551

Hoang tàn thành cổ Biên Hòa

Xem tin gốc 

QĐND - 7 tháng trước 204 lượt xem

QĐND Online - Là tòa thành đầu tiên ở đất Nam bộ, nơi đánh dấu những bước tiến vàng son thủa cha ông ‘mang gươm đi mở cõi’ và tới tận ngày nay, nhóm các nhà khảo cổ học vẫn đang tìm thấy thêm được rất nhiều tư liệu, hiện vật quý hiếm về lịch sử và con người thời kỳ chúa Nguyễn như đồ gốm, đồ đồng, đồ sắt ở đây. Một di tích được xếp hạng văn hóa lịch sử có các giá trị quý báu như vậy nhưng hiện nay, bất kỳ ai nhìn cũng cảm thấy đau xót bởi sự thật nó chỉ còn là một dãy nhà hoang tàn đổ nát.

Theo sử sách cũ, thành cổ Biên Hòa (nằm trên đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, TP Biên Hòa, Đồng Nai) được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 14-15 với tên ban đầu là Thành Cựu. Thành được thiết kế dài hơn 300 trượng (với 1 trượng tương đương khoảng gần 5 m), cao gần 1 trượng, dày hơn 1 trượng. Bên ngoài tòa thành, xung quanh bốn mặt tường, các tuyến giao thông hào được đào rộng 4 trượng, sâu 0,6 trượng. Thành có 4 cửa và 1 kỳ đài (là cửa phía chính điện). Mỗi cửa có cầu đá bắc ngang qua hào để làm lối lưu thông ra vào. Đến thời vua Minh mạng, Thành Cựu được đổi tên là thành Biên Hòa và giữ tên đó tới ngày nay.

Thành Biên Hòa đang xuống cấp trầm trọng

Trải qua rất nhiều biến động, qua hưng phế thời cuộc và chiến tranh, thành Biên Hòa chính là ngôi thành cổ duy nhất còn sót lại trên đất Nam bộ hiện nay. Nơi đây đã từng ghi dấu ấn nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc khai phá đất Đàng Trong thời chúa Nguyễn, cũng như trong giai đoạn chống Pháp và Mỹ sau này của nhân dân vùng Biên Hòa-Đồng Nai.

Tuy nhiên, hiện, thành rơi vào tình trạng bị rêu phong, đổ nát, hoang phế và bị chiếm dụng làm chốn để xe, chứa bàn ghế các quán cà phê, tập kết vật liệu xây dựng, sắt thép. Khảo sát một vòng quanh di tích, chúng tôi được biết, thành chỉ còn lại những bức tường bằng đá ong liên kết với nhau bao quanh diện tích chừng hơn 10.000 m2. Các hạng mục, công trình bên trong thành hầu như không còn nguyên vẹn. Hai ngôi biệt thự ở hướng Tây - Bắc và hướng Tây – Nam; 2 lô cốt ở phía Đông và phía Bắc thành; các đoạn tường thành và móng thành vẫn còn, nhưng trong tình trạng không nguyên vẹn và đang xuống cấp vô cùng trầm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thành Biên Hòa không được coi sóc, bảo quản trong một thời gian dài cả trăm năm cộng với sự thiếu ý thức của người dân địa phương. Theo thẩm định của cơ quan chức năng thì mức độ tổn thất của tường thành là 70%, còn nội thất thiết bị của nhà cổ phía Tây đã bị tổn thất hoàn toàn, thang và cửa hỏng 90%...

Để cứu lấy di tích lịch sử thành Biên Hòa, thiết nghĩ chính quyền địa phương cần nhanh chóng bảo vệ công trình được cha ông xây dựng mấy trăm năm qua đang sắp thành... đống hoang tàn.

Bài, ảnh: Đoàn Xá


Từ khóa liên quan

Địa danh trong nước
Danh từ riêng
Cụm từ
Động từ
Danh từ
Tên người
Địa danh thế giới

Tin đọc nhiều

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Về đầu trang