Nhân kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định: Gìn giữ những di sản quí giá của đất Thiên Trường Thứ năm, 04/10/2012

(TN&MT) - Sáng 5/10 tại Quảng trường 3-2 TP. Nam Định, diễn ra lễ kỷ niệm "750 năm Thiên Trường - Nam Định", đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, công bố Quyết định công nhận TP. Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, công bố và trao Quyết định công nhận Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Trần và chùa Phổ Minh là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa Phổ Minh là cụm di tích văn hóa nổi tiếng tạo lập ngay trên đất dấy nghiệp cũ của nhà Trần, thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định. Đây là những di sản quý báu của dân tộc, mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Nam Định. 

Đến Trn - nơi ghi du hào khí Đông A 

Thiên Trường - Nam Định là nơi phát tích của Vương triều Trần (1225-1400), với hào khí Đông A đã tạo nên nền văn minh Đại Việt rực rỡ đạt đến đỉnh cao về "võ công, văn trị" gắn liền với tên tuổi các Anh hùng dân tộc như Trần Nhân Tông, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật.

Vương triều Trần là một trong những triều đại phong kiến vàng son, hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử dân tộc, kéo dài 175 năm với những võ công hiển hách như chiến thắng Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử. Trong 175 năm nhà Trần trị vì, Thiên Trường được xây dựng và được coi là kinh đô thứ hai sau Thăng Long, trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quan trọng của Đại Việt.

Hành cung Thiên Trường được xây dựng nhiều công trình kiến trúc có quy mô lớn, với cung Trùng Quang (nơi các Thái thượng hoàng ở sau khi nhường ngôi cho con), cung Trùng Hoa (nơi các vua ngự mỗi khi về thăm); các cung Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ tứ, xung quanh xây dựng các phủ đệ dành cho các vương phi, quan lại, sắc dịch. Thiên Trường là phủ trọng yếu, nơi nghỉ ngơi, làm việc, điều hành đất nước của các Thái thượng hoàng sau khi nhường ngôi cho con. Theo Lịch Triều Hiến chương Loại chí, mặc dù đã nhường ngôi cho con lui về Thiên Trường, nhưng các Thái thượng hoàng vẫn quan tâm đến chính sự, vẫn có đủ quyền hành, kể cả quyền phế truất và lập vua. Thượng hoàng ở Thiên Trường, vua và các quan phải về chầu theo định kỳ.

Đền Trần Nam Định là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng (Nam Định). Đền được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ thứ 15. Đền Trần Nam Định gồm 3 công trình kiến trúc chính, là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Cả 3 đền đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu vu...

Tháp Phổ Minh 700 năm tuổi - biểu tượng của thành phố Nam Định

Chùa Phổ Minh còn gọi là chùa Tháp tọa lạc tại thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Ðịnh, nằm cách khu di tích đền Trần khoảng 300 m về phía Tây, cách Hà Nội khoảng 94 km, cách trung tâm thành phố Nam Ðịnh 4 km về phía Tây Bắc. Chùa là nơi lễ bái tụng niệm của các quan lại, quý tộc cao cấp nhà Trần, chùa được xây dựng và được bố trí theo kiến trúc đặc trưng của thời Trần. Nơi đây còn thể hiện rõ sự hài hòa của ba tôn giáo Nho - Phật - Lão, tam giáo đồng nguyên.

Ngoài thờ Phật, chùa là nơi thờ phụng Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang - ba vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Phật giáo mang tính độc lập và sáng tạo của tư tưởng Việt Nam.

Ngôi chùa nguyên được xây dựng từ thời Lý đã được vương triều Trần mở rộng vào năm 1262. Kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, tòa thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, xếp theo hình chữ "công". Bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu mặt trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ.

Công trình có giá trị nhất giữ vai trò chủ đạo ở chùa là tháp Phổ Minh. Tháp được xây dựng ngay trước cửa nhà bái đường là một kiến trúc quy mô của thời Trần còn lại cho đến ngày nay. Tháp được xây dựng trước cửa bái đường vào năm 1305. Ðây là loại tháp hình hoa sen có 13 tầng. Bệ và tầng một xây bằng các phiến đá xanh trang trí tinh vi, các tầng trên xây bằng gạch, trên cùng là bút tháp bằng đá. Tháp có hình chóp, đáy vuông, mỗi cạnh dài 5,2 m. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái.

Chiều cao của cây tháp căn cứ vào số đo của lần tu sửa tháng 6 năm 1987 là 19,51 m. Bệ tháp và ở ngay tầng một là hai lớp cánh sen chạy bao quanh, cánh nở bung. Toàn bộ tháp thể hiện cho tâm hồn của Phật, giống như đóa sen mọc từ bùn lầy nước đọng nhưng vẫn ngát hương.

Tháp được xây dựng với kỹ thuật cao. Tháp có trọng lượng khoảng 700 tấn, nằm trên một tiết diện nhỏ ba chục mét vuông tại một vùng đồng chiêm trũng nhưng vẫn đứng vững suốt bảy thế kỷ qua.

Ngọn tháp Phổ Minh 700 năm tuổi vươn cao trên trời xanh cùng toàn bộ di tích nhà Trần ở  Nam Định là những di sản quý báu của dân tộc, mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Thành Nam.

Mai Hồng

 

Xem bài theo ngày tháng

Video

Thêm »

The player will show in this paragraph
  • Dự báo thời tiết


0C | 0F

 

Dân tộc miền núi

Chung sức xây dựng nông thôn mới: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tiến độ và chất lượng

(TN&MT) - Hiện nay, việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về cơ chế chính sách và thủ tục rườm rà. 

Phóng sự ghi chép

Làng “Cao Bằng” nơi miền Tây xứ nghệ

(TN&MT) - Hơn ba chục hộ dân người dân tộc Nùng di cư từ huyện Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng) về vùng đất mới huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đang từng bước xây dựng cuộc sống mới ở nơi cách xa quê hương mình gần cả nghìn cây số. Ở vùng đất mới này, những lo toan, bộn bề của cuộc sống đang thử thách ý chí của những gia đình "tha phương" này...