Cần Thơ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Thành phố Cần Thơ
Thành phố trực thuộc trung ương
CanThoCity logo.jpg
CanThoBridge.jpg
Cầu Cần Thơ
Biệt danh Tây Đô
Địa lý
Tọa độ: 10°01′57″B 105°47′03″Đ / 10,032415°B 105,784092°Đ / 10.032415; 105.784092Tọa độ: 10°01′57″B 105°47′03″Đ / 10,032415°B 105,784092°Đ / 10.032415; 105.784092
Diện tích 1.409,0 km²[1]
Dân số (2012)  
 Tổng cộng 1.214.100 người[1]
 Thành thị 791.800 người[2]
 Nông thôn 408.500 người[3]
 Mật độ 862 người/km²
Dân tộc Kinh, Hoa, Khmer...
Múi giờ UTC+7
Hành chính
Quốc gia  Việt Nam
Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long
Thành lập 1739: Gia Long lập phủ Trấn Giang
2003: Thành phố Cần Thơ
Thành phố Trực thuộc Trung ương
Tên khác Tây Đô
 Chủ tịch UBND Lê Hùng Dũng
 Chủ tịch HĐND Nguyễn Hữu Lợi
 Bí thư Thành ủy Trần Thanh Mẫn
 Trụ sở UBND Q.Ninh Kiều
Phân chia hành chính 05 quận và 4 huyện
Mã hành chính VN-48
Mã bưu chính 92xxxx
Mã điện thoại 71
Biển số xe 65
Website Thành phố Cần Thơ

Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, thành phố Cần Thơ chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam[4].

Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng phát triển với những thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính[5]. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Đến Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh. Sau năm 1975, tỉnh Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chương Thiện hợp nhất để thành lập tỉnh Hậu Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ. Đến cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh Cần ThơSóc Trăng. Thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ tỉnh Cần Thơ. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơthành phố trực thuộc Trung ươngtỉnh Hậu Giang.

Cần Thơ là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ còn được biết đến như một "đô thị miền sông nước". Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá Nam Bộ. Theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, y tếvăn hoá của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mêkông, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh.

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau 178 km, cách thành phố Rạch Giá 128 km, cách biển khoảng 100 km theo đường sông Hậu.

Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu. Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháptỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang[6][7]. Diện tích nội thành là 53 km². Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.200.300 người, mật độ dân số tính đến 2011 là 852 người/km². Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông[6].

Thành phố Cần Thơ có các điểm cực sau[7]:

Điều kiện tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Một con tàu đang chạy trên sông Cần Thơ, phụ lưu của sông Hậu.

Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu.Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét có hai loại trầm tích làHolocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với Độ cao trung bình khoảng 1 – 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đông bắc sang phía tây nam.Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập. Thành phố Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là Địa hình ven sông Hậu hình thành dải đất cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sông Hậu.

Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2h, lượng mưa trung bình năm đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.

Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra 1 hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố, mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuấtsinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp.

Chợ Cần Thơ nhìn từ sông Hậu

Thành phố Cần Thơ có Sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65 km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm. Tại Cần Thơ, lưu lượng cực đại đạt mức 40.000 m3/s. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3tháng 4. Lưu lượng nước trên sông tại Cần Thơ chỉ còn 2.000 m3/s. Mực nước sông lúc này chỉ cao hơn 48 cm so với mực nước biển.

Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các quận Ô môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 – 700 m, độ sâu 10 – 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt.

Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậusông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đường thủy. Các sông rạch lớn khác là rạch Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt, kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.

Nguồn gốc tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt "cần" và "thơ". Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa. Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hoá, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer "kìntho", là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá "lò tho". Từ quan điểm vững chắc rằng "lò tho" là một danh từ được tạo thành bằng cách Việt hoá tiếng Khmer "kìntho",người nghiên cứu có thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer "kìntho".

