Đồng Tháp
Đồng Tháp
|
||||
---|---|---|---|---|
Tỉnh | ||||
Biểu trưng |
||||
Khu A cổng chính Trường ĐH Đồng Tháp , Thành phố Cao Lãnh |
||||
Địa lý | ||||
Tọa độ: | ||||
Diện tích | 3.377,0 km²[1] | |||
Dân số 2011 | ||||
Tổng cộng | 1.673.200 người[1] | |||
Mật độ | 495 người/km² | |||
Dân tộc | Việt, Khmer, Hoa, Ngái | |||
|
||||
Hành chính | ||||
Quốc gia | Việt Nam | |||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | |||
Tỉnh lỵ | Thành phố Cao Lãnh | |||
Chính quyền | ||||
Chủ tịch UBND | Lê Minh Hoan | |||
Chủ tịch HĐND | Lê Vĩnh Tân | |||
Bí thư Tỉnh ủy | Lê Vĩnh Tân | |||
Mã hành chính | VN-45 | |||
Mã bưu chính | 81xxxx | |||
Mã điện thoại | 67 | |||
Biển số xe | 66 | |||
Web: http://www.dongthap.gov.vn/ |
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ ba của Việt Nam và đứng đầu cả nước về sản lượng nuôi trồng thủy sản. Là tỉnh có chỉ số tăng trưởng GDP cao và chỉ số về cạnh tranh kinh tế đứng thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thứ 4 cả nước trong năm 2011.
Mục lục |
[sửa] Địa lý
[sửa] Vị trí
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong giới hạn 10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’-105°56’ kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia) trên chiều dài biên giới 47,8 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km.
Đồng Tháp có hai đô thị loại III là thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc.
Ngoài ra, Đồng Tháp còn có 3 đô thị loại IV gồm: Thị xã Hồng Ngự, Thị trấn Mỹ An và Thị trấn Lấp Vò. Trong tương lai:
- Thị trấn Mỹ An sẽ nâng lên thành Thị xã Mỹ An, đây là Thị xã đầu tiên nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười.
- Huyện Lấp Vò sẽ nâng lên thành Thị xã Lấp Vò.
[sửa] Địa hình
Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 m so với mặt biển. Dòng sông Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng:
- Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng tây bắc-đông nam, nơi cao nhất không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m.
- Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8-1,0 m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m.
Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng.
[sửa] Sinh thái
Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, người ta sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm sung, những vườn cò, sân chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có. Đáng chú ý là, Đồng Tháp có Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm. Tràm chim có nghĩa là rừng tràm có chim. Khu bảo tồn thiên nhiên này rộng 7500 ha. Ngoài 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa và nhiều loại động thực vật khác, Tràm Chim còn có 198 loài chim, trong đó có những loài nhiều nơi trên thế giới không có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt là sếu đầu đỏ, loại chim này còn có tên là sếu cổ trụi và tên dân gian Việt Nam gọi là hạc. Trong tâm linh người Việt, hạc là loài chim biểu tượng cho sức mạnh, lòng chung thuỷ và sự trường tồn nên trong đình, chùa và trên các bàn thờ của nhiều gia đình, hạc là vật thiêng được thờ ở vị trí trang trọng.
Ngày 2/2/2012 vườn quốc gia Tràm Chim trở thành khu Ramsar thứ 2000 của thế giới và thứ 4 của Việt Nam.
[sửa] Lịch sử
Đất Đồng Tháp được khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII dưới thời các chúa Nguyễn. Từ đầu thế kỷ XVII, đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp. Thời Gia Long, Sa Đéc thuộc huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh.
Ngày 16 tháng 08 năm 1867, Pháp lâp hạt Sa Đéc , 1 trong 24 hạt thanh tra trên toàn cõi Nam Kỳ. Ngày 04 tháng 12 năm 1867, tách huyện Phong Phú ra lập hạt thanh tra mới. Ngày 05 tháng 06 năm 1871, hạt Sa Đéc nhận thêm hạt Cần Thơ vừa bị giải thể. Ngày 30 tháng 04 năm 1872, tách 6 tổng hợp với 1 tổng của hạt Vĩnh Long và 3 tổng của hạt Trà Vinh để lập hạt Bát Xắc, tức Trà Ôn. Từ ngày 05 tháng 01 năm 1876, hạt Sa Đéc bao gồm 9 tổng: Mỹ An với 12 làng, An Hội với 6 làng, An Trung với 8 làng, An Phong với 9 làng, An Thạnh với 14 làng, An Thới với 12 làng, An Tịnh với 6 làng, Phong Thạnh với 6 làng, Phong Nẫm với 11 làng.
