Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử

22:55 02/06/2012

Phần 2: Về Yên Tử...ngược lên Ngọa Vân Am (Giới Minh)

(TG&DT) - Chúng tôi đã rất may mắn, chỉ có sự chiêm nghiệm và thành tâm cao độ mới thấy hết những điều tưởng chừng như "ngẫu nhiên" nhưng hết sức kỳ lạ như có một phép màu hỗ trợ cho chúng tôi trong chuyến đi.

Đến Thông Đàn vào lúc đêm đã về khuya, từ đằng xa nghe thấy tiếng chó sủa vang vọng cả núi rừng, chúng tôi nhìn nhau lo lắng, vì biết đâu công nhân xây dựng của Công ty cổ phần tư vấn Thiết kế An Viên đã về xuôi, vì lúc chiều cánh xe ôm cho biết, có một nhóm công nhân đã xuống núi và họ đã chở ra thị Trấn Đông Triều để đón xe ô tô về Hưng Yên, Hà Nội...


Đang vừa nghỉ, vừa suy nghĩ đăm chiêu thì thấy ánh đèn pin chiếu từ trên đỉnh Thông Đàn xuống, Thuyên reo lên:


- Có người rồi các anh ơi?!


Thật là may mắn chúng tôi gặp Đông, em là nhân viên duy nhất của Công ty cổ phần tư vấn Thiết kế An Viên đang bám trụ ở đây cùng các nghệ nhân được Công ty An Viên thuê lên để thực hiện việc khôi phục lại các Tháp ở Thông Đàn trong đó có Tháp của Tổ sư Pháp Loa.


Thật sự chúng tôi đã rất may mắn, chỉ có sự chiêm nghiệm và thành tâm cao độ mới thấy hết những điều tưởng chừng như "ngẫu nhiên" nhưng hết sức kỳ lạ như có một phép màu hỗ trợ cho chúng tôi trong chuyến đi.


Đó là thời điểm chúng tôi chọn đi Am Ngọa Vân, vì theo các công nhân kể lại, từ suốt Tết Âm lịch đến nay, tuy mưa không to, nhưng đêm nào cũng có mưa, riêng đêm nay là đêm đầu  tiên trời chưa mưa mà "chuẩn bị có mưa". Mới hôm trước có giông và mưa lốc, lán Trại đã bị quật đổ, các công nhân mới dựng lại lán Trại hôm qua (xem ảnh).


Ở nơi rừng cao, khó khăn như thế này, món ngon nhất ở đây chính là tấm lòng sẻ chia, đã lâu lắm rồi chúng tôi mới có cảm nhận một bữa cơm ngon như vậy, món ngon không phải là sơn hào hải vị, càng không phải là thịt thú rừng (món ăn mà bao nhiêu kẻ cho là để thể hiện độ sang, đẳng cấp, chúng tôi không bao giờ ăn) hoang dã mà chính là tình người, sự sẻ chia ấm áp.


Chánh Thường thành viên nhỏ con nhất, nặng chưa đầy 50 kg, lại bị đau đại tràng. Từ lúc xuất phát, tôi và Anh Minh lo lắng, sợ Chánh Thường khó đi vào được đến nơi, nhưng càng đi Chánh Thường càng khỏe ra, đi rất nhanh, và luôn dẫn đầu nhóm, đã thể hiện sự dẻo dai đáng kinh ngạc, cơn đau của bệnh đại tràng, dạ dày...cũng tan biến, trong bữa cơm tối tại Thông Đàn đã có một nhận xét rất đắc ý: - Có lẽ đây là một trong những bữa ăn ngon nhất, có ý nghĩa nhất trong cuộc đời?!


Không riêng Chánh Thường, mà cả nhóm chúng tôi đều cảm nhận như vậy.


Chúng tôi vừa ăn xong, thì bắt đầu có mưa, nằm trong lán Trại lúc nãy mới thấy gai gai vì gió đã nổi lên và bắt đầu có mưa nhỏ, những hạt mưa quất vào những tấm bạt phủ trong khu Rừng yên  tĩnh tạo ra thứ âm thanh khá hoảng loạn - nếu yếu bóng vía.


Đêm đó, chúng tôi nghe Đông kể chuyện, em quê ở Thường Tín - Hà Nội, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Xây dựng, Đông đầu quân cho Công ty cổ phần tư vấn Thiết kế An Viên. Ở em có một niềm say mê với các công trình Đền, Chùa, để bám trụ lại được nơi này cả tháng trời, điều đó cũng đủ nói lên niềm say mê của Đông, của Công ty cổ phần tư vấn Thiết kế An Viên, đơn vị tư vấn thiết kế và là chủ đầu tư đã thuê hàng chục thợ lành nghề, nghệ nhân lên đây khôi phục lại từng tảng đá, hòn gạch của khu di tích.