Về nguồn gốc chữ “Cần Thơ”, có 2 thuyết. Thuyết thứ nhất kể rằng khi chúa Nguyễn Ánh trên đường bôn tẩu, thuyền ngài lênh đênh trên sông Hậu, trong đêm khuya thanh vắng ngài nghe có tiếng ngâm thơ, đờn địch, hò hát hòa nhau rất nhịp nhàng, từ một khúc sông xa vọng lại. Ngài xúc động và đặt tên con sông nhỏ này là “Cầm Thi Giang”. Cầm Thi được đọc trại thành Cần Thơ. Một truyền thuyết khác nói là khi xưa vùng Cần Thơ có trồng nhiều rau cần và rau thơm. Mỗi khi chèo ghe đi bán trên sông rạch, chủ ghe thường rao: “Ai mua rau cần thơm không”. Rau cần thơm vì vậy đã vào ca dao, và cần thơm đọc trại thành Cần Thơ:

Rau cần rau thơm xanh mướt
Mua mau kẻo hết, chậm bước không còn
Rau cần lại với rau thơm
Phải chăng đất ấy rau thơm có nhiều

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thời phong kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai mở và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động dữ dội ở Nam Kỳ lục tỉnh. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông theo hoà ước nhượng bộ của nhà Nguyễn vào năm 1862. Vào các ngày 20, 22 và 24 tháng 6 năm 1867, Pháp vi phạm hòa ước 1862, chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An GiangHà Tiên[8].

Một góc thành phố Cần Thơ hiện nay

Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 1 năm 1868, Thống đốc Nam KỳBonard quyết định sáp nhập huyện Phong Phú với Bãi Sào đặt thành quận, lập toà bố tại Sa Đéc. Ngày 30 tháng 4 năm 1872, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định sáp nhập Phong Phú với Bắc Tràng để lập thành một hạt, đặt toà bố tại Trà Ôn. Một năm sau, toà bố Trà Ôn lại dời về Cái Răng.

Ngày 23 tháng 2 năm 1876, Soái phủ Sài Gòn ra Nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An XuyênTân Thành để lập hạt Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ. Năm 1889, Pháp đổi các đơn vị hành chính cấp hạt thành tỉnh và huyện đổi thành quận.

Tỉnh Cần Thơ được thành lập theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement) thành tỉnh (province), kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy Cần Thơ là 1 trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ.

Năm 1917 tỉnh Cần Thơ có diện tích 2.191 km², gồm 4 quận : Châu Thành, Phụng Hiệp, Ô Môn, Cầu Kè. Năm 1921 có thêm quận Trà Ôn. Tỉnh lỵ tỉnh Cần Thơ đặt tại làng Tân An thuộc quận Châu Thành.

Từ năm 1876 đến năm 1954, địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ thời Pháp thuộc vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, trong thời gian chiến tranh Đông Dương, chính quyền kháng chiến của Việt Minh có điều chỉnh một phần địa giới hành chính của tỉnh Cần Thơ. Trong 2 năm 19481949, tỉnh Cần Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt từ tỉnh Long Xuyên, nhận các huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá từ tỉnh Rạch Giá vừa bị giải thể và nhận huyện Kế Sách từ tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, tỉnh Cần Thơ giao 2 huyện Trà ÔnCầu Kè về tỉnh Vĩnh Trà (gồm hai tỉnh Vĩnh LongTrà Vinh ngày nay).

Thời Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, địa giới hành chính của tỉnh Cần Thơ ở miền Nam có nhiều thay đổi. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143-NV để ” thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam”. Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Phong Dinh được thành lập do đổi tên từ tỉnh Cần Thơ. Tỉnh lỵ tỉnh Phong Dinh đặt tại Cần Thơ và vẫn giữ nguyên tên là "Cần Thơ", về mặt hành chánh thuộc xã Tân An, quận Châu Thành. Năm 1961, tách một vùng đất ở Long Mỹ, Vị Thanh lập thành tỉnh Chương Thiện. Sau đó, các quận, các tổng, xã trong tỉnh Phong Dinh và tỉnh Chương Thiện đều phân chia lại. Sau năm 1965, các tổng đều bị giải thể.

Thị xã Cần Thơ được chính thức tái lập trở lại theo Sắc lệnh số 115-SL/NV của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Trần Thiện Khiêm ngày 30 tháng 9 năm 1970, là thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Việt Nam Cộng hòa, đồng thời kiêm tỉnh lỵ tỉnh Phong Dinh. Khi đó thị xã bao gồm các xã Tân An, Thuận Đức, ấp Lợi Nguyên thuộc xã An Bình và ấp Bình Nhựt thuộc xã Long Tuyền cùng thuộc quận Châu Thành, tỉnh Phong Dinh trước đó.

