Tìm lại hành cung Cổ Bi
Tại một hố khai quật khu di tích Cổ Bi. Ảnh: Doãn Minh.
(HNMĐT) - Sử cũ tuy không mô tả cụ thể, ngoài đôi dòng phản ánh sự kiện chúa Trịnh Cương cho xây dựng hành cung Cổ Bi vào tháng 11, niên hiệu Bảo Thái thứ 8, năm 1727.
Nhưng qua vết tích lược đồ mặt bằng rộng lớn, qua lối vào, qua những hiện vật còn lại tại và xung quanh đồi Cổ Bi như: đôi voi, sấu, hổ được làm bằng đá và qua khoảng cách 5,5m giữa các con thú được sắp xếp đối xứng nhau…giúp chúng ta có thể hình dung được phần nào sự bề thế của hành cung xưa: Trung tâm là đồi Cổ Bi nơi có cung điện với các vật liệu làm từ gạch, gỗ, đá… cùng nhiều cây cổ thụ xum xuê tôn đẩy cho quần thể hành cung thêm uy nghiêm, bề thế.
Trước thực trạng các di vật như : voi đá, sấu đá, hổ đá… bị đào bới, bẻ gãy vòi hiện đang có nguy cơ đổ vỡ. Tệ hại hơn, một số gia đình đã đưa hài cốt của người thân về táng tại khu đồi Cổ Bi làm phá vỡ và ảnh hưởng đến việc bảo vệ khu di tích… Năm 1998, nhân dân địa phương đã góp công xây dựng một ngôi đền nhỏ với kiến trúc đơn giản kiểu chữ đinh làm nơi thờ tự, sửa chữa lại những chỗ hư hỏng trên những con thú. Năm 2005 cũng bằng nguồn công đức của nhân dân địa phương, ngôi đền chính có tên Bình Minh tọa lạc trên đồi Cổ Bi được nhân dân cho xây mới. Sở VHTT Hà Nội đã cho tiến hành lập hồ sơ khoa học nhằm xếp hạng khu di tích hành cung nói trên, để tạo cơ sở pháp lý bảo vệ lâu dài.
Đồng thời, cũng may mắn cho khu hành cung Cổ Bi khi nó được đặt trong chương trình nghiên cứu khảo cổ học trên địa bàn Hà Nội của thành phố Hà Nội, tiến tới kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Từ ngày 2/10 đến 8/12 vừa qua, Viện BTLS VN kết hợp với Sở VHTT HN đã tiến hành khai quật thám sát khu di tích Cổ Bi, thuộc thôn Vàng, xã Cổ Bi (nay là tổ dân phố Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm-Hà Nội), với hy vọng tìm lại được vết tích, cùng di vật liên quan đến hành cung vốn vang bóng một thời này.
Những hố khai quật đã được mở ngay tại trung tâm đồi Cổ Bi, được cho là trung tâm của tổng hành dinh của hành cung xưa. Tổng diện tích khai quật lên đến 160 m2, chia làm 11 hố đã làm xuất lộ những dấu vết cư trú thuộc văn hóa Đông Sơn, vết tích kiến trúc thời Trần, vết tích kiến trúc thời Lê (gia cố móng tường, bao, đống đổ vật liệu kiến trúc và vệt gia cố dăm đá vôi), vết tích kiến trúc thời Nguyễn (đống đổ phế liệu kiến trúc). Cùng với những di vật là vật liệu kiến trúc và đồ gốm sứ. Chủ yếu, chúng có niên đại thời Lê sơ, một số ít có niên đại thời Trần và Nguyễn. Ngoài ra, còn có 3 đồng tiền, các cục xỉ lò.
Cũng trong báo cáo sơ bộ kết quả khai quật cho biết: Không chỉ có niên đại bắt đầu vào nửa đầu thế kỷ XVIII, và tồn tại đến tận thế kỷ XIX, thực tế khảo cổ học đã chứng minh sinh động vùng đất Cổ Bi có dấu ấn văn hóa và niên đại của thời kỳ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ văn hóa Đông Sơn, thời Trần (TK XIII-XIV).
