máy photocopy , cho thuê máy photocopy , bán máy photocopy , sửa máy photocopy , du lịch hàn quốc , áo đôi

Đền Chử Đồng Tử - linh thiêng một tình yêu

 

Truyền thuyết về mối tình giữa nàng công chúa lá ngọc cành vàng với một chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo từ lâu đã trở thành thiên tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.Chử Đồng Tử - Tiên Dung, những con người không tham danh vọng, không màng phú quý vinh hoa, suốt đời chỉ tìm đến với những cái đẹp

trong thiên nhiên, khai phá tạo dựng những bãi bồi phù sa đã đi vào cõi bất tử trong tâm linh của người dân đất Việt. Từ Hà Nội, du khách có thể xuôi dòng sông Hồng chừng 20km là tới bến Bình Minh hoặc có thể đi đường bộ qua cầu Chương Dương rẽ phải, theo đường đê chừng 25km là tới đền Chử Đồng Tử hay đền Đa Hòa ở xã Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên.

Khách thập phương tới đây không chỉ để đứng trên con đê sông Hồng thưởng ngoạn phong cảnh bình yên của một vùng quê "xanh xanh lũy tre, ngô khoai biêng biếc, con đò sang ngang" hay ngắm nhìn những dải phù sa cát trắng, những ánh nắng lung linh trên những hàng cau… mà còn để được đắm mình giữa chốn Bồng Lai tiên cảnh của đền Đa Hòa và dâng nén nhang tưởng nhớ tới đức thánh Chử Đồng Tử (một trong tứ bất tử của thần linh đất Việt) cùng vị phu nhân xinh đẹp Tiên Dung công chúa (con gái vua Hùng Vương thứ 18) và nàng Tây Sa công chúa.

Đức thánh Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa được thờ phụng ở nhiều nơi trên địa bàn vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, chủ yếu là các làng ven sông Hồng và sông Đuống. Nhưng, một trong những nơi thờ tự chính, nổi tiếng sầm uất nhất là đền Đa Hòa cạnh bờ sông Hồng trông thẳng sang bãi Tự Nhiên - nơi đã diễn ra cuộc gặp gỡ và nảy sinh mối tình nên thơ, diễm lệ giữa chàng trai đánh cá nghèo không mảnh khố che thân với nàng công chúa Tiên Dung lá ngọc cành vàng vừa độ 18 trăng tròn.

Đền Đa Hòa hay còn được nhân dân trong vùng gọi là đền Chính vì đây là nơi thờ tự chính của nhân dân tổng Mễ (thuộc huyện Đông An, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nay thuộc xã Bình Minh, Khoái Châu và xã Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên) được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1962. Đây không chỉ là một di tích lưu truyền và lan toả về một thiên tình sử hàng ngàn năm nay mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp mà còn có giá trị đặc biệt về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Nguyễn.

Đền do tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, Hưng Yên, nay thuộc Văn Giang, Hưng Yên) đứng ra vận động nhân tài, vật lực của nhân dân tám thôn tổng Mễ cùng thập phương công đức để xây dựng, tôn tạo năm 1894 trên nền một ngôi đền cổ.

Hiện vẫn chưa có tài liệu chính xác nào cho biết ngôi đền cổ này được xây dựng từ thời gian nào, bằng vật liệu gì, qui mô to nhỏ ra sao và điều quan trọng hơn là ngôi đền này thờ ai.

Quang cảnh đền như hiện nay là một kiến trúc quy mô lớn, mặt quay hướng chính Tây, nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên mà kế đó, thuộc địa phận huyện Thường Tín (Hà Tây) có ngôi đền Ngự Dội để ghi đấu nơi Tiên Dung dừng thuyền rồng tắm thuở nào.

Đoàn rước có số lượng người lên đến hơn 1.200 người và có chiều dài hơn 1 km.

Dân các thôn đổ ra hai bên đường xem hội.

Đoàn rước với đầy đủ các nghi lễ truyền thống và đậm đà bản sắc dân tộc...

... tạo nên một không khí vô cùng náo nhiệt.

Múa Lân.

Rước kiệu.

Và những tiếng cười rộn ràng trong ngày hội.

 

Những em bé trong ngày hội.

Đoàn rước có chiều dài khá ấn tượng, khi đoàn đầu tiên vào được giữa sân đền để tập kết thì phải mất hơn nửa giờ đồng hồ sau đoàn cuối cùng mới đi vào được đến trong sân.

Mặc dù rất đông những Lễ hội diễn ra khá trật tự.