Thị xã Cần Thơ khi đó gồm hai quận: quận 1 (quận nhứt) và quận 2 (quận nhì).

  • Quận 1 gồm năm phường: An Lạc, An Cư, An Nghiệp, An Hòa, An Thới.
  • Quận 2 gồm ba phường: Hưng Lợi, Hưng Phú, Hưng Thạnh.

Từ đó cho đến năm 1975, thị xã Cần Thơ và tỉnh Phong Dinh là hai đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau theo sự phân chia sắp xếp hành chính của Việt Nam Cộng hòa.

Tuy nhiên phía chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh Phong Dinh mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Cần Thơ. Địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ có thay đổi một phần. Tháng 11 năm 1954, huyện Long Mỹ và các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá giao trở lại cho tỉnh Rạch Giá. Huyện Kế Sách giao về tỉnh Sóc Trăng. Huyện Thốt Nốt giao về tỉnh Long Xuyên. Tỉnh Cần Thơ nhận lại 2 huyện Trà ÔnCầu Kè như cũ. Năm 1956, hai huyện Trà ÔnCầu Kè đưa về tỉnh Vĩnh Long. Năm 1957, huyện Long Mỹ chuyển trở lại tỉnh Cần Thơ. Năm 1958, huyện Kế Sách chuyển về tỉnh Cần Thơ.

Năm 1963, huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh Long Xuyên đưa về tỉnh Cần Thơ. Năm 1966, hình thành thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ.

Trong giai đoạn 1956-1969, chính quyền Cách mạng vẫn duy trì thị xã Cần Thơ trực thuộc tỉnh Cần Thơ.

Năm 1969, chính quyền Cách mạng tách thị xã Cần Thơ khỏi tỉnh Cần Thơ trực thuộc khu Tây Nam Bộ. Năm 1971, thị xã Cần Thơ trở lại thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1972, thị xã Cần Thơ trở thành thành phố Cần Thơ, trực thuộc khu Tây Nam Bộ. Như vậy cho đến năm 1976, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ là hai đơn vị hành chính ngang bằng nhau. Tỉnh Cần Thơ khi đó bao gồm các đơn vị hành chính trực thuộc : thị xã Vị Thanh, huyện Châu Thành, huyện Phụng Hiệp, huyện Ô Môn, huyện Long Mỹ, huyện Thốt Nốt và huyện Kế Sách.

Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ vẫn duy trì hai đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ cho đến đầu năm 1976.

Thời Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, giai đoạn 1976 - 2003[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 03/NĐ-76, sáp nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ để lập tỉnh mới với tên gọi là tỉnh Hậu Giang, tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ, gồm 9 phường: An Cư, An Hòa, An Lạc, An Nghiệp, Bình Thủy, Cái Khế, Hưng Lợi, Thạnh Phú, Trà Nóc và 3 xã: An Bình, Long Tuyền, Thới An Đông. Ngày 21 tháng 4 năm 1979, chia phường An Lạc thành 2 phường: An Lạc và Tân An; chia phường An Cư thành 2 phường: An Cư và An Hội; chia phường An Nghiệp thành 2 phường: An Nghiệp và An Phú; chia phường Cái Khế thành 2 phường: Cái Khế và Thới Bình; chia phường Bình Thủy thành 2 phường: Bình Thủy và An Thới; chia phường Thạnh Phú thành phường Hưng Phú và xã Hưng Thạnh; chia phường Hưng Lợi thành 2 phường: Hưng Lợi và Xuân Khánh; chia xã Long Tuyền thành 2 xã: Long Tuyền và Long Hòa; chuyển 2 xã Mỹ Khánh và Giai Xuân thuộc huyện Châu Thành (nay 2 xã này thuộc huyện Phong Điền) về thành phố Cần Thơ quản lý[9]. Ngày 5 tháng 5 năm 1990, thành phố Cần Thơ được công nhận là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh. Đến tháng 12 năm 1991, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khóa VIII) ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơtỉnh Sóc Trăng.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơtỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Cần Thơ khi đó gồm thành phố Cần Thơ và 6 huyện là Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thanh. Tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh Cần Thơ.

