Cần Đước
Cần Đước
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Kinh Nước Mặn |
|||
Địa lý | |||
Tọa độ: | |||
Diện tích | 218,1 km²[1] | ||
Dân số 1 tháng 4, năm 2009 | |||
Tổng cộng | 168.730 [2][3] | ||
Mật độ | 769 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Khơme, Hoa (Hán)[3]... | ||
|
|||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Long An | ||
Huyện lỵ | Cần Đước | ||
Chính quyền | |||
Chủ tịch UBND | Ông Nguyễn Quý Tính[4] | ||
Phân chia hành chính |
|
||
Web: www.longan.gov.vn |
Huyện Cần Đước nằm ở phía Đông nam vùng hạ tỉnh Long An, thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Là một huyện ven biển, được bao bọc bởi sông Vàm Cỏ.
Mục lục |
[sửa] Vị trí địa lý
Sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới với huyện Tân Trụ, và một đoạn Vàm Cỏ làm ranh giới với huyện Châu Thành.
-
-
- Bắc giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc.
- Nam giáp sông Vàm Cỏ , ngăn cách với thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông của tỉnh Tiền Giang.
- Tây giáp sông Vàm Cỏ Đông , ngăn cách với huyện Tân Trụ cùng tỉnh.
- Đông giáp huyện Cần Giuộc và sông Soài Rạp[5] .
-
[sửa] Điều kiện tự nhiên
Cần Đước là 1 trong 2 huyện nằm ở cuối sông Vàm Cỏ của tỉnh Long An. Địa hình hơi nghiêng về phía biển Đông, bao gồm 2 phần:
-
-
- Phần đất liền còn gọi là vùng thượng bao gồm phần lớn diện tích huyện.
- phần "ốc đảo" còn gọi là vùng hạ, nằm tách biệt với vùng thượng bởi kênh Xóm Bồ nối với rạch Đào, bao gồm hai xã: Long Hựu Đông, Long Hựu Tây. Vùng hạ có địa hình khá thấp, lại nằm gần biển, nên đất nhiễm mặn[5].
-
[sửa] Kinh tế xã hội
[sửa] Kinh tế
Cần Đước là vùng sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện được chia thành hai vùng:
-
-
- Vùng thượng bao gồm các xã: Long Trạch, Long Hòa, Long Khê, Phước Vân, Tân Trạch, Mỹ Lệ, Long Cang, Long Sơn, Long Định chuyên canh lúa và rau màu[5]
- Các xã vùng hạ như: Tân Chánh, Phước Đông, Phước Tuy, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây phát triển ngành thủy sản, chủ yếu là tôm và cá.
-
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 17%. Thu nhập bình quân đầu người trên 13,5 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đa dạng, phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, môi trường sản xuất của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao[5].
[sửa] Xã hội
Mặc dù có phát triển về kinh tế, nhưng nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Cần Đước còn ở mức trung bình, một số xã vùng sâu còn nhiều khó khăn như: Phước Tuy, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm chưa đáng kể; tỷ lệ học sinh bỏ học ở vùng sâu còn diễn ra; một số tiêu chí về trường, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia chưa cao; đầu tư nâng cấp giao thông nông thôn còn hạn chế[5].
[sửa] Hành chính
Gồm 1 thị trấn và 16 xã:
[sửa] Lịch sử
Năm 1698, đất Cần Đước thuộc huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định, rồi trấn Phiên An (1808). Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), Cần Đước thuộc huyện Phước Lộc, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Năm 1867, Cần Đước là huyện của phủ Phước Lộc, tỉnh Gia Định. Năm 1871, phủ Phước Lộc sáp nhập vào tỉnh Chợ Lớn[5].
Năm 1928, Pháp lập quận Cần Đước thuộc tỉnh Tân An. Ngày 24 tháng 04 năm 1957, quận thuộc tỉnh Long An, gồm 3 tổng: Lộc Thành Thượng với 6 xã, Lộc Thành Trung với 4 xã, Lộc Thành Hạ với 6 xã. Ngày 07 tháng 02 năm 1963, quận Cần Đước đổi tên thành Cần Đức. Ngày 17 tháng 11 năm 1965, quận lấy lại tên Cần Đước, các tổng đều mặc nhiên giải thể.
