Họ Bùi Nghệ An | Giới thiệu di tích | Lễ hội đền Quan Lớn Bùng - Bùi Thế Đạt : Linh thiêng và đặc sắc
 
Untitled Document
Lễ hội đền Quan Lớn Bùng - Bùi Thế Đạt : Linh thiêng và đặc sắc
Ngày cập nhật : 04/02/2012
HỌ BÙI NGHỆ AN | Từ lâu, đền Quan Lớn Bùng xã Diễn Ngọc, Diễn Châu, Nghệ An nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng, thờ ông Bùi Thế Đạt - võ tướng thời Lê - Trịnh, hàng năm thu hút đông đảo nhân dân cả nước đến dâng hương, vãn cảnh đền và cầu nguyện cho mình và người thân một năm gặp nhiều may mắn. Đây là một hoạt động thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc nhằm tri ân các bậc tiền nhân đã có công với dân, với nước.
Cách thị trấn Diễn Châu khoảng 1 km, đền Quan Lớn Bùng thuộc địa phận xóm Trung Yên, xã Diễn Ngọc. Những ngày đầu xuân này, nhân dân xã và khách thập phương đổ về xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu không chỉ để tận hưởng cảnh đẹp của mùa xuân ở vùng đất khoa bảng này mà còn có thể tham dự lễ hội đền Quan Lớn Bùng, để được sống lại những giờ phút lịch sử với những hoạt động nghi lễ vừa sôi động, hoành tráng vừa nghiêm cẩn.



Theo Từ điển nhân vật xứ Nghệ - Hội văn nghệ dân gian Nghệ An, Bùi Thế Đạt (1705 - 1778) là danh tướng đời Lê - Trịnh. Ông quê làng Tiên Lý, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, nay là xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Gia đình ông thuộc dòng nhà võ. Bùi Thế Đạt xuất thân là cai đội, dần dần tham gia các chiến trận, lập nhiều chiến công. Ông là một võ tướng ra trận nhiều nhất và gần như không bị chiến bại lần nào. Năm 1740, ông làm lưu thủ Thái Nguyên, tước Đoan Nguyên Hầu. Năm 1750, kiêm thống lĩnh Sơn Tây, theo Trịnh Doanh đi đánh Nguyễn Doanh Phương rồi đi đánh giặc cỏ ở Tuyên Quang. Trở về làm đề lĩnh Kinh Bắc. Tiếp đến ông làm lưu thủ Thanh Hóa, đốc xuất Nghệ An (1765).


Bia đá ghi công lao của Quan lớn Bùng

Năm 1769, ông giữ chức thống lĩnh cai quản 60 dinh cơ Nghệ An và Thanh Hóa, phải đi đánh Trấn Ninh cùng với Nguyễn Khang (quê ở Hoàng Hóa, Thanh Hóa). Năm 1774, ông cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh Đàng Trong chiếm giữ Phú Xuân rồi ở lại làm Nam Thùy Đại Tướng Quân, trấn thủ Thuận Hóa cho đến khi Phạm Ngô Cầu vào thay (1776). Ông  được trở ra Bắc làm trấn thủ Sơn Nam được ít lâu lại về đốc suất Nghệ An, được phong Đại tư đồ, tước Bùng Quận công. Khi mất được phong làm phúc thần ở địa phương. Đền thờ ông ở làng Tiên Lý, dân địa phương thường gọi là Đền ông Quận Bùng.

Bùi Thế Đạt được triều đình công nhận là danh tướng. Ông cùng với Hoàng Ngũ Phúc, Nguyễn Phan, ba người được ghi công vào cờ Thái thường ở phủ Chúa. Các tướng lĩnh thời Lê - Trịnh không ai có vinh dự này.


Sân đền với hai hàng tượng đá, voi đá, ngựa đá uy nghiêm

Bùi Thế Đạt không để lại tài liệu sách vở gì song đương thời cho ông là người nhiều mưu mẹo, đối xử với sĩ tốt đúng phép tắc và có lòng nhân. Ông hành quân thận trọng, có chiến lược và chiến thuật vững vàng.