Ngày 1 tháng 7 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 45/1999/NĐ-CP, tách một phần diện tích huyện Vị Thanh để tái lập thị xã Vị Thanh thuộc tỉnh Cần Thơ, phần còn lại của huyện Vị Thanh đổi tên thành huyện Vị Thủy[10].

Ngày 6 tháng 11 năm 2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 64/2000/NĐ-CP, thành lập huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Cần Thơ trên cơ sở tách 22.139 ha diện tích tự nhiên và 163.357 nhân khẩu của huyện Châu Thành[11].

Từ đó cho đến cuối năm 2003, tỉnh Cần Thơ gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc : thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, huyện Ô Môn, huyện Thốt Nốt.

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh[12]. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang như sau :

  • Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số hiện tại là 1.112.121 ngưười, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơ cũ; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 ngưười của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trưường Long; xã Nhơn ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh.
  • Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên là 160.772,49 ha và dân số hiện tại là 766.105 người, bao gồm: diện tích và số dân của thị xã Vị Thanh; huyện Phụng Hiệp; huyện Long Mỹ; huyện Vị Thuỷ; phần còn lại của huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A, trừ phần diện tích và số dân của hai huyện này đã được điều chỉnh về thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương quy định như trên. Tỉnh lỵ tỉnh Hậu Giang đặt tại thị xã Vị Thanh.

Đến ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương[13]. Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc có 138.959,99 ha diện tích tự nhiên và 1.112.121 nhân khẩu; gồm 8 đơn vị hành chính là 4 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt; có 67 đơn vị hành chính phường xã, thị trấn: 30 phường, 33 xã và 4 thị trấn.

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, thành lập quận Thốt Nốt và các phường trực thuộc, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ[14]. Sau khi thành lập các quận, huyện mới, thành phố Cần Thơ có 140.161,60 ha diện tích tự nhiên và 1.147.067 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và các huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh.

Ngày 24 tháng 6 năm 2009, chính phủ ban hành Quyết định số 889/QĐ-TTg công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương với số điểm đạt được 82,39 điểm/100 điểm (quy định từ 70 điểm trở lên)[15].

Đơn vị hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Tổng số thị trấn, , phường là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã (tính từ thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP).

Ðơn vị hành chính cấp Huyện Quận
Ninh Kiều
Quận
Bình Thủy
Quận
Cái Răng
Quận
Ô Môn
Quận
Thốt Nốt
Huyện
Phong Điền
Huyện
Cờ Đỏ
Huyện
Thới Lai
Huyện
Vĩnh Thạnh
Diện tích (km²) 29,2 70,59 62,53 125,41 117,87 119,48 310,48 255,66 297,59
Dân số 2009(người) 243.794 133.565 86.278 129.683 158.255 99.328 124.069 120.964 112.529
Mật độ dân số (người/km²) 7167 1375 1380 1034 1343 860 394 473 396
Số đơn vị hành chính 13 phường 8 phường 7 phường 7 phường 9 phường 1 thị trấn và 6 xã 1 thị trấn và 9 xã 1 thị trấn và 12 xã 2 thị trấn và 9 xã
Năm thành lập --- --- --- --- --- --- --- --- ---
Nguồn: Website Thành phố Cần Thơ
Chợ Cần Thơ

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Cần Thơ đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.346 USD[16]. Trong 6 tháng đầu 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố ước đạt 8,36%, trong khi đó cùng kỳ năm 2011 mức tăng là 12,21%. Thu nhập bình quân đầu người của Cần Thơ 6 tháng đầu 2012 ước đạt 1.819 USD[16]. Tỷ trọng nông nghiệp thủy sản chiếm 10,83%, công nghiệp xây dựng chiếm 44,45% và dịch vụ thương mại chiếm 44,72%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản thực hiện được 1.617 tỉ đồng, đạt 39,5% kế hoạch cả năm, công nghiệp xây dựng thực hiện được 12.433 tỉ đồng, đạt 38,6% kế hoạch cả năm, dịch vụ thương mại ước thực hiện được 7.309 tỉ đồng, đạt 37% kế hoạch cả năm. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện được 3.443 tỉ đồng, đạt 40,99% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện được 16.770 tỉ đồng[16].

