Thứ Tư, ngày 30 tháng 5 năm 2012

Chuyến đi điền dã tại Duy Trinh (Duy Xuyeen, QN)






LĂNG MỘ BÀ ĐOÀN QUÝ PHI
 tại Làng Chiêm Sơn, Duy Trinh, Duy Xuyên QN

             Bà Đoàn Quý Phi tên thật là Đoàn Thị Ngọc, con thứ ba của ông Đoàn Công Nhạn - một hào trưởng ở làng Chiêm Sơn (sau được Chúa Nguyễn Phúc Lan phong tước Thạch Quận công); gia đình chuyên nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa.
            Sách Đại Nam liệt truyện tiền biên, viết: “Năm 15 tuổi bà hái dâu bên bãi, trông trăng mà hát. Bấy giờ Huy Tông Hoàng đế (tức Chúa sãi Nguyễn Phúc Nguyên) đi chơi Quảng Nam, công tử Phúc Lan đi theo hộ giá. Đêm đáp thuyền chơi trăng, đỗ thuyền ở Điện Châu (bây giờ là An Phú Tây) câu cá, nghe tiếng hát lấy làm lạ, sai người đến hỏi, biết là con gái họ Đoàn, cho tiến cung hầu chúa”. Công tử Nguyễn Phúc Lan và thôn nữ họ Đoàn đã bén duyên nhau từ đó.
           Năm 1617 họ kết duyên và sống tại dinh trấn Thanh Chiêm. Sau đó, bà Đoàn Thị Ngọc đã hết lòng ủng hộ, khuyến khích nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa ở các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa…Nhờ đó mà nghề tằm tang ở Đàng trong được mở mang vào đầu thế kỷ 17.
Cũng từ đó, cảng thị Hội An đã trở thành một trung tâm trung chuyển của con đường tơ lụa quốc tế xuyên đại dương ở thế kỷ 17-18. Các nhà nghiên cứu cho hay, sở dĩ hoàng hậu họ Đoàn có tên là Đoàn Quý Phi, là do mẹ chồng bà cũng là hoàng hậu nên gọi vậy để tránh phạm húy.





                                   Lăng mộ Ngọc Dung công chúa
                       ( con gái bà ĐOÀN QUÝ PHI )







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