Vài nét về thánh đường

LỊCH SỬ

Từ đầu thế kỷ 19, các thương gia Ấn Độ từ Bombay, Karachi và Calcutta đã định cư ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Năm 1930 đã có khoảng một ngàn người trong số họ ở Đông Dương. Họ thành lập một nhóm lớn những thương gia giàu có, chuyên buôn bán vải vóc và trao đổi tiền tệ. Họ có mặt ở các thị trường lớn, buôn bán bông, lụa và đồ trang sức. Các cửa hàng của họ có mặt trên các con phố của tất cả các thành phố lớn. Ở Hà Nội, họ sống tập trung quanh “Rue De la Soie” (Phố Hàng Đào), nơi họ mua lụa từ các thương gia Trung Quốc và vận chuyển hàng sang Ấn Độ và Singapore. Nhóm người này rất giàu có và đủ lớn mạnh để xây dựng một thánh đường Hồi giáo. Những người dân Anh từ Nam Ấn Độ và Bombay đã xây dựng nhà thờ Hồi giáo Al-Noor tại Hà Nội vào khoảng năm 1885 cùng với những thánh đường Hồi giáo khác ở miền Nam. Ngày nay nhiều người theo Islam thường xuyên đến thánh đường Hồi giáo, hầu hết trong số họ là những người nước ngoài có mối liên hệ với các tòa đại sứ Malaysia, Libya, Ai Cập, Lebanon, Indonesia Ấn Độ, Algeria, Yemen, Iraq, Pakistan, Afghanistan và Bangladesh.
.. Khoảng 200 người tham gia các buổi cầu kinh. Có khoảng 60 người ‘muslim Việt ‘ tại Hà Nội.

BAN QUẢN LÝ

Abdul Salam & Abbas

Abdul Salam & Abbas

Một tổ chức mang tên Ban Quản lý thánh đường Hồi giáo gồm năm tòa đại sứ và được lãnh đạo bởi một đại sứ: ví dụ như năm 2001 có tòa đại sứ Ai Cập, tòa đại sứ Libya, tòa đại sứ Indonesia, tòa đại sứ Angiêri và tòa đại sứ Iraq. Các tòa đại sứ của các nước Islam lần lượt tham gia vào Ban quản lý mỗi năm. Hiện nay, những người muslim ở Hà Nội đang xin phép Nhà nước Việt Nam cho thành lập Ban quản trị thánh đường.

NGÂN QUỸ

Thánh đường Al-Noor được tài trợ bởi các khoản đóng góp của cộng đồng địa phương.
 Chi tiết về ngân quỹ được niêm yết công khai cho tất cả mọi người tại cổng vào thánh đường trên bảng tin và trên website cũng có riêng một mục để thông tin về ngân quỹ.

GIỚI THIỆU VỀ TRANG WEB

Mục đích của trang web này là, Inch’Allah:

  • Giới thiệu sơ lược về Đạo Islam với người Việt Nam;
  • Truyền giáo Islam (Da’wah)
  • Thông báo với cộng đồng về các hoạt động tại thánh đường
, và
  • hỗ trợ khách viếng thăm với một số lời khuyên bổ ích.