Trong giai đoạn 9 Tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ đạt 10,3%, mức cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương[17]. Đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 7,5%, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18,5%, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 4,97% so với cùng kỳ, thu ngân sách được 5.092 tỉ đồng, đạt 59,5% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao… Tuy nhiên, Bên cạnh những mặc tích cực vẫn còn hạn chế, các ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng của những năm trước, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước, giá cả hàng hóa, dịch vụ, xăng, dầu và một số vật liệu chủ yếu tăng cao, mặt bằng lãi suất còn cao và khó tiếp cận đã gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, nhũng nhiễu gây chậm trễ, phiền hà cho tổ chức và nhân dân chưa giảm…

Một cánh đồng lúa gạo ở Cần Thơ

Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa, với sản lượng 1.194,7 tấn. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể. Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heogia cầm. Số lượng heo là 2589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm)[18]. Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng[19].

Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập, điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy, khu công nghiệp Thốt Nốt, khu công nghiệp Hưng Phú 1 và 2, khu công nghiệp tại quận Ô Môn. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ, Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển. Với những lợi thế về phát triển công nhiệp, Cần Thơ cũng đã được định hướng để phát triển trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 theo Nghị quyết 45- NQ/TW[20] của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Metro, Co-op Mart, Maximart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái Khế. Các ngành dịch vụ tại Cần Thơ rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh như Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội,...

Mộ Bùi Hữu Nghĩa

Với vị trí thuận lợi là trung tâm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, ngành Dịch vụ phát triển nhanh theo hướng đa dạng hoá loại hình, tạo nên điểm nhấn khá ấn tượng làm sôi động kinh tế thành phố. Trong 7 tháng đầu năm 2009, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ trên địa bàn thành phố ước thực hiện 447,4 triệu USD, đạt 48,2% so kế hoạch năm và tăng 4,3% so cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu hàng hoá hơn 431,9 triệu USD, đạt 48% so kế hoạch và tăng 1,5% so cùng kỳ, dịch vụ thu ngoại tệ 15,5 triệu USD, đạt 53,45% so kế hoạch và giảm 4% so cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp xuất gần 437.000 tấn gạo, đạt 82,4% so kế hoạch năm và tăng 20,2% so cùng kỳ, nhưng giá trị chỉ đạt gần 187 triệu USD, giảm 8% về giá trị. Trong đó, xuất trực tiếp 239.000 tấn (giá trị 102 triệu USD), xuất ủy thác 198.000 tấn (85 triệu USD) và cung ứng cho xuất khẩu trên 110.000 tấn quy gạo.

Giáo dục & Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2008, thành phố Cần Thơ có 255 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 11 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tại các bậc bậc đại họccao đẳng, thành phố có nhiều trường đại học hàng đầu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Dân lập Tây Đô Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, Đại Học Nam Cần Thơ, và các chi nhánh của các trường trung cấp, cao đẳng và đại học khác trên địa bàn thành phố

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Trong năm 2008, Thành phố Cần Thơ có 83 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 15 bệnh viện, 8 phòng khám đa khoa khu vực và 60 trạm y tế phường xã, tổng số giường bệnh là 1.600 giường, trong đó các bệnh viện có 1.300 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 85 giường, trạm y tế có 215 giường[21]. Năm 2009, Cần Thơ đã có khoảng 58/76 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, 97% trạm y tế có bác sĩ, 96% trạm có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 97% ấp có cán bộ y tế, 91% có dược sĩ trung học…

Các bệnh Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ với quy mô 700 giường, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện Thành phố Cần Thơ 30-4, Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ... Năm 2008, thành phố có 4 bệnh viện đạt bệnh viện xuất sắc toàn diện, 8 bệnh viện đạt bệnh viện xuất sắc.

Lịch sử phát triển
dân số
Năm Dân số
1995 1.739.700
1996 1.758.800
1997 1.778.000
1998 1.796.400
1999 1.816.800
2000 1.830.700
2001 1.845.700
2002 1.859.900
2003 1.873.500
2004 1.138.100
2005 1.149.000
2006 1.160.500
2007 1.172.000
2008 1.180.900
2009 1.188.600
2010 1.195.100
2011 1.200.300
2012 1.214.100
Nguồn:[22]

Dân Cư[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 2011, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1.200.300 người, mật độ dân số đạt 852 người/km²[23] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 791.800 người[2], dân số sống tại nông thôn đạt 408.500 người[3]. Dân số nam đạt 600.100 người[24], trong khi đó nữ đạt 600.200 người[25]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,2 ‰[26]

Văn hóa - Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Cần Thơ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Người Khmer ở Cần Thơ không nhiều, chủ yếu tập trung chung quanh chùa hoặc sống rải rác xen kẽ với người Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt. Người Hoa ở Cần Thơ thường sống tập trung ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền, người Hoa gốc Quảng Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và người Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc....