Chỉ vì lòng tham truy tìm cổ vật, vàng bạc...trong cái u mê, điên đảo, những kẻ phá hoại đã đang tâm đốn hạ- các bảo Tháp báu giá trong kho tàng lịch sử văn hóa dân tộc, lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng như của quần thể di tích trên dãy Yên Tử linh thiêng và kỳ vĩ.


Hơn 700 năm tồn tại, thời gian cũng chỉ làm khu di tích hoành tráng, đồ sộ uy nghiêm bị bào mòn phần nào...nhưng sự bào mòn tự nhiên chỉ làm khu mộ Tháp thêm phần rêu phong, cổ kính.


Trong khi chỉ vài chục năm trước đây thôi, những kẻ phá hoại chỉ sau vài tuần đã san phẳng tất cả....Đúng là cái tâm chúng ta làm nên tất cả, điên đảo, đảo điên cũng là do tâm tạo, thành Tâm, chí hướng, một lòng miệt mài tái hiện lại khu di tích cũng là do Tâm khởi...


Đông tâm sự: - Nếu đi làm những công trình dân sự mà ở môi trường trên này, em không thể trụ lại được, nhưng khi làm những công trình Đền, Chùa thì em rất thích, sau 3 đến 6 tháng nữa anh lên đây, khu quần thể này sẽ được khôi phục xong. Chúng tôi rất muốn chụp ảnh Đông để làm kỷ niệm, nhưng trời tối quá không thể chụp được. Sáng hôm sau, khi chúng tôi ngủ dậy thì Đông và các nghệ nhân đã đi xuống suối từ sáng sớm để đẽo, kè đá,....vậy là để có được những bức ảnh về Đông, chúng tôi đã lỗi hẹn. 


Dù công việc rất nặng, đi làm từ sáng sớm, nhưng Đông không quên dặn anh thợ "đầu bếp" lo cho chúng tôi bữa ăn sáng, dù chỉ có cơm và rau nhưng sự chu đáo của Đông đã làm chúng tôi rất cảm động. Sau bữa sáng, chúng tôi đi dạo một vòng quanh khu Thông Đàn, trước khi lên Am Ngọa Vân.


Xem ảnh về Thông Đàn:










Các nghệ nhân cho biết, những Tháp này tồn tại qua hàng thể kỷ, trụ vững với mưa, gió, thời gian. Nhưng...sự tham lam, ngu xuẩn của những kẻ phá hoại tưởng rằng dưới những Tháp kia là vàng bạc, châu báu, đã đang tâm phá hoại, và cả một Thông Đàn di tích quan trọng trong dãy di tích Yên Tử chỉ còn lại những hòn đá, và nền móng như thế này...








 Ở đây có những cây Thông rất to, cao vút, được gọi là Thông Đàn. Tương truyền những cây Thông này được trồng từ giống mang từ Ấn Độ sang từ hơn 700 năm trước?! Có phải vì thế mà địa danh này được gọi là Thông Đàn? Hay giống Thông đặc biệt này, đến đây thì được gọi tên trùng với địa danh?

Thông Đàn là một địa thế rất đẹp, phía sau là núi cao (tựa sơn), hai bên có suối, 2 phía có hai dãy núi bao quanh, từ Thông Đàn nhìn xuống bao quát cả thị trấn Đông Triều. Cả khu vực này, hiện số Thông Đàn còn lại không nhiều, nhiều cây Thông Đàn cổ thụ đã bị chết (thời gian), hoặc bị đốt (chặt, phá).


Như một sự kỳ diệu, kể từ khi có dự án khôi phục khu di tích Thông Đàn và các Tháp ở đây thì bỗng dưng có 9 cây thông con vươn mầm xuất hiện. Đó là một điềm lành, các nghệ nhân đã cẩn thận chăm sóc những cây Thông Đàn con như "báu vật".

Rời Thông Đàn chúng tôi tiếp tục đi về Am Ngọa Vân, cách Thông Đàn một quả đồi, chúng tôi đi qua một khu đất phẳng rộng khoảng 250 m2. Chắc chắn đây là một di tích lớn và đồ sộ, vẫn còn nguyên móng. Giữa rừng không một bóng người, Thuyên phát hiện có một vật hình tròn được bọc kín bằng vải lụa, để ngay ngắn trên một Tảng đá phía góc của khu đất phẳng - nền móng của một di tích cũ, có thể là một ngôi Chùa?

