Tượng chùa Sùng Ân và Hoằng Ân: biểu trưng phong cách hiện thực
So sánh các pho tượng Thánh Tăng và Đức Ông thờ tại các chùa ở đồng bằng Bắc bộ, hai bộ tượng chùa Sùng Ân (làng Đông Cao, xã Đông Xuyên, huyện Ninh Giang, tình Hải Dương) có trình độ nghệ thuật tả chân tuyệt vời hơn cả.
Điều ngạc nhiên nhất là ngôi chùa này tọa lạc tại một ngôi làng rất xa thành phố và lại trái đường giao thông. Có thể xưa kia có một vị quan nào đó đã về ở ẩn, hoặc tránh nạn chính trị ở đây. Do vậy ông ta đã xây dựng chùa và đã thuê một nhóm thợ có tay nghề rất cao tạc nên những tác phẩm tôn giáo có trình độ nghệ thuật cao. Chùa có thờ Ngọc hoàng Thượng đế ngồi ở giữa như một vị vua, và Đức Quán Thế Âm như một vị hoàng hậu đang ẵm đứa bé mập mạp, và ở bốn góc có bốn võ sĩ bảo vệ. Rất tiếc một số tượng quý ở chùa đã bị mất trộm. Cũng giống như hệ thống bài trí chư Phật, Bồ-tát, Thánh chúng và các vị Hộ pháp ở các chùa miền Bắc, bộ tượng Thánh Tăng và Đức Ông tại chùa Sùng Ân đượcthờ ở phía phải và phía trái tại ngôi tiền đường. Thánh Tăng A-nan cùng quỷ Tiêu Diện và vị Bà-la-môn được thờ ở bên trái, Đức Ông cùng hai vị quan phụ tá thờ phía bên phải tòa tiền đường. Ở đây ta thấy ngài A-nan nghiêm trang ngồi trên điển tòa, đôi chân trần đặt trên đát, ngài có khuôn mặt chữ điền đầy đặn, đôi mắt tinh anh chứa đầy lòng từ bi, bao dung và thương xót cho các chúng sanh đang trầm luân khổ đau. Tay phải ngài cầm chén nước, tay trái đang bắt ấn cúng dường. Những điểm đặc sắc của pho tượng là tăng phục, chân không mang giày, bên trong mặc nội y chứ không phải áo hậu như các pho tượng khac, bên ngoài ngài khoác y Tăng-già-lê có nhiều ô hình chữ điền-biểu hiện ruộng phúc đức-đầu đội một tấm vải che cả hai vai, cổ đeo dây chuyền bằng vàng trang sức cho khoảng ngực rộng. Các lằn và chéo y được sắp xếp một cách khéo léo và tự nhiên khiến ta có cảm tưởng như thật. Nhìn chung ta thấy pho tượng rất sinh động và có hồn.
Bên phải ngài A-nan là Tiêu Diện. Người nghệ nhân xưa đã tạo hình Tiêu Diện như một vị quỷ vương, người to bụng phệ, mặc áo giáp da, bụng đeo thắt lưng bằng kim loại quý, da màu xanh đậm, mặt mày dữ tợn với hai con mắt to trợn tròn, vành môi đỏ như máu vểnh lên trên, cổ có những bắp thịt cuồn cuộn, cặp lông mày sắc như cặp song đao, trán vồ, có hai sừng vảnh lên bên mép tai. Tay trái Tiêu Diện cầm linh chung, tay phải nắm cứng lại như bóp chặt cái gì trong lòng bàn tay. Ở đây Tiêu Diện có thể được diễn tả là hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm biến thành đại sĩ Diện Nhiên để hóa độ các loài cô hồn quỷ đói đang bị hành hình trong địa ngục hơn là con quỷ đói khát thật sự. Trong nghi Mông Sơn Thi Thực dùng để cúng cô hồn vào thời công phu chiều, sẽ bàn ở phần năm về nguồn gốc nghi lễ, chức năng và ý nghĩa, quỷ Tiêu Diện mà ngài A-nan gặp trong khi ngồi thiền đã đại thừa hóa trở thành Bồ-tát Diện Nhiên Vương. Một vài kinh Mật giáo đề cập đến Bồ-tát Quán Thế Âm vì lòng từ bi thương xót chúng sinh nên đã biến thành đại sĩ Diện Nhiên, đi vào địa ngục để độ các loài ngạ quỷ. Ngài đã tưới những giọt nước cam lồ xuống đầu những linh hồn quỷ đói và cứu chúng bỏ thân quỷ thác sinh về cõi Tịnh độ. Ở chùa Đại Bi, làng Cát Quế, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây có xây động diển tả cảnh này.