Ngày 01 tháng 01 năm 1900, Pháp lập tỉnh Sa Đéc. Ngày 09 tháng 02 năm 1913, tỉnh Sa Đéc bị giải thể, địa bàn chia thành 3 quận Sa Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh nhập vào tỉnh Vĩnh Long. Ngày 29-02-1924, tỉnh Sa Đéc được tái lập, bao gồm 3 quận:
- Quận Châu Thành có 5 tổng: An Hội với 5 làng, An Mỹ với 14 làng, An Thạnh Thượng với 4 làng, An Thạnh Hạ với 5 làng, An Trung với 6 làng.
- Quận Lai Vung có 2 tổng: An Phong với 5 làng, An Thới với 8 làng.
- Quận Cao Lãnh có 3 tổng: An Tịnh với 5 làng, Phong Nẫm với 9 làng, Phong Thạnh với 6 làng.
Sau năm 1956, tỉnh Sa Đéc bị giải thể, địa bàn chia thành 3 quận: quận Sa Đéc nhập vào tỉnh Vĩnh Long, quận Lai Vung và quận Cao Lãnh lập thành tỉnh Kiến Phong. Ngày 24 tháng 09 năm 1966, tỉnh Sa Đéc được tái lập, gồm 4 quận:
- Quận Sa Đéc có 3 tổng: An Trung với 4 xã, An Thạch với 5 xã, An Thới với 4 xã.
- Quận Lấp Vò có 2 tổng: Phú Thượng với 6 xã, Phong Thới với 2 xã.
- Quận Đức Tôn có 2 tổng: An Mỹ Đông với 4 xã, An Mỹ Tây với 3 xã.
- Quận Đức Thành có 3 tổng: Tiến Nghĩa với 2 xã, Ti Thiện với 3 xã, An Khương với 3 xã.
Sau 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Kiến Phong và tỉnh Sa Đéc hợp nhất thành tỉnh Đồng Tháp, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Sa Đéc, bao gồm:
- Thị xã Sa Đéc với 5 xã
- Huyện Hồng Ngự với thị trấn Hồng Ngự và 21 xã.
- Huyện Tam Nông với 13 xã.
- Huyện Cao Lãnh với thị trấn Cao Lãnh và 22 xã.
- Huyện Lấp Vò với 16 xã.
- Huyện Châu Thành với 11 xã.
Ngày 05 tháng 01 năm 1981, chia huyện Cao Lãnh thành hai huyện: Cao Lãnh và Tháp Mười; huyện Cao Lãnh còn 21 xã và thị trấn Cao Lãnh; huyện Tháp Mười có 8 xã; đổi tên huyện Lấp Vò thành huyện Thạnh Hưng.
Ngày 23 tháng 02 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 13-HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chánh một số huyện của tỉnh Đồng Tháp như sau:
- Chia huyện Tam Nông thành hai huyện lấy tên là huyện Tam Nông và huyện Thanh Bình. Huyện Tam Nông gồm có các xã An Long, Phú Ninh, An Hoà, Phú Thọ, Phú Thành, Tân Công Sính, Phú Hiệp, Phú Đức, Phú Cường; trụ sở huyện đóng tại xã Phú Hiệp. Huyện Thanh Bình gồm có các xã Bình Thành, Tân Mỹ, Phú Lợi, Tân Phú,Tân Thạnh, An Phong, Tân Long, Tân Quới, Tân Hoà, Tân Huề; trụ sở huyện đóng tại xã Tân Phú.
- Thành lập thị xã Cao Lãnh trên cơ sở tách thị trấn Cao Lãnh và các xã Hòa An, Mỹ Trà, Mỹ Tân của huyện Cao Lãnh. Thị xã Cao Lãnh gồm có các phường I, II, III, IV và các xã Hoà An, Mỹ Trà, Mỹ Tân.
- Huyện Cao Lãnh sau khi được điều chỉnh địa giới bao gồm các xã Bình Thạnh, Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, Mỹ Xương, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phong Mỹ, Phương Thịnh, An Bình, Nhị Mỹ, Mỹ Long, Mỹ Hiệp, Ba Sao, Phương Trà, Tân Nghĩa; trụ sở huyện đóng tại xã Mỹ Thọ.
