Cái tên Việt phủ Thành Chương do cha của họa sĩ Thành Chương - nhà văn Kim Lân đặt. Việt Phủ Thành Chương giờ đây trở thành công trình đặc trưng văn hóa
Việt.
Từ một con đường bình dị đến một thửa ruộng bên cạnh Việt phủ Thành
Chương cho đến chiếc cổng, rồi đến những ngôi nhà, những cái cây, những
hồ sen, nhà thủy đình, những vật dụng, những tượng Phật đã làm nên Vương
quốc này một cách chính xác như lịch sử đời sống và văn hóa của người dân Việt.
Ở đó có ngôi nhà sàn của người Mường trên 100 tuổi, được lợp bằng
bổi (cói rối) mang đậm cảnh núi rừng thâm u mà giàu chất thi ca; có nhà
Thanh Tĩnh là ngôi nhà gỗ lim lớn gần 200 tuổi, làm theo kiểu bức bàn,
có cấu trúc, hoa văn, họa tiết điển hình của một ngôi nhà đồng bằng Bắc
bộ; có nhà Tường Vân là gian nhà cổ có từ thời nhà Nguyễn, tiêu biểu cho
lớp thượng lưu triều đình Huế, có gần 300 năm tồn tại; có nhà Đại Khoa
là nhà gỗ xoan dựng theo kiểu nhà cổ đặc trưng nhất của vùng Bắc Ninh;
có nhà hát Long Đình hoành tráng là nơi để biểu diễn nghệ thuật.
Ở đó còn có nhà tranh vách đất, là điển hình của kiến trúc dân dã Việt
Nam. Đó cũng là ngôi nhà theo kiểu mà họa sĩ Thành Chương đã được sinh
ra và lớn lên tại vùng đồi Yên Thế, Nhã Nam, Bắc Giang. Bên cạnh đó còn có nhà Mạc Hương, nhà Rối nước, Ban thờ Mẫu, tượng Phổ Hiền Bồ tát, Miếu Ngựa, Ban thờ Thiên...
Cùng ngắm toàn bộ Việt phủ
Việt phủ nhìn từ trên cao
Việt
phủ “ôm” trọn khoảng 30 công trình kiến trúc chính
Trong đó có 13 ngôi
nhà cổ được đặt tên rất mơ màng: nhà Thanh Tĩnh, cổng Hương, lầu Tường
Vân, nhà Mạc Hương, quán Xuân Phong…
Đống rơm nhỏ, chiếc cổng bằng tre gợi nhớ đến những làng Việt xưa
Chiếc chõng tre quen thuộc