Phan Huy Chú nhận xét về ông: “Thế Đạt là con nhà tướng, có mưu lược, hành quân chuyên thận trọng, yêu sĩ tốt, nhiều phen lập đại công. Triều đại bấy giờ coi là bậc tế phụ để nương tựa. Dòng dõi nhà huân thần có địa vị danh vọng cao, ông là bậc danh tướng của châu Hoan thời gần đây”.




Tế lễ tại đền thờ Quan lớn Bùng


Đại diện BLL Họ Bùi TP Vinh & vùng phụ cận thắp hương tại đền

Mùa xuân năm 1996, sau nhiều năm vắng bóng, Lễ hội đền Quan Lớn Bùng được phục hồi và tổ chức vào ngày mồng 7, 8 tết Nguyên Đán. Trong dịp Tết cổ truyền, đền Quan Lớn Bùng mở cửa liên tục để người dân và du khách đến thăm viếng. Đám rước kiệu thần gồm đầy đủ lễ bộ bắt đầu tiến từ cổng Đền đi vòng quanh làng làm khuấy động không khí ngày hội. Sau đó, đám rước quay về tập kết tại bãi rộng cạnh đình để nghỉ ngơi chuẩn bị cho buổi tế lễ vào sáng hôm sau.

Lễ hội đền Quan Lớn Bùng đã, đang và sẽ trở thành một hoạt động văn hóa tâm linh không thể thiếu được của người dân Diễn Châu nói riêng và du khách thập phương nói chung.

Bùi Chí Nhân (Họ Bùi Nghệ An)
 Bản in  Lên đầu trang

- Đền thờ Thải bảo Bùi tướng công ở xã Nam Tân, huyện Nam Đàn (22/04/2014)
- Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Canh Thìn niên hiệu Chính Hòa năm thứ 21 (1700) (12/11/2011)
- Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Canh Tuất niên hiệu Duy Tân năm thứ 4 (1910) (12/11/2011)
- Một số sắc rồng được vua ban thưởng cho hai ông Bùi Tôn Vị, Bùi Tôn Nhiếp (21/06/2011)
- Văn bia hai tướng công Vũ, Bùi tại xã Nam Thanh huyện Nam Đàn (09/02/2011)
TÌM KIẾM BÀI VIẾT
THƯ VIỆN ẢNH
           Việc họ xưa & nay
 Văn hóa dòng họ: Diện mạo và hướng đi
 Văn hóa dòng họ và dòng họ văn hóa
 Vai trò tộc trưởng xưa và nay khác nhau như thế nào?
 Nguyên tắc cúng, khấn, vái, lạy
 Gia phả và nhà thờ họ
           Truyền thống văn hóa
 Bàn về cách xưng hô trong gia đình
 Đám giỗ có vị trí quan trọng trong việc thờ cúng tổ tiên
 Để gia phả trở thành nhân tố tích cực trong việc phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam
 Gia phong xứ Nghệ
 Gia đình, dòng họ - những vấn đề cơ bản của văn hoá làng, xã Việt Nam
           Làng quê Việt Nam
 Trò vui dân gian ngày xuân thuở xưa và ý nghĩa nhân văn của nó
 Việc làng nước ngày xưa
 Cổng làng - hồn Việt xưa nay vương vấn...
 Đình làng - gương mặt kiến trúc cổ Việt Nam
 Kiến trúc làng Việt Nam
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN LIÊN LẠC HỌ BÙI NGHỆ AN
Email :
hobuinghean@gmail.com - Website : www.hobuinghean.com.vn
Trưởng ban liên lạc : Bùi Xuân Lương - Điện thoại : 0945.912.618
Phụ trách nội dung : Bùi Chí Nhân - Điện thoại : 0915.555.977