Ngày 22 tháng 04 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 41/HĐBT, chia huyện Hồng Ngự thành hai huyện lấy tên là huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng. Huyện Hồng Ngự gồm thị trấn Hồng Ngự và 15 xã Tân Hội, Thường Phước 1, Thường Phước 2, Long Thuận, An Bình A, An Bình B, Bình Thạnh, Thường Lạc, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Thường Thới Tiền, Long Khánh A, Long Khánh B, Phú Thuận A, Phú Thuận B. Huyện Tân Hồng gồm thị trấn Sa Rài và 8 xã Tân Phước, An Phước, Tân Thành A, Tân Thành B, Thông Bình, Tân Hộ Cơ, Bình Phú, Tân Công Chí.
Ngày 27 tháng 06 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 77/HĐBT, chia huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp thành hai huyện lấy tên là huyện Thạnh Hưng và huyện Lai Vung: huyện Thạnh Hưng (mới) có 12 xã Tân Khánh Trung, Tân Mỹ, Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B, Hội An Đông, Bình Thạnh Trung, Bình Thành, Định An, Định Yên, Vĩnh Thạnh, Long Hưng A và Long Hưng B; gồm 23.892 ha diện tích và 160. 544 nhân khẩu; huyện lỵ đặt tại xã Bình Thành. Huyện Lai Vung có 11 xã Tân Dương, Hoà Thành, Long Thắng, Hoà Long, Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hoà, Định Hoà và Phong Hoà; gồm 23.864 ha diện tích và 142.267 nhân khẩu; huyện lỵ đặt tại xã Hoà Long.
Ngày 29 tháng 04 năm 1994, dời tỉnh lỵ từ thị xã Sa Đéc về thị xã Cao Lãnh. Ngày 06-12-1996, đổi tên huyện Thạnh Hưng thành huyện Lấp Vò (lấy lại tên cũ). Cuối năm 2003, tỉnh Đồng Tháp có thị xã Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, và các huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Ngày 16-01-2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 10/2007/NĐ-CP, thành lập thành phố Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cao Lãnh; thành phố Cao Lãnh có 10.719,54 ha diện tích tự nhiên và 149.837 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính, gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 6, 11, Hoà Thuận, Mỹ Phú và các xã: Mỹ Tân, Hoà An, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Mỹ Trà, Mỹ Ngãi.
Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 08/NĐ-CP, thành lập thị xã Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở điều chỉnh 12.216,16 ha diện tích tự nhiên và 74.569 nhân khẩu của huyện Hồng Ngự (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của thị trấn Hồng Ngự và các xã: Tân Hội, Bình Thạnh, An Bình A, An Bình B; 751,72 ha diện tích tự nhiên và 8.380 nhân khẩu của xã Thường Lạc). Thị xã Hồng Ngự có 12.216 ha diện tích tự nhiên và 74.569 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: An Lộc, An Thạnh, An Lạc và các xã: Tân Hội, Bình Thạnh, An Bình A, An Bình B. Sau khi điều chỉnh, tỉnh Đồng Tháp có 337.637,03 ha diện tích tự nhiên và 1.654.680 nhân khẩu, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và các huyện: Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành.
[sửa] Các đơn vị hành chính
Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Đồng Tháp là 1,667,706 người. Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 129 xã, 17 phường, 9 thị trấn, bao gồm:
- 1 thành phố trực thuộc tỉnh (đô thị loại III) là thành phố Cao Lãnh. Thành phố Cao Lãnh đang được đầu tư về nhiều mặt để phấn đấu sớm được công nhận là đô thị loại II.
- 2 thị xã là thị xã Sa Đéc (đô thị loại III) và thị xã Hồng Ngự (đô thị loại IV).
- Thị xã Sa Đéc đang được mở rộng bằng việc thành lập thêm 4 phường và 3 xã, nâng tổng số phường xã lên 10 phường và 6 xã với tổng diện tích trong tương lai là 16.529,85 ha, trở thành thị xã lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khi trở thành thành phố (vào năm 2012), Sa Đéc sẽ là thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn thứ 4 ở đồng bằng Sông Cửu Long sau Long Xuyên, Mỹ Tho và Rạch Giá và từng bước tiếp cận được một số tiêu chí của đô thị loại II.
