Tam Đảo là một dãy núi cao, chạy dài trên 80 km và nằm độc lập ở Trung tâm miền Bắc Việt Nam. Núi Tam Đảo có nhiều tài nguyên quý



Nhiều tác dụng tốt phục vụ cho cuộc sống con người như bảo vệ môi trường sống, điều tiết và cung cấp nước, là môi trường sống của trên 2.000 loài thực vật và hàng ngàn loài động vật, côn trùng, là nơi phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học rất tốt...

Ngày nay, trước nguy cơ môi trường đang bị xuống cấp và huỷ hoại đã gây ra nhiều hiểm hoạ như thiên tai, dịch bệnh... Từ đó con người đã có nhận thức đúng đắn hơn về môi trường sống và muốn bảo vệ được môi trường sống tốt thì việc trước tiên là phải bảo vệ rừng và tích cực trồng cây xanh. Trong thời gian qua Nhà nước đã quan tâm đến công tác bảo vệ rừng để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học... Thể hiện qua chiến lược xây dựng hệ thống các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, giảm thiểu việc khai thác gỗ rừng tự nhiên, thực hiện có hiệu quả chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng... Vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo được thành lập với tổng diện tích tự nhiên là 36.883 ha và nằm trên địa bàn của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Nhiệm vụ của Vườn là quản lý, bảo vệ được các hệ sinh thái rừng hiện có ở Tam Đảo, đây là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp của cán bộ, chiến sỹ kiểm lâm VQG Tam Đảo trong những năm đầu mới thành lập vì: (+) Lực lượng của đơn vị quá ít, thiếu cán bộ chuyên môn, ban đầu chỉ có 26 cán bộ trong đó có 1 kỹ sư lâm sinh và 3 kỹ sư kinh tế lâm nghiệp và nông nghiệp. (+) Địa bàn hoạt động của đơn vị quá rộng, nằm trên nhiều đơn vị hành chính (23 xã của 6 huyện, thị xã thuộc 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang). (+) Số lượng người dân sống trong vùng đệm của VQG Tam Đảo quá đông (trên 150.000 người) đời sống kinh tế của họ rất khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, vòng quanh núi Tam Đảo có 38 con suối, dọc hai bên bờ suối là những đường mòn vào rừng lấy gỗ, củi và các lâm sản khác của người dân từ nhiều năm nay. (+) Một số chủ gỗ kinh doanh bằng nhiều htủ đoạn như tung tiền ra để thuê dân đi xẻ gỗ hoặc đứng ra thu mua gỗ, củi để buôn bán kiếm lời bất chính... nên hàng năm gây thiệt hại tài nguyên rừng hàng ngàn mét khối gỗ và hàng chục ngàn tấn củi cùng nhiều loại lâm sản khác. (+) Vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp của chính quyền một số xã trong vùng đệm chưa cao.