Tượng vị Bà-la-môn ở đây cũng được tạo như một vị tướng mình mặc áo giáp da, chân đi dày, quần bó tóm ống. Trái với tượng Tiêu Diện hung tợn, tượng vị Bà-la-môn mang hình ảnh của một con người điềm đạm, trầm tĩnh, và tự tin được biểu hiện khéo léo qua tư thế ngồi vững chắc và diện mạo tươi vui. Nét trầm tĩnh và tự tin biểu hiện rõ nét qua bàn tay chắc nịch đang ve vuốt chòm râu.
Tượng Đức Ông Cấp Cô Độc được tạc như một vị quan có chức tước cao lại giàu sang phú quý. Nhà điêu khắc diễn tả Đức Ông bận áo gấm thêu hoa văn bằng chỉ vàng, đầu đội mũ quan có cánh chuồn chuồn, chân đi giày mũi hài, tay phải cầm quạt trầm phe phẩy. So với y phục của hai vị thị giả hầu cận, Đức Ông trang phục sang trọng và quý phái biểu hiện ông ta là một người giàu sang và chức vị cao quý trong xã hội.
Tượng hai vị thị giả cũng được tạo hình một cách sống động. Bên phải Đức Ông là vị thị giả có tuổi khoảng xấp xỉ 50, mình mặc áo thụng thêu hoa văn phủ toàn thân nhưng để lộ bàn chân trần một cách có ngụ ý. Khuôn mặt của ông ta tươi vui và linh hoạt điểm thêm chòm râu lưa thưa ở cằm càng làm cho pho tượng sống động như người thật. Ngôi bên trái Đức Ông là một vị phụ tá khác tay trái cầm quạt, người này có vẻ mặt nghiêm nghị, tay phải ông ta chống lên thành ghế và tay áo xăn lên tận vai để lộ bàn tay của những bậc tri thức gầy thon với những ngón tay búp măng. Những đường gân xanh chạy dọc theo cánh tay. Những chi tiết nhỏ này càng khiến cho bức tượng trở nên sống động và rất thật. Cả hai vị thị giả đều đội nón của các nhà Nho sĩ tri thức, và đang nghiêng mình về phía Đức Ông như thể đang tranh luận một vấn đề gì đó rất hào hứng. Cách biểu hiện này khiến cho ta có cảm giác hai vị này đang tranh luận giúp đức Ông ý kiến trong việc bảo vệ trẻ em. Đức Ông ngồi ở giữa với bàn tay trái để trước ngực như có ngụ ý rằng tấc lòng đối với trẻ em và người nghèo khổ khó khăn là bản nguyện quan hoài của ngài.
Nói chung cả hai bộ tượng Thánh tăng và Đức Ông thờ ở chùa này rất thực, rất sống động, và rất có hồn. Nhìn vào tượng Thánh Tăng khiến ta cảm nhận rằng ngài đang để hết tâm bố thí cho cô hồn đói khát và cứu độ chúng thoát cảnh ngạ quỷ. Chiêm ngưỡng tượng Đức Ông khiến ta cảm nhận rằng ngài đang thảo luận với hai vị phụ tá về phương pháp bảo vệ trẻ thơ. Các nghệ nhân cũng đã tạo hình những vị thần Phật giáo Ấn trở thành những hình tượng tôn giáo rất Việt và đạt đến trình độ nghệ thuật rất hoàn mỹ. Nhìn qua thân hình các pho tượng điêu khắc rất cân đối, mỗi người mỗi vẻ tương xứng với diện mạo và chức năng của mình. Cách sử dụng màu sắc để diễn tả sắc diện khác biệt của từng pho tượng rất thực, tay chân sống động và y phục phản ảnh chức năng và địa vị của từng người.
Theo lời khắc trên hai tấm bia đá hình dẹp, và cột hương bằng đá dựng trước sân, chúng ta biết rằng ngôi chùa này được xây vào đời Mạc (1527-1592), và được trùng tu vào các năm 1671 và 1693. Dựa vào các bia văn này cũng như phong cách nghệ thuật, chúng ta có thể đoán định rằng các pho tượng này tạc vào những thập niên cuối của thế kỷ XVII.
Khi đề cập đến phong cách tả thực, chúng ta cần phải bàn tới bộ tượng ngài A-nan thờ tại chùa Hoằng Ân (phường Quảng Bá, quận Tây Hồ, Hà Nội). Vì một lý do nào đó chùa không có bàn thờ Đức Ông mà chỉ có bàn thờ Thánh Tăng. Tượng ngài A-nan ở chùa này được diễn tả khác biệt: người điêu khắc diễn tả ngài A-nan đang đứng thẳng tay trái cầm chén nươc, tay phải đang bắt ấn. Hình tượng này rất thực và rất gần gũi với hình ảnh vị chủ sám ngồi đàn chẩn tế cô hồn. Khi làm lễ đến phần tụng thần chú biến thực biến thủy, vị chủ sám đứng dậy rải những hạt nước từ trong chén nhỏ lên vô số quỷ đói khát đang đứng trước mặt. Đây là pho tượng duy nhất tại Việt Nam mô tả một cách linh động về ngài A-nan đang trong tư thế bố thí cô hôn. Ở đây tượng ngài A-nan không còn mang khuôn mặt tạc theo phong cách lý tưởng như đã trình bày ở một số chùa diễn tả ở trên, hoặc không giống hình ảnh một vị thánh Tăng người Ấn, mà là một vị sư có tuổi khoảng 50, với diện mạo và hình dáng một người Việt thuần túy.