Kết quả khảo sát thực địa cùng tài liệu địa tầng và các vết tích kiến trúc xuất lộ cho thấy quy mô của hành cung tương đồng với những gì được sử cũ ghi chép và tương truyền đó là: hành cung phân bố trên một mặt bằng rộng, bán kính khoảng 5km, có nhiều gò đống nổi lên cùng hệ thống sông ngòi che chắn, bao bọc như: sông Đuống sau lưng, sông Hồng trước mặt và sông Nghĩa Trụ uốn lượn bao quanh…
Tuy nhiên, những đơn nguyên kiến trúc của hành cung mới chỉ dừng lại “ở dạng “quy hoạch” hay ý tưởng mà chưa hiện thực hóa bằng việc xây dựng, hoặc có xây dựng cũng chưa đi đến hoàn thiện và đưa vào sử dụng như được phản ánh”. Nhận thức này có phần hợp lý vì nhiều cuốn sử khi chép về sự kiện này đều nói hành cung Cổ Bị được chúa Trịnh Cương cho xây dựng bắt đầu từ tháng 11 năm 1727, trong vòng một tháng thì xong. Tháng 7 năm 1729 vùng đất Cổ Bi bị lụt do đê Cự Linh bị vỡ. Sau khi chúa Trịnh Cương mất 1729, chúa Trịnh Giang (1729-1740), kế vị cho dỡ bỏ đem vật liệu xây dựng chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm thuộc huyện Đông Triều tỉnh Hải Dương. Dẫu sau này được chúa Trịnh Doanh (1740-1767) cho sửa lại nhưng hành cung Cổ Bi cũng không thoát khỏi ngọn lửa trả thù của vua Lê Chiêu thống (1787 - 1788).
Như vậy, cùng với sử liệu cuộc thám sát lần này đã khẳng định thêm vị trí chiến lược về quân sự là nơi án ngữ phía đông kinh thành Thăng Long của vùng đất Cổ Bi, đã từng là điểm hội quân của Hai Bà Trưng trên đường tiến đánh Luy Lâu thủ phủ của phong kiến nhà Hán vào những năm đầu công nguyên. Giai đoạn 1946 – 1954, nơi đây còn nổi tiếng vì đã hai lần chống địch càn quét thắng lợi, bảo vệ xóm làng góp phần vào chiến thắng của nhân dân Thủ Đô. Với những nhận thức và ý nghĩa như trên, khu di tích hành cung rất cần được ngành Văn hóa Thành phố Hà Nội và các cấp chính quyền quan tâm khoanh vùng bảo vệ, lập hồ sơ khoa học, phục vụ nghiên cứu lâu dài cũng như bảo tồn và phát huy giá trị.
Nguyễn Doãn Minh
Tin tức mới hơn
Tin tức khác
- Nghệ nhân nấu bếp Olivier Roellinger và Tuần lễ hương liệu lần hai ở Sofitel Metropole Hanoi 07/12/2006
- Cái "bắt tay" nửa vòng trái đất 07/12/2006
- Hà Nội tổ chức một cuộc nghi binh lớn 07/12/2006
- “Biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu thành nguồn lực tinh thần trong công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô” 07/12/2006
- Làng Thổ Quan 07/12/2006
- Hoang Nguyen: Câu chuyện về việc phá vỡ rào cản thành kiến 06/12/2006
- Hà Nội tổ chức 12 đội cảm tử 06/12/2006
- Thưởng 16 triệu đồng cho đơn vị phát hiện trống đồng Đông Sơn 05/12/2006
- 7 năm Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới 05/12/2006
- Gấp rút chuẩn bị kháng chiến 05/12/2006
Cuộc đua thành tích và vấn đề nợ công
(HNM) - Nghi án về năm sinh của cầu thủ U19 Công Phượng đang là một chủ đề bàn tán của dư luận. Có thể hiểu nguyên do câu chuyện tưởng như "bé như con kiến" này lại thu hút sự quan tâm của nhiều người...
Đại biểu Quốc hội không thể là người cuồng ngạo!
(HNM) - Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là những người được nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân
Công nghệ vũ trụ không là chuyện... “trên trời”
(HNM) - Việt Nam sẽ có một Trung tâm Công nghệ vũ trụ hiện đại vào năm 2020 nhằm hướng tới đẩy mạnh công tác giám sát và cảnh báo sớm thiên tai, các thảm họa môi trường; dự báo sớm sản lượng nông nghiệp, nguồn lợi hải sản, cập nhật hệ thống bản đồ điện tử cho quản lý và quy hoạch đất đai...
Sao nhẫn tâm thế !
(HNM) - Không giấu được nỗi bức xúc, anh Thành (trú tại Ô Chợ Dừa, Đống Đa) kể với Người Xây Dựng câu chuyện về hành động không nên của một tốp thanh niên với đứa trẻ ăn xin khuyết tật.