Trước thực tế khó khăn trên, để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, VQG Tam Đảo đã triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau: (+) Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Kiểm lâm phê duyệt phương án quản lý bảo vệ rừng, xác định những khu vực trọng điểm hay bị xâm hại tài nguyên rừng và xảy ra lửa rừng để xây dựng các trạm kiểm lâm nhằm thực hiện việc quản lý bảo vệ rừng tại chỗ. Đến nay VQG Tam Đảo đã xây dựng được 16 trạm kiểm lâm, trong đó trên địa bàn Vĩnh Phúc có 16 trạm kiểm lâm, Thái Nguyên có 6 trạm và Tuyên Quang có 4 trạm. (+) Tổ chức xây dựng lực lượng kiểm lâm: VQG Tam Đảo đã đối chiếu với các tiêu chuẩn kiểm lâm viên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định để kiểm điểm, đánh giá và phân loại cán bộ kiểm lâm. Trên cơ sở đó đã đưa ra khỏi lực lượng 4 kiểm lâm viên không đủ tiêu chuẩn kiểm lâm viên. Cứ đi học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 19 cán bộ kiểm lâm (trong đó có 5 cán bộ đại học). Ngoài ra, hàng năm đơn vị mới các cán bộ của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc... vào tập huấn về nhận biết cây rừng, cây dược liệu, các loại côn trùng, động vật và đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu có tên trong sách Đỏ cho cán bộ kiểm lâm, nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trong tiểu khu minh phụ trách. (+) Xây dựng quy chế, quy định việc quản lý bảo vệ rừng cũng như việc sử dụng bảo quản các trang thiết bị, phương tiện làm việc và vũ khí được trang bị. Để nâng cao trách nhiệm của mỗi kiểm lâm viên và có cơ sở để đánh giá, kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi kiểm lâm viên và trạm kiểm lâm, VQG Tam Đảo đã xây dựng quy chế quy định về việc quản lý bảo vệ rừng, có quy định cụ thể mức độ xử lý đối với từng hành vi gây ra thiệt hại tài nguyên rừng cũng như để xảy ra hỏng, mất các trang thiết bị phục vụ công tác mà không có lý do chính đáng. Kết quả thực hiện quy định này là kỷ luật lao động của cán bộ, kiểm lâm được nghiêm túc hơn, trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng của mỗi kiểm lâm viên được nâng lên, các phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác và vũ khí được bảo quản tốt hơn, không có trường hợp mất mát nào xảy ra trong 5 năm qua ở VQG Tam Đảo. (+) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, tiết kiệm củi đun là việc làm cần thiết và đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. VQG Tam Đảo đã kết hợp tốt việc tuyên truyền với việc xã hội hội công tác bảo vệ rừng và tổ chức hội nghị với các tổ chức đoàn thể của huyện như: Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các trường phổ thông để bàn biện pháp tuyên truyền vận động bảo vệ rừng đối với từng lĩnh vực, từng độ tuổi sao cho phù hợp và có hiệu quả... Kết quả là việc tuyên truyền bảo vệ rừng, tiết kiệm củi đun đã thực hiện một cách sâu rộng và đến hầu hết các độ tuổi ở các xã trong vùng đệm, qua đây đã tạo thành phong trào tự giác, tự quản trong công tác bảo vệ rừng ở từng tổ chức đoàn thể của mỗi xã và đã mang lại hiệu quả tốt trong việc bảo vệ rừng nhất là ở các xã Hồ Sơn. Tam Quan và Đại Đình (Huyện Tam Dương – Vĩnh Phúc) đã cơ bản không còn người đi lấy trộm gỗ, củi và rừng không bị cháy. Đối với các đối tượng hay vi phạm lâm luật được mời ra xã để giáo dục, hoặc cán bộ kiểm lâm tới tận nhà để vận động, tuyên truyền và ký cam kết thực hiện nội quy bảo vệ rừng. Đồng thời đề nghị chính quyền xã có biện pháp giúp đỡ những gia đình khó khăn về kinh tế phải sống dựa vào rừng để họ có việc làm, có thu nhập cho gia đình và họ không phải lén lút đi lấy trộm gỗ trong rừng VQG Tam Đảo. Nhờ thực hiện tốt công tác quản lý và tuyên truyền tới người dân mà số vụ vi phạm lâm luật ở VQG Tam Đảo năm sau giảm hơn năm trước. (+) Tích cực thực hiện việc phòng chống lửa rừng: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác bảo vệ rừng, vì nếu để xảy ra lửa rừng thì tài nguyên rừng, môi trường sống sẽ bị huỷ diệt. Đặc biệt VQG Tam Đảo, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 4.000 ha rừng thông rất dễ bị cháy. Trong điều kiện núi Tam Đảo có địa hình phức tạp, núi cao, xa và rất dốc, nếu xảy ra cháy rừng thì rất khó khăn trong việc cứu chữa. Đến nay VQG Tam Đảo đã xây dựng được 16 chòi canh lửa tại các khu rừng non, dễ cháy để theo dõi, phát hiện lửa rừng và tổ chức chữa cháy một cách nhanh nhất. Mỗi năm tu sửa và làm mới được 40 km đường băng cản lửa. Tất cả các thôn liền rừng đều thành lập tổ xung kích phòng cháy, chữa cháy rừng. Ban Chỉ đạo PCCC rừng của đơn vị đã tổ chức nhiều đợt diễn tập cứu chữa cháy rừng theo phương án đã được phê duyệt. Tất cả các trạm kiểm lâm đều có phương án cứu, chữa cháy rừng để hướng dẫn và đưa đường cho người đi chữa cháy rừng đến đúng địa điểm một cách nhanh nhất khi xảy ra cháy rừng.

Trên đây là các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng ở VQG Tam Đảo. Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp này, cùng với tinh thần trách nhiệm của cán bộ kiểm lâm đã làm cho rừng VQG Tam Đảo được bảo vệ tốt


Nguồn: NEA
News adv
  • Logo1
  • Partner 02
  • Partner 03
  • Partner 04
  • Partner 05
  • Partner 06
  • Logo7
  • Logo8
  • Logo9
  • Logo10
  • Logo11
  • Logo12