Mong rằng anh Tân, với sự yêu nghề truyền thống và đựợc chân truyền bởi 7 người thày giỏi sẽ là người đưa gốm Thổ Hà trở lại thời kỳ hoàng kim như thửo trước, thuở mà làng Thổ Hà còn 10 cây đa cổ thụ 5 ngừời ôm không xuể.

Tất cả về ống kính Canon (1)Cự Đà, làng tương bên bờ sông Nhuệ

Comments

Unregistered user Thursday, April 16, 2009 4:33:55 PM

Anonymous writes: Chào fibi. Entry "Làng Thổ Hà bên bờ sông Như Nguyệt " trên Blog của bạn đã được đưa vào danh sách bài viết hay trong chyên mục " Một nét Việt" trên Blogxalo http://blog.xalo.vn/xemthem.bcm?q=mot-net-viet . Cảm ơn bạn đã có một entry bổ ích về làng nghề truyền thống của Việt Nam dành cho cộng đồng mạng. Hi vọng nhận được sự cộng tác của bạn.Ngày mới vui vẻ nhé!:x

Write a comment

New comments have been disabled for this post.

December 2012
M T W T F S S
November 2012January 2013
1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
31