- Thị xã Hồng Ngự được thành lập vào ngày 30/04/2009 trên cơ sở chia tách huyện Hồng Ngự cũ nhưng vẫn không được đặt tên mới dẫn đến việc tỉnh này vừa có thị xã Hồng Ngự lại vừa có huyện Hồng Ngự (trước đó, Đồng Tháp cũng đã có hai địa phương có trùng tên Cao Lãnh là thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh). Thị xã Hồng Ngự cũng đang nỗ lực để tiếp cận một số tiêu chí của đô thị loại III.
- 9 huyện gồm: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười.
Danh sách các đơn vị hành chính Đồng Tháp | ||||
---|---|---|---|---|
Tên Thành phố/Thị xã/Huyện | Đơn vị trực thuộc | Diện tích (km²) | Dân số | Mật độ dân số(người/km²) |
Thành phố, Thị xã | ||||
Thành phố Cao Lãnh | 8 phường, 7 xã | 107.2 | 172.000 | 1531 |
Thị xã Sa Đéc | 6 phường, 3 xã | 57.86 | 110.646 | 1912 |
Thị xã Hồng Ngự | 3 phường, 4 xã | 122.1616 | 77,959 | 610 |
Các Huyện | ||||
Huyện Cao Lãnh | 17 xã và 1 thị trấn | 491 | 206.220 | 420 |
Huyện Châu Thành | 11 xã và 1 thị trấn | 234 | 156.000 | 667 |
Huyện Hồng Ngự | 11 xã | 325 | 211.000 | 649 |
Huyện Lai Vung | 11 xã và 1 thị trấn | 219 | 154.000 | 703 |
Huyện Lấp Vò | 12 xã và 1 thị trấn | 244 | 178.989 | 734 |
Huyện Tam Nông | 11 xã và 1 thị trấn | 459 | 93000 | 202 |
Huyện Tân Hồng | 8 xã và 1 thị trấn | 291.5 | 79.300 | 272 |
Huyện Thanh Bình | 11 xã và 1 thị trấn | 329 | 151.000 | 459 |
Huyện Tháp Mười | 12 xã và 1 thị trấn | 525.44 | 165.408 | 315 |
Toàn Tỉnh | 14 phường, 129 xã và 9 thị trấn | 3.283 | 1.667.706 | 507 |
[sửa] Biển số xe
- Thành phố Cao Lãnh 66-P1 XXX.XX
- Thị xã Sa Đéc 66-S1 XXX.XX
- Thị xã Hồng Ngự 66- H1 XXX.XX
- Cao Lãnh 66-F1 XXX.XX
- Châu Thành66-C1 XXX.XX
- Hồng Ngự 66-G1 XXX.XX
- Lai Vung 66-L1 XXX.XX
- Lấp Vò 66-V1 XXX.XX
- Tam Nông 66-N1 XXX.XX
- Tân Hồng 66 - K1 XXX.XX
- Thanh Bình 66-B1 XXX.XX
- Tháp Mười 66-M1 XXX.XX
- Xe 4 đến 7 chỗ 66A XXX.XX
- Xe trên 7 chỗ 66B XXX.XX
- Xe tải 66C XXX.XX
- Xe cơ quan (biển xanh) 66A XXX.XX và 66M XXX.XX
- Xe liên doanh 66LD XXX.XX
- Xe sản xuất trong nước do chính phủ phê duyệt thí điểm 66TĐ XXX.XX
- Xe van 66D XXX.XX
- Rơ moóc 66R XXX.XX
[sửa] Kinh tế
- Đồng Tháp có những thành tựu đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như quá trình đô thị hóa. Nhờ đó trung tâm tỉnh lị của Đồng Tháp là thị xã Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc cùng được công nhận là đô thị loại 3. Và trong tháng 1 năm 2007, thị xã Cao Lãnh đã được chuyển thành Thành phố Cao Lãnh.
- Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh.
- Công nghiệp phân bố chủ yếu ở Sa Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh, Lấp Vò. Nhưng phân bố nhiều nhất vẫn là ở thị xã Sa Đéc, với 3 khu công nghiệp A, C và C mở rộng.