Chúng tôi lại gần và quan sát, đó là một khúc gỗ Thông. Thuyên phán đoán: - Có thể có ai đó mang khúc gỗ về nhà, phạm phải báu vật của Rừng, nên phải làm lễ trả lại...


Suốt dọc đường đi Thuyên còn kể nhiều câu chuyện kỳ lạ về những người trong làng, trong xã mà Thuyên biết có những điều phạm về tâm linh và bị trả giá như thế nào, và phải làm lễ giải ra sao mới thoát khỏi những "đại hạn". Theo Thuyên thì những chuyện như thế rất nhiều, các anh muốn tìm hiểu em sẽ dẫn đến các nhân chứng cụ thể về những chuyện kỳ lạ, mà không tin cũng phải tin, vì đó là những câu chuyện có thật (-lời của Thuyên).




Còn nữa....

Bài: Giới Minh
Ảnh: Chánh Thường


Bình luận (4)

Thực sự cảm phục các bạn trẻ. Chỉ có tâm khởi mạnh mẽ, niềm tin hướng đạo mãnh liệt mới vượt lên cả ý chí, và sức lực bản thân. Tuy chưa thể coi là điển hình của những chuyến hành hương về đất Phật, về những nơi địa linh trên khắp mọi miền. Nhưng, ngay ở nước Việt Nam mình, khi mà cùng thuộc quần thể di tích non thiêng Yên Tử, thì phần lớn đại chúng hướng về Yên Tử, Chùa Đồng... Mà hiếm khi có đoàn đại chúng vừa rời non thiêng Yên Tử, đã lên đường ngay tới Ngọa Vân Am. Còn biết bao nhiêu nơi như thế, cần tới những bước chân và ý chí, sức trẻ và tâm huyết của những Phật tử. Nhưng, gần nhất, mong đại chúng thường niên, có khi thường nguyệt tới Yên Tử, hãy cùng hướng về Ngọa Vân Am, cùng thăm và ít nhất một lần cảm, nhận sự linh thiêng, tôn nghiêm, hòa khí đất trời, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông còn đó. Mãi với thời gian, với hồn thiêng dân tộc...
Nguyên An ( 04/06/2012 20:27:52)
Những bước chân của những chàng trai cùng với những giọt mồ hôi, sự vất vả đã vượt qua bao thác ghềnh hiểm trở để đến với miền sơn cước thiêng liêng. Tôi chưa đọc phần 2 nhưng tôi tin rằng với ý chí và cao hơn nữa là tình yêu thiên nhiên, am thất, quí trọng và biết ơn những giá trị văn hóa tâm linh của cha ông ta đã truyền lại muôn đời cho hậu thế. Niềm tin ấy sẽ là động lực đưa các bạn tới quần thể kiến trúc tâm linh, tới nơi một dòng thiền đã lưu dấu ấn và lan tỏa muôn đời.
Nguyễn Văn Tuấn (Đại học Hồng Đức Thanh Hóa) ( 04/06/2012 15:42:44)
Bát ngát trời mây, mịt mù yên tử những người con đất việt hướng về cội nguồn, tìm về cội gốc xa xưa; nơi dấu tích còn lưu giữ những giá trị văn hóa tâm linh cao quí nhất. Ngọa Vân Am là nơi linh khí giao hòa, khí tĩnh tọa của âm dương thông suốt, nơi những áng mây vờn quanh am thất, không vướng bận nỗi tục thanh của cuộc đời nhân thế. Nơi đây còn lưu mãi muôn đời hình ảnh thánh nhân trong Am thiền tự. Lấy bóng chiều, bóng núi, cỏ cây, non xanh cẩm tú làm bạn sớm chiều. Ngọa Vân Am đã để lại cho chúng ta nỗi khắc khoải về một miền u tịch, một nỗi lòng hoài cổ lâng lâng.
Nguyễn Văn Tuấn (Đại học Hồng Đức Thanh Hóa) ( 04/06/2012 15:41:56)
Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330), vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách Thạch thất mị ngữ   và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như Chùa Quỳnh Lâm,chùa Hồ Thiên ở Đông Triều... Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334), vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.
Nguyễn Văn Tuấn (Đại học Hồng Đức Thanh Hóa) ( 04/06/2012 15:41:36)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp