Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Nhà máy thủy điện Hòa Bình
Nhà máy thủy điện Hòa Bình ở Việt Nam
Vị trí của Nhà máy thủy điện Hòa Bình
Quốc gia Việt Nam
Địa phương Hòa Bình
Tọa độ 20°48′30″B 105°19′26″Đ / 20.80833, 105.32389Tọa độ: 20°48′30″B 105°19′26″Đ / 20.80833, 105.32389
Tình trạng Đang hoạt động
Khởi công Tháng 11 năm 1979
Khánh thành 1994
Chi phí xây dựng 1,5 billion (1996)
Chủ sở hữu EVN
Đập chính và đập tràn
Loại đập Embankment dam
Chiều cao 128 m (420 ft)
Chiều dài 970 m (3.182 ft)
Chắn qua Sông Đà
Hồ chứa
Tạo thành Hồ chứa nước sông Đà
Dung tích 1.600.000.000 m3 (5,7×1010 cu ft)
Diện tích bề mặt 208 km2 (80 sq mi)
Trạm phát điện
Loại Conventional
Tua bin 8 × 240 MW
Công suất lắp đặt 1.920 MW
Lượng điện hàng năm 8.160 GWh

Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La khánh thành đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành.

Công trình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 megawatt, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240.000 kilowatt. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh).

Mục lục

[sửa] Quá trình xây dựng

Cổng trước Thủy Điện Hòa Bình

Ngày 6 tháng 11 năm 1979 khởi công xây dựng tại đây 20.8103928,105.3237048

Ngày 12 tháng 01 năm 1983: Ngăn sông Đà đợt 1

Ngày 09 tháng 01 năm 1986: Ngăn sông Đà đợt 2

Ngày 31 tháng 12 năm 1988: Tổ máy số 1 hòa lưới điện quốc gia.

Ngày 04 tháng 04 năm 1994: Tổ máy số 8 hòa lưới điện quốc gia.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, sau 15 năm xây dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý vận hành vừa giám sát thi công các tổ máy, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã được khánh thành.


Ngày 19/10/2007, Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị EVN đã ký Quyết định số 845/QĐ-EVN-HĐQT về việc phê duyệt Quyết toán vốn đầu tư công trình Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình với giá trị là : 1.904.783.458.926 đồng.

[sửa] Nhiệm vụ

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
  • Chống lũ:

Sông Đà là một trong ba phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng chiếm 55%lượng nước. Công trình thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc phòng chống lũ lụt cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội.

  • Phát điện:

Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam. Năm 1994, cùng với việc khánh thành nhà máy và tiến hành xây dựng đường dây 500KV Bắc - Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh) hình thành một mạng lưới điện quốc gia. Công trình này góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền nam và miền trung Việt Nam.

  • Tưới tiêu, chống hạn cho nông nghiệp:

Đập thủy điện Hòa Bình quan trọng vào việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ỏ vùng hạ lưu trong đó có đồng bằng sông Hồng, nhất là trong mùa khô. Điều tiết mực nước sông đồng thời đẩy nước mặn ra xa các cửa sông.

  • Giao thông thủy:

Cải thiện việc đi lại bằng đường thủy ở cả thượng lưu và hạ lưu. Năm 2004 công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được vận chuyển chủ yếu bằng con đường này.

[sửa] Tặng thưởng

Một cửa xả nước
  • Danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới (tháng 6 năm 1998)
  • Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba.
  • 24 Huân chương lao động hạng nhì, ba cho các đơn vị trực thuộc và cá nhân
  • 05 cờ luân lưu của Chính phủ
  • 02 cờ luân lưu của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
  • 02 cúp bạc chất lượng Việt Nam
  • Nhiều cờ, bằng khen của các Bộ, các cấp, các ngành và tỉnh Hoà Bình.

[sửa] Mất mát

Trong quá trình xây dựng thủy điện Hòa Bình,186 người đã hy sinh,trong đó có 11 công dân Liên Xô.Bia tưởng niệm những người đã hy sinh vẫn còn ở đây.

[sửa] ­­­­­­Thư gửi thế hệ năm 2100

Tại sân Nhà truyền thống Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình thang, trên đó có tấm biển thép khắc chìm dòng chữ: “Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư được mở vào ngày 1-1-2100”. “Kho lưu trữ” lá thư thực chất chỉ là một khối bê tông hình thang có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên 0,8 mét, nặng gần 10 tấn. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười đồng ý, lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết thư. Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam chưa có tục lệ này, cho nên không được “chôn” vào lòng đập mà nên đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo tổng công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông. Lá thư hiện nay để trong khối bê tông là một công trình tập thể. Sau khi lá thư được hoàn chỉnh về nội dung, một cán bộ viết chữ đẹp được giao nhiệm vụ chép hai bản đó với tiếng Việttiếng Nga bằng mực Tàu.[1]

[sửa] Ảnh

[sửa] Chú thích

[sửa] Liên kết ngoài