- Thương mại- dịch vụ phân bố chủ yếu ở thị xã Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự, Thành phố Cao Lãnh, và các trung tâm huyện. Hiện nay các trung tâm thương mại, các khu đô thị mới và các siêu thị lớn đều tập trung ở Tp Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc.
- Khu dân cư cao cấp đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp đc khởi công vào ngày 28 tháng 03 năm 2010, với tên gọi là Le's Villa. Trong bán kính 2 km, dự án có thể kết nối thuận tiện với các tiện ích sẵn có của khu vực: trường học, bệnh viện, trung tâm thể dục - thể thao, trung tâm thương mại, khu công nghiệp Sa Đéc, làng hoa Sa Đéc, khu cung cấp gạo, khu vui chơi giải trí và cơ quan hành chính sự nghiệp của thị xã Sa Đéc.[1]. Đồng thời khu đô thị cao cấp Sa Đéc đã làm thay đổi lớn trong việc quy hoạch, chỉnh trang cảnh quan kiến trúc, quy hoạch khu dân cư theo mô hình hiện đại, văn minh.
- Hệ thống cảng: cảng Trần Quốc Toản, cảng Tân Cảng Sa Đéc. Cảng Container Tân Cảng Sa Đéc là một trong những cảng container lớn nhất vùng đồng bằng Sông Cửu Long và tương lai, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn sẽ đầu tư xây dựng cảng Quốc tế Thường Phước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa qua hệ thống cảng của Đồng Tháp.
- Năm 2010, Đồng Tháp là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 3 ở Việt Nam. Về công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của Đồng Tháp là trên 23.000 tỷ đồng, đứng thứ 4 vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (sau Tp. Cần Thơ, Long An và Cà Mau).
- Năm 2011, Đồng Tháp là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 4 ở Việt Nam và dẫn đầu cả nước về sản lượng nuôi trồng thủy sản.
- Cuối năm 2012, hai cầu dây văng là cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống sẽ được khởi công. Khi hoàn thành, hai dự án này sẽ tạo nên bước ngoặc phát triển mới của Đồng Tháp và cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
+ Bệnh viện Thái Hòa được đầu tư xây dựng theo thiết kế hiện đại và trang thiết bị tiên tiến đã đi vào hoạt động với đội ngũ y, bác sĩ từ các bệnh viện ở Tp.HCM như Chợ Rẫy, Hùng Vương, Từ Dũ,... góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong Tỉnh và các Tỉnh lân cận.
+ Và nhiều dự án khác về du lịch, khu đô thị mới, cảng sông, khu công nghiệp, khách sạn, cao ốc,...
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng trên địa bàn Đồng Tháp rất phát triển, nhiều ngân hàng đã mở chi nhánh, đã và đang góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của Tỉnh: Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, ACB, Techcombank, Sacombank, MB, PG Bank, VIB, SCB, MHB, DongABank, OCB,VP Bank, MDBank, ABBank, Westernbank, Southernbank, KienLong Bank, Navibank, TRUSTBank,...và nhiều quỹ tín dụng nhân dân hoạt động hiệu quả.
[sửa] Giáo dục
Một số trường tiêu biểu:
- Trường Đại học Đồng Tháp (thành phố Cao Lãnh)
- Trường Đại học Đông Dương (đang được xây dựng,thị xã Sa Đéc)
- Trường Cao Đẳng nghề Đồng Tháp (thị xã Sa Đéc)
- Trường Cao Đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (thành phố Cao Lãnh)
- Trường Cao Đẳng Y Tế Đồng Tháp (Thành phố Cao Lãnh)
- Trường Cao Đẳng nghề Cơ - Cơ Điện Việt - Xô (Thành phố Cao Lãnh)
- Trường Trung cấp nghề Giao Thông Vận Tải Đồng Tháp (Tp. Cao Lãnh)
- Trường Trung Cấp Chính Trị (Thị Xã Sa Đéc)
- Trường Trung Cấp Phật Giáo ( TP Cao Lãnh)
- Trường THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu (thị xã Sa Đéc)
- Trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu (thành phố Cao Lãnh)
- Trường THPT Phú Điền (xã Phú Điền, huyện Tháp Mười)
Đồng Tháp có một hệ thống trường học trên toàn bộ điạ bàn từ thành thị đến nông thôn đến cả vùng biên giới.
[sửa] Đặc sản
- Bánh phồng tôm Sa Giang
- Nem Lai Vung
- Quýt hồng Lai Vung
- Quýt đường Hòa An
- Xoài cát Hòa Lộc
- Chuột đồng, chuột cống nhum Cao Lãnh
- Hủ tiếu Sa Đéc
- Cá linh kho chấm bông điên điển
- Bánh xèo Cao Lãnh
- Khô cá lóc
- Lẩu mắm, Mắm kho bông súng
- Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non
- Sen Tháp Mười
- Rượu sen, hồng sen tửu
- Nhãn Châu Thành
- Cá tra, cá ba sa
- Ốc nhồi tiêu
- Gà đập đất
- vịt nướng Sa Đéc, Cao Lãnh
[sửa] Nhân vật
[sửa] Chính trị - Xã hội
[sửa] Văn hóa - Nghệ thuật
- Ca sĩ Phương Thảo
- Diễn viên Minh Luân
- Nghệ sĩ Lê Bình
- Nghệ sĩ hài Hồng Tơ
- Nghệ sĩ cải lương Hải Yến
- Nghệ sĩ cải lương Trọng Phúc
- Nghệ sĩ cải lương Lê Tứ
- Nghệ sĩ cải lương Phượng Hằng
- Á hậu Dương Trương Thiên Lý
- Mister Việt Nam 2010 Lê Khôi Nguyên
- Ca sĩ Mai Quốc Việt
- Ca sĩ Vũ Trâm Anh
- Nghệ sĩ Nhân dân Diệp Lang
- Nghệ sĩ Ưu tú Minh Nhí
- Ca sĩ Lâm Quang Long
- Ca sĩ Vân Quang Long
- MC Xuân Hiếu
- MC Phương Hiếu
- Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng
- Nghệ sĩ ưu tú Đinh Minh Mẫn
- Diễn viên Hồ Cẩm Hường (Sân Khấu Kịch Tâm Ngọc)
- Nhạc sĩ Cao Văn Lý (Trưởng khoa Âm nhạc dân tộc - Nhạc viện TP.HCM)
[sửa] Thể dục thể thao
- Cầu thủ bóng đá Trần Công Minh
- Cầu thủ bóng đá Phan Thanh Bình
- Đại kiện tướng quốc tế Đào Thiên Hải
- Cầu thủ bóng đá Huỳnh Quốc Cường
- Thủ môn bóng đá Tấn Trường
- Thủ môn bóng đá Kiều Trinh
[sửa] Danh lam thắng cảnh - Du lịch
[sửa] Di tích lịch sử cấp Quốc gia
Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có 14 di tích đã được nhà nước công nhận và xếp hạng cấp Quốc gia là:
- Chùa Kiến An Cung- thị xã Sa Đéc.
- Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc- Tp Cao Lãnh.
- Khu di tích văn hóa Óc Eo Gò Tháp- Tháp Mười.
- Khu di tích cách mạng Xẻo Quýt- Huyện Cao Lãnh.
- Đền thờ Đốc Binh Vàng- Thanh Bình.
- Chùa Cả Cát- Lai Vung.
- Tượng đài Vô tuyến điện Nam Bộ- Tam Nông.
- Tượng đài Giồng Thị Đam- Gò Quảng Cung- Tân Hồng.
- Bia tưởng niệm Bình Thành- Thanh Bình.
- Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê- Sa Đéc
- Di tích đình Long Khánh huyện Hồng Ngự.
- Di tích đình Phú Hựu huyện Châu Thành.
- Di tích đình Tân Phú Trung huyện Châu Thành.
- Di tích đình Định Yên huyện Lấp Vò.
[sửa] Các điểm tham quan khác
- Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường trung tâm thị xã Sa Đéc.
- Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tràm Chim.
- Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.
- Làng hoa kiểng Sa Đéc.
- Chợ đêm Sa Đéc, Cao Lãnh
- Núi Đất & Khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười.
- Chợ Chiếu đêm Định Yên.
- Bãi tắm An Hòa
- Bãi tắm Cồn Tiên
[sửa] Video clip Đồng Tháp
[sửa] Hình ảnh Đồng Tháp
[sửa] Chú thích
- ^ a b “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012.
[sửa] Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về: Đồng Tháp. |
- Website chính thức tỉnh Đồng Tháp
- Thông tin về Đồng Tháp của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam
- Trang thông tin du lịch Đồng Tháp
|