Sau 30 tháng 04 năm 1975, Cần Đước là huyện của tỉnh Long An. Ngày 24 tháng 03 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 128-CP[5], điều chỉnh địa giới hành chánh của huyện như sau:
-
-
- Chia xã Long Hựu thành hai xã lấy tên là xã Long Hựu Đông và xã Long Hựu Tây.
- Thành lập thị trấn huyện lỵ của huyện Cần Đước lấy tên là Thị trấn Cần Đước.
-
Cuối năm 2004, huyện Cần Đước bao gồm Thị trấn Cần Đước và 16 xã: Long Trạch, Long Khê, Long Định, Phước Vân, Long Cang, Long Sơn, Long Hoà, Tân Trạch, Phước Tuy, Tân Ân, Tân Chánh, Mỹ Lệ, Tân Lân, Phước Đông, Long Hựu Tây, Long Hựu Đông.
Ngày 07 tháng 04 năm 2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An ban hành Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND[5], về việc xây dựng huyện Cần Đước trở thành huyện điểm, điển hình về văn hoá của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng tới năm 2020.
[sửa] Giao thông
Cần Đước có hệ thống giao thông bộ khá tốt. Quốc lộ 50 nối liền Chợ Lớn đến Thị xã Gò Công, đường tỉnh lộ 826 nối Bình Chánh qua Rạch Kiến về Tân Lân gặp Quốc lộ 50, các huyện lộ 16, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 24 sỏi đỏ khang trang, các bến phà Kinh Nước Mặn,Cầu Nổi, Bà Nhờ, Xã Bảy, Long Sơn được nâng cấp, cầu qua sông đa số bằng bê tông cốt thép, xe cộ đi lại hai mùa mưa nắng đều thuận tiện.
[sửa] Văn hóa
Cần Đước là huyện trọng điểm lúa gạo, giống lúa Nàng Thơm được nhiều nơi trong cả nước trồng. Nhưng thơm ngon nhất là Gạo nàng thơm chợ Đào (ấp Chợ Đào, xã Mỹ Lệ). Cơm gạo Nàng thơm ăn với cá bống kèo kho tộ và rượu gò đen được xem là đặc sản của Huyện Cần Đước.
Cần Đước cũng được xem là một trong nhừng cái nôi của đờn ca tài tử, hiện ở đình Vạn Phước có thờ linh vị của ông Nguyễn Quang Đại một nhạc quan triều đình nhà Nguyễn, trên đường xuôi Nam đã dừng chân tại Cần Đước chỉnh lý, sáng tác các bài bản tổ của nhạc lễ, nhạc tài tử và truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò lưu truyền các đời sau như nhạc Giai, nhạc Láo nổi tiếng...thành ngữ phổ biến ở lục tỉnh nam kỳ "Đờn nhứt xứ, võ vô địch" là để xưng tụng người Cần Đước xưa hào hoa và nghĩa hiệp.
Ngoài ra, Cần Đước còn có các nghề thủ công như dệt chiếu ở Long Cang, Long Định, chạm bạc ở Phước Vân, chạm gỗ ở Tân Lân, đóng ghe ở Long Hựu, Tân Chánh. Cho đến ngày nay những nghề thủ công trên vẫn được bảo tồn còn có bước sáng tạo, làm ra nhiều sản phẩm thủ công xuất khẩu,mới đây, một nhóm thợ đóng ghe Cần Đước được mời sang Hàn Quốc làm chuyên gia đóng tàu gỗ nhỏ.
Trong thời kỳ xây dựng và phát triển Cần Đước đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang công nghiệp. Hiện nay nhiều khu công nghiệp mới được các doanh nghiệp trong ngoài nước đầu tư, cơ cấu vật nuôi cây trồng cũng được chuyễn dịch thành công bước đầu, thu nhập người dân dần được nâng cao.
Ngoài ra , Huyện Cần Đước còn có di tích lịch sử Nhà Trăm Cột, Đồn Rạch Cát
[sửa] Chú thích
- ^ Diện tích huyện Cần Đước
- ^ Dân số Huyện Cần Đước tính đến ngày 1 tháng 4, năm 2009, Tổng cục thống kê Long An.
- ^ a b Cần Đước, Theo Tổng cục điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009.
- ^ Chủ tịch UBND huyện Cần Đước
- ^ a b c d e f g h “vị trí địa lý huyện Cần Đước”. www.vietgle.vn. Truy cập 5 tháng 6 năm 2012.
Các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Long An, Việt Nam | ||||||
|
|