Tượng Tiêu Diện có nhiều nét giống một số các tượng bàn ở các đoạn trước. Tiêu Diện có lỗ mũi to, miệng rộng, mày rậm như hai con sâu róm, và hai cái sừng nhơ lên phía trên tai. Tượng Tiêu Diện này không có chút gì giống tượng Tiêu Diện ở chùa Mía diễn tả con quỷ hả miệng lớn phun ra từng cơn lửa nóng bỏng thiêu đốt bên trong. Tuy vậy ta thấy sự hung hăng được diễn tả qua hai bàn tay nắm cứng chặt và hai bàn chân đang tìm cách dẫm nát những ai chống đối.
Trái hẳn với khuôn mặt bặm trợn và dáng đứng hung hãn của quỷ Tiêu Diện, tượng vị Bà-la-môn được mô tả như một người mập có bụng to, tay chân mập mạp, má lớn, tai nhỏ, mũi bự, tóc cắt cao. Mới thoáng nhìn thân hình to lớn và đôi vai lực lưỡng của pho tượng diễn tả vị Bà-la-môn khiến cho ta cảm tưởng ông ta như một đô vật truyền thống Việt Nam đang biểu diễn thế đứng một cách tự hào. Đầu hơi nghiêng, cặp mắt chăm chú nhìn về phía trước và hai tay đang thủ thế càng khiến cho ta cảm tưởng đây là một đô vật hơn là vị Bà-la-môn tu thiền trong rừng.
Nguồn tin: Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 62 Vu lan
Tác giả: QUẢNG CHƠN
Bài Liên Quan:
- Công nghệ điều hòa không cần điện
- 1/5 dân số thế giới mang gene thông minh, sống thọ
- Sự khác biệt giữa Phật thuyết Đại báo phụ mẫu ân trọng và Kinh Đại Bửu Tích
- Tìm hiểu cách xưng hô trong Phật giáo
- Đại bàng kim sí điểu
- Bảo tháp Gotama Cetiya: đẹp, độc đáo và lạ
- Tuổi Trẻ và Vấn Đề Bộ Phái
- 7 sự hiểu sai lầm phổ biến về đạo Phật ở Việt Nam
- Những Xe thô sơ chở hàng khiến người xem hết hồn
- Kinh Pháp Bảo Đàn giảng giải - Lược khảo
các bài khác
- Những bài học cuộc sống chỉ bố mới có thể dạy con 21/6/2015
- Chuyển hóa ngạo mạn 21/6/2015
- Ý nghĩa Ngày của Cha (21/6/2015) 21/6/2015
- Xót thương cuộc sống của bé 14 tháng tuổi có đầu to gấp bốn lần cơ thể 20/6/2015
- Cách ăn uống giúp tránh hơn 30 loại bệnh ung thư 20/6/2015
- NASA lo ngại về khí hậu thế giới năm 2100 20/6/2015
- Con đường Bồ-tát 20/6/2015
- Ngày của Cha 21.6.2015 20/6/2015
- Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật 19/6/2015
- Em ơi! đừng tránh vô thường 19/6/2015
Khóa An Cư Kiết Đông 2015 của Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL từ ngày 1 đến 11.7.2015 tại...
19/6/2015
Xe đạp thúng ú tro Chị chở quanh khắp xóm Mẹ xách tay mấy chục Một tay bứt, tay cầm Bánh lạc chấm với đường Ngon lắm mồng 5 ơi!
19/6/2015
Ở quê tôi, các cụ còn dặn mùng 5 tháng 5 mà ngồi bậu cửa là sẽ bị mụn nhọt ở mông và ai mà nhìn thấy thằn lằn vào ngày này thì sẽ gặp nhiều may mắn nên mới có câu: Thằn lằn mùng năm...
19/6/2015
Mới đó nửa năm đã trôi qua Đoan Ngọ về qua trước hiên nhà Bánh ú nước tro ôm lá trúc Ngô nghê nhìn bướm lượn vườn hoa Bên tách trà thơm ngồi nhẩm tính Nửa năm mới đó đã đâu xa Mảnh vườn trước mặt đang đươm trái Hương ngát trong chiều gió đưa xa ! Sông Quê
6/6/2015
Con xin cảm ơn Thầy đã đưa bài này lên trang của Chùa ADIDA. Kính chúc Thầy thân tâm an lạc, vạn sự cát tường. Nam mô A Di Đà Phật !
27/5/2015
Theo tôi nghỉ, chuyện nầy hiện nay dư luận trong tỉnh đã rần rộ, nếu muốn giữ huy tính cho Phật giáo thì không thể nghỉ theo cách xấu che tốt khoe được, những người có trách nhiệm trong giáo hội cần nên công khai làm rỏ, nếu các vị nầy thật sự đã sai phạm như nội dung bài báo đã nêu thì phải sử lý nghiêm, và quan trọng là nên truất phế khỏi cương vị lảnh đạo Phật Giáo tỉnh Bạc Liêu càng sớm càng tốt.
17/5/2015
Thầy Khả Hân là tăng ni ở Bạc Liêu không hiểu mấy Ông Minh Lành và Phước Trí sao mà con lên đây phản ảnh báo nầy nọ, mình là người tu phải thật lòng, mấy ông đó có đáng là chư Tôn Đức của thầy không?
17/5/2015
Bạn Khả Hân ơi! Khi hiểu rất rỏ về sự việc tác giả mới dám đưa lên báo, nếu sai sự thật thì tác giả bài báo sẻ hoàn toàn chịu trách nhiệm tước pháp luật. Bạn yên tâm đi nhé!
14/5/2015
Kính Đạo hữu Bài này Trích tập san Liễu Quán được chư Tôn đức và các nhà nguyên cứu soạn nên chuaadida giữ giữ nguyên không tiện điều chỉnh cam ơn
14/5/2015
Mô Phật! Con thấy rằng các quãng thời gian ở đoạn văn thứ hai có sự bất ổn. Mong quý Quản trị viên chỉnh sửa lại cho phù hợp.
chân dung tăng già
- Hòa Thượng Thích Đỗng Minh
- Trưởng lão HT.Thích Minh Châu (1918-2012)
- Hòa Thượng Thích Thiện Châu (1931- 1998)
- Tổ sư Minh Hoằng Tử Dung
- Cao tăng Hư Vân – Bậc chân tu đời người khó gặp
- Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931 - 1995)
- Tổ Sư Khánh Anh (1895-1961)
- Hoà Thượng Thích Trí Tịnh
- Hoà Thượng Thích Thánh Nghiêm
- Pháp Sư Huyền Trang
- Tên bài Số lượt nghe
Khuyên Phát Bồ Đề Tâm 2090
Khéo Giữ Ba Nghiệp 6629
Ngữ Lục của Hòa Thượng Tuyên Hóa 7138
Gậy Kim Cương Hét - Phần 1 & 2 5786
Từ Hư Không Trở Về Hư không - Phần 1 5779
Từ Hư Không Trở Về Hư không - Phần 2 5909
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 01.1 5797
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 01.2 5690
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 02 5778
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 03 5684
- Tên bài Số lượt nghe
Hành trình về Phương Đông 3466
Chẩn Tế Huý Nhật Thân Phụ năm thứ 15 (2011) - Disc 1A 1587
Chẩn Tế Huý Nhật Thân Phụ năm thứ 15 (2011) - Disc 1B 1557
Chẩn Tế Huý Nhật Thân Phụ năm thứ 15 (2011) - Disc 2 1569
Chẩn Tế Huý Nhật Thân Phụ năm thứ 15 (2011) - Disc 3 1566
Chẩn Tế Huý Nhật Thân Phụ năm thứ 15 (2011) - Disc 4 1533
Chẩn Tế Huý Nhật Thân Phụ năm thứ 15 (2011) - Disc 5A 1564
Chẩn Tế Huý Nhật Thân Phụ năm thứ 15 (2011) - Disc 5B 1550
Hòa Thượng Hải Hiền 112 Tuổi Tự Tại Vãng Sanh 4071
Bồ Tát tái sinh ở Nepal_Dharma Sangha (Full Vietnamese) 1459
- Tên bài Số lượt nghe
Cửa Phật từ bi hoá nhiệm mầu 4635
Ta đi một cõi phù sinh hiện về 5590
Chùa Tôi 5563
Hoa Bất Diệt 4960
Tây Tạng Huyền Bí - 1 7054
Tây Tạng Huyền Bí - 2 6921
Tây Tạng Huyền Bí - 3 6904
Tây Tạng Huyền Bí - 4 6821
Tây Tạng Huyền Bí - 5 6833
Tây Tạng Huyền Bí - 6 6775
lời vàng ý ngọc
- Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
- Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
- Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
- Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
- Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)
- Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (4)
- Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (3)
- Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (2)
- Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (1)
- 10 câu nói bất hủ của các Tổng thống Mỹ
thống kê truy cập
Tổng truy cập: 5,153,633
Đang trực tuyến: 380