Mặc dù Cần Thơ được khám phá khá muộn. Tuy nhiên, Văn hoá Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô. Đặc trưng văn hoá Tây Đô được thể hiện qua nhiều phương diện ẩm thực, lối sống, tín ngưỡng, văn nghệ... Cần Thơ là một trong những làn điệu dân ca độc đáo với các loại là hò huê tình, hò cấyhò mái dài, xuất phát từ những cầu hò của khách thương hồ lúc rảnh rỗi cắm sào để tìm bạn hò và đợi con nước để rời sang bến khác.

Nhà thờ họ Dương, là một ngôi nhà cổ nổi tiếng ở Bình Thủy

Cần Thơ cũng là quê hương của nhiều người nổi tiếng như Châu Văn Liêm, Út Trà Ôn,... Về mặt tín ngưỡng, văn hoá, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội của các ngôi đình ở Cần Thơ không khác mấy so với các ngôi đình ở Nam Bộ, Một số ngôi đình nổi tiếng ở Cần Thơ như đình Bình Thủy, thờ các nhân vật nổi tiếng như Đinh Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa...[27]... Cần Thơ từ xưa từng được biết đến qua câu ca dao:

Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về

Ca dao Việt Nam

Khách sạn Ninh Kiều tiêu chuẩn 4 sao

Về mặc truyền thông và thông tin đại chúng, Cần Thơ có các đài phát thanh truyền hình như Đài Tiếng nói Việt Nam, Cơ quan thường trú KV ĐBSCL, Đài Phát thanh Truyền hình thành phố Cần Thơ, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ. Ngoài ra hệ thống truyền hình cáp cũng khá đông đảo như Truyền hình cáp SCTV, Truyền hình cáp Thành phố Hồ Chí Minh, Truyền hình vệ tinh DTH (direct-to-home), Truyền hình vệ tinh K+, Truyền hình vệ tinh VTC, và các đài truyền thanh ở các quận, huyện

Cần Thơ có Sân vận động Cần Thơ với sức chứa 50.000 người. Nhưng đội banh của Cần Thơ quá yếu nên thay vì tổ chức đá bóng thì sân vận động lại tổ chức đua xe môtô. Và đây là môn thể thao được người dân Cần Thơ và các tỉnh lân cận ưa thích. Một năm thường tổ chức 3 lần đua là vào ngày mùng 4 Tết, ngày 30-4 và ngày 2-9. Hiện nay, đội bóng đá Cần Thơ đang đá ở giải hạng nhất Quốc gia. Ngoài ra còn có Nhà thi đấu đa Năng (đầu tư bởi Quân Đội), Khu thi đấu tennis bãi cát quy mô 8 sân, Nhà thi đấu bơi lội và Sân bóng Quân Khu 9.

Một số địa điểm di tích và du lịch nổi tiếng tại Cần Thơ:

Cơ sở hạ tầng[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Cần Thơ được cấp điện chủ yếu từ lưới điện quốc gia qua đường dây 220KV, cung cấp điện cho thành phố qua đường dây 110KV và 6 trạm biến áp. Ngoài nguồn cung cấp trên, thành phố được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng dự án Trung tâm điện lực Ô Môn với tổng công suất cho 4 nhà máy với công xuất 2.700MW.

Toàn thành phố có 2.762,84 km đường bộ, trong đó có 123,715 km đường quốc lộ, 183,85 km đường tỉnh, 332,87 km đường huyện, 153,33 km đường đô thị, 1.969,075 km đường ấp, xã, khu phố. Mạng lưới đường thủy trên địa bàn có tổng chiều dài 1.157 km, trong đó có khoảng 619 km có khả năng vận tải cho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên. Các tuyến đường sông do quận, huyện quản lý gồm 40 tuyến với tổng chiều dài 405,05 km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 15 - 60 tấn hoạt động. Ngoài ra Thành phố Cần Thơ còn có Sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thương mại các tuyến quốc nội từ ngày 03 tháng 01 năm 2009 và mở các tuyến bay quốc tế vào cuối năm 2010[28].

