Trang chủ  |  Tin mới  |  Hỏi đáp  |  Sơ đồ site  |  Hộp thư     TIẾNG VIỆT  |  ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc Hoạt động của UBDT Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa Các Dân tộc Việt Nam Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc Các bài viết tham khảo Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online Tin Hoạt động Chủ trương - Chính sách Thời sự - Chính trị Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội Y tế - Giáo dục Văn hoá - Thể thao Công nghệ - Môi trường Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

 
Sóc Bom Bo trên vùng đất anh hùng

 09/02/2007

Thu hoạch cà phê Bom Bo

Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đồng bào và quân dân tỉnh Bình Phước đã góp sức người, sức của vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhiều tên đất, tên người nơi đây đã in đậm trong trang sử vàng dân tộc, trong đó Bom Bo còn mãi vang danh qua bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của cố nhạc sỹ Xuân Hồng. Bài hát này ra đời trong hòan cảnh nào, mảnh đất Bom Bo hiện nay ra sao? Những điều này đã thôi thúc chúng tôi đến với Bom Bo.

Bom Bo - nơi khởi nguồn của bài hát nổi tiếng

Trước đây, xã Bom Bo thuộc huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước chỉ là một sóc nhỏ thuộc xã Đăk Nhau, với vài chục nóc nhà của các hộ đồng bào dân tộc Xtiêng. Năm 1965, trong chiến dịch Đồng Xòai-Phước Long, nhân dân vùng Bù Nho, Đăk Nhau, Phước Tín... đã không ngại gian khổ, hiểm nguy, tham gia tải đạn, tiếp tế lương thực, thuốc men...phục vụ chiến dịch. Sóc nhỏ Bom Bo ngày đêm âm vang tiếng chày giã gạo của những hộ gia đình đồng bào Xtiêng, để có thêm lương thực tiếp tế cho bộ đội. Những âm thanh và hình ảnh nhịp nhàng tay chày giã gạo nuôi quân, lưng gùi đạn của người dân Bom Bo trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã là nguồn cảm xúc để cố nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác nên bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” nổi tiếng: “...Cách mạng cần gạo nhiều để đánh Mỹ; Sóc Bom Bo sẵn có cối chày đây; Người Bom Bo sẵn có đôi bàn tay; Với tình yêu nước và thù giặc ngày ngày”... Với bài hát này, mảnh đất Bom Bo đã vang danh trên cả nước với truyền thống yêu nước, quật cường, hăng say lao động. Công lao của quân, dân Bom Bo trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Bom Bo ngày mới

Xã Bom Bo hiện nay được thành lập năm 1998, bao gồm 1 phần đất của xã Đăk Nhau và xã Minh Hưng, rộng 12.600ha. Sự đổi thay của cuộc sống hôm nay có một phần sức mạnh qúa khứ hào hùng hun đúc người dân nơi đây. Ông Lê Tuấn Sơn, Chủ tịch UBND xã Bom Bo khẳng định: “Chính truyền thống hào hùng của mảnh đất và con người Bom Bo đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bom Bo hôm nay phấn đấu vươn lên, đạt được những kết quả tích cực về nhiều mặt. Nếu ngày xưa Bom Bo tự hào về truyền thống hào hùng của mình thì hôm nay Bom Bo tự hào vì sự khởi sắc của địa phương”. Quả thực, nếu ai đã từng đến Bom Bo trước năm 2000, bây giờ trở lại hẳn sẽ nhận ra bao sự đổi thay to lớn. Con đường từ ngã ba Minh Hưng vào trung tâm xã Bom Bo dài 12km trước đây mịt mù bụi đỏ, đi lại khó khăn giờ đã được trải nhựa thẳng tắp. Đây là công trình nghĩa tình do UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đầu tư kinh phí xây dựng vào năm 1999. Đến năm 2000, tuyến đường khánh thành đã giúp người dân Bom Bo rút ngắn thời gian ra trung tâm huyện; việc đi lại, học tập, vận chuyển hàng hoá của bà con nông dân cũng dễ dàng hơn. Tuyến đường cuả tình thân ái đã mở ra cơ hội giao thương, phát triển kinh tế cho Bom Bo. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án: 134, 135, xóa đói giảm nghèo, dự án ổn định dân di cư tự do, hỗ trợ, chuyển giao khoa học-kỹ thuật... và sự cần cù vươn lên của bà con mà đời sống các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng ổn định. Hiện 80% số hộ có mức sống từ trung bình đến khá giả, trong đó có hàng chục hộ có thu nhập mỗi năm đạt từ 100 triệu đồng trở lên.

Ông Điểu Xây, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã vốn là người sinh ra, lớn lên ở mảnh đất này và là một điển hình làm kinh tế hiệu quả ở địa phương. Ngoài việc chăm lo, phát triển vườn điều và cà phê, mới đây, ông còn đầu tư xây dựng cây xăng. Ông cho biết, nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ mỗi năm đã mang lại nguồn thu gần 200 triệu đồng cho gia đình. Ông Điểu Xây là đại diện cho lớp người dân tộc thiểu số mới ở Bom Bo hôm nay–không trông chờ, ỷ lại, chủ động vươn lên và biết làm giàu chính đáng. Với những người như thế, dễ hiểu vì sao cũng là xã thuần nông với 94% số hộ nông nghiệp mà chỉ chưa đầy 10 năm kể từ ngày thành lập, Bom Bo đã có sự thay đổi vượt bậc. Cả xã có trên 5.000 hộ dân thì tỷ lệ hộ khá giàu chiếm 25%; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể. Theo thống kê cuả địa phương, tòan xã có trên 400 hộ có thu nhập hàng năm từ 40 - 100 triệu đồng; 320 hộ gia đình có thu nhập hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên. Có 10 thôn thì 7 thôn của Bom Bo đã có điện lưới quốc gia; 50% số hộ gia đình được sử dụng nước sạch, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng; trẻ em được đến lớp đúng độ tuổi. Năm 2006, Bom Bo trở thành một trong những xã đầu tiên của tỉnh được công nhận hoàn thành chương trình 135. 

Bom Bo hướng mở thời hội nhập

Tại Bom Bo, điều là cây trồng chủ lực với trên 6.260 ha trong tổng số 7.120 ha cây lâu năm (còn lại là cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái). Nhiều năm qua, lọai cây trồng này đã góp phần rất lớn trong việc ổn định đời sống người dân, vì vậy, trong những năm tới đây, Bom Bo chủ trương tiếp tục duy trì loài cây trồng truyền thống này theo hướng thâm canh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; đồng thời phát triển một số cây trồng mới như cây mít nghệ, tre lấy măng, chăn nuôi đại gia súc... Là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, lại là mảnh đất lịch sử nên vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch cũng được địa phương đặt ra. Chủ tịch UBND xã Lê Tuấn Sơn cho biết: “Sắp tới, cùng với việc phát triển kinh tế, chúng tôi còn xây dựng Bom Bo thành một điểm du lịch văn hóa, qua đó, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với mảnh đất Bom Bo”. 

Bên cạnh đó, Bom Bo còn có thêm niềm vui khi dự án “Xây dựng trung tâm bảo tồn văn hoá dân tộc Bom Bo giai đoạn 2006-2010” do Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư đã được khởi động. ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh Bình Phước nhấn mạnh: “Chúng tôi chỉ mong muốn, dự án sẽ góp phần giúp du khách thêm hiểu những giá trị văn hoá, lịch sử của vùng đất này”...

Sức sống mới đang bừng lên trên mảnh đất Bom Bo anh hùng.

Bài và ảnh: Thanh Phương-Ngọc Thúy

[ Quay lại ]
Các tin khác
 
  • Ngân hàng chính sách xã hội "bà đỡ" của hộ nghèo (02/2007)
  •  
  • Ca cháo tình thương (04/2007)
  •  
  • Xuân ấm no trên đỉnh Y Tý (02/2007)
  •  
  • Đồng bằng sông Cửu Long có thêm nhiều “thần đèn” (02/2007)
  •  
  • Chàng trai Giẻ-triêng chịu khó làm ăn (02/2007)
  •  
  • Noong Lếch một lòng theo Đảng (02/2007)
  •  
  • Cốm dẹp - đặc sản làng nghề ở Sóc Trăng (02/2007)
  •  
  • Tết Nguyên đán với dân tộc Khmer (02/2007)
  •  
  • “Hoa rừng” Tây Bắc trong ngày hội xuân (02/2007)
  •  
  • Nét độc đáo trong lễ hội phồn thực ở Phong Châu, Phú Thọ (02/2007)
  •  

     

    TÌM NHANH

    TIN MỚI CẬP NHẬT

     
    Bài ca về sự hy sinh thầm lặng gieo chữ nơi vùng khó

     
    Liên hợp quốc bầu thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2013-2015

     
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ma-xê-đô-ni-a

     
    Thực hiện Nghị định 71: Xử phạt xe không chính chủ, hiểu thế nào?

     
    Ủy ban Dân tộc tiếp đón Đoàn đại biểu Ủy ban Dân tộc nhà nước Trung Quốc sang thăm và làm việc tại Việt Nam

    THÀNH VIÊN
    Người online:
    Khách: 225
    Thành viên: 0
    Tổng số: 225
    Số người truy cập: 47,946,097


    Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
    Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
    Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
    Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
    Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke.
    Execution time: 0.2 secs