Cần Thơ nằm bên bờ phía nam sông Hậu, một bộ phận của sông Mê Kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái LanCampuchia. Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến Cần Thơ dễ dàng. Ngoài ra, tuyến Cần Thơ - Xà No - Cái Tư là cầu nối quan trọng giữa TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu GiangCà Mau.

Bến phà Xóm Chài tại trung tâm thành phố

Ngoài ra, hệ thống cảng của Cần Thơ đang được nâng cấp, gồm Cảng Cần Thơ có thể tiếp nhận tàu tàu biển có tải trọng 10.000 - 20.000 DWT[29], cảng Trà Nóc có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/ năm có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT. Cảng Cái Cui là cảng mới được xây dựng có thể phục vụ̣cho tàu từ 10.000 - 20.000 DWT, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm.[29].

Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố Cần Thơ gồm 1 bưu điện trung tâm, 4 bưu điện huyện đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa Cần Thơ với các nước trên thế giới. Về Bưu chính có 01 doanh nghiệp nhà nước và hơn 24 doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn đảm nhận, có hệ thống ổn định với 35 bưu cục, 48 điểm bưu điện văn hóa xã và 216 đại lý bưu điện, điểm giao dịch chuyển phát. Cần Thơ có 2 nhà máy cấp nước sạch có công suất 70.000 m³/ngày, và dự kiến xây dựng thêm một số nhà máy để có thể cung cấp nước sạch 200.000 m³/ngày[29].

Thành phố kết nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012. 
  2. ^ a b Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  3. ^ a b Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  4. ^ Cần Thơ: Nơi hội tụ của nhà đầu tư, Cổng Thông tin Điện tử thành phố Cần Thơ.
  5. ^ Cần Thơ qua các thời kỳ lịch sử, Cổng Thông tin Điện tử thành phố Cần Thơ.
  6. ^ a b Vị trí địa lý của Thành phố Cần Thơ, Trung tâm xúc tiến Đầu tư-Thương mại.
  7. ^ a b Vị trí địa lý thành phố Cần Thơ, Cổng Thông tin Điện tử thành phố Cần Thơ.
  8. ^ Cần Thơ qua các thời kỳ lịch sử, Cổng thông tin Thành phố Cần Thơ.
  9. ^ Quyết định 174-CP năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc tỉnh Hậu Giang do Hội đồng Chính phủ ban hành
  10. ^ Nghị định 45/1999/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Vị Thanh, đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thuỷ và thành lập các phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Vị Thanh và huyện Vị Thuỷ, tỉnh Cần Thơ
  11. ^ Nghị định 64/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để tái lập huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ
  12. ^ Nghị quyết số 22/2003/QH11, Chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang, Chính Phủ Việt Nam.
  13. ^ Nghị định 05/2004/NĐ-CP về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạch, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương
  14. ^ Nghị định 12/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ; thành lập quận Thốt Nốt và các phường trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ
  15. ^ Quyết định 889/QĐ-TTg năm 2009 về việc công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  16. ^ a b c GDP Cần Thơ 6 tháng đầu 2012 tăng 8,36%, Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu tài chính Gafin.
  17. ^ Con số tăng trưởng này thấp hơn mức tăng 12,21% của cùng kỳ 2011., Bản quyền của Báo Cần Thơ.
  18. ^ Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm., Website Các tỉnh Miền tây.
  19. ^ Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương nằm trên bờ phải sông Hậu, ở đồng bằng sông Cửu Long., Theo Cuộc sống Việt.
  20. ^ Quyết định 366/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Chính phủ Việt Nam.
  21. ^ Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008
  22. ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  23. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  24. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  25. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  26. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  27. ^ Đất và người Cần Thơ , Cổng Thông tin Điện tử thành phố Cần Thơ.
  28. ^ Giao thông hàng không, văn bản bổ sung.
  29. ^ a b c Hệ hống cảng biển, Cổng Thông tin Điện tử thành phố Cần Thơ.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]