Back Bạn đang ở trang: Home Điểm đến Kiến trúc tôn giáo Đình Tương Mai
Thứ Sáu, 13 Tháng mười một 2009 17:22

Đình Tương Mai

Viết bởi 
Đánh giá mục này
(4 bỏ phiếu)

Đình Tương MaiĐình Tương Mai trước kia thuộc thôn Tương Mai nay thuộc phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Từ năm 2004 phường Tương Mai thuộc quận Hoàng Mai.

 

Đình Tương Mai trước kia thuộc thôn Tương Mai nay thuộc phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Từ năm 2004 phường Tương Mai thuộc quận Hoàng Mai.

Đình Tương Mai không biết được xây dựng từ năm nào, chỉ biết qua bức thượng lương thì đình được trùng tu lần cuối năm 1948, nhưng quy mô đình nhỏ hơn năm 1946 rất nhiều.

Đình có tam quan với những cột trụ lớn, trên đỉnh mỗi trụ đều đắp nghê trang trí. Qua tam quan tới sân lát gạch Bát Tràng cổ. Hai bên sân là hai nhà tả, hữu mạc mới được dựng lại vào năm 1981.

Đình chính gồm nhà tiền tế và hậu cung. Trên nóc tiền tế đắp hình hổ phù. Dưới đó là một khung hình chữ nhật mang chữ “Trần thượng tướng từ”. Trong tiền tế và hậu cung đều có đắp những bệ thờ đặt các đồ thờ, bát bửu. Bệ thờ trong cùng được xây sát tường hậu đặt tượng Trần Khát Chân, người có công giết Chế Bồng Nga từng xâm phạm Đại Việt ở cuối thế kỷ XIV. Hai bên tả hữu bệ thờ này còn có bệ Đình Tương Maithờ Phạm Ngưu Tất, một tướng tài giỏi của Trần Khát Chân. Cả hai pho tượng đều được tạc từ một khối đá xanh và biểu hiện được dáng vẻ oai phong, uy nghiêm của các vị võ tướng.

Đình còn giữ lại 1 Thần phả kể về cuộc đời của Trần Khát Chân và 10 đạo sắc phong của các triều Lê, Nguyễn phong cho 2 vị thần. Ngoài ra trong đình còn có 1 quả chuông, hoành phi, cuốn thư, 1 long ngai bằng gỗ sơn son. Đình còn có nhiều câu đối ca ngợi công lao, sự nghiệp của thần.

Trần Khát Chân được phong thái ấp ở bốn làng Mai là Hoàng Mai, Tương Mai, Hồng Mai (sau đổi là Bạch Mai) và Mai Động nên cả bốn làng này đều thờ ông là Thành hoàng.

Từ xa xưa cứ đến ngày 24 tháng 4 âm lịch hàng năm, nhân dân cả 4 làng Mai đều làm lễ tế Thần. Ngày nay, tuy không tổ chức tế lễ, mở hội linh đình, nhưng đến ngày 24 tháng 4 các cụ trong làng vẫn tổ chức dâng hương tưởng niệm vị tướng tài đã góp nhiều công sức cho đất nước, cho địa phương nơi đây. Nhân dân địa phương ở đây có tục kiêng đọc chệch chữ Chân thành chữ Chơn.

Theo Hà Nội - Di tích Lịch sử Văn hóa và Danh thắng, Doãn Đoan Trinh, Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, Hà Nội, 2002, tr721-722

Đọc 1133 thời gian Sửa lần cuối vào Thứ năm, 19 Tháng mười một 2009 17:10
Xem thêm trong thể loại này: « Chùa Tương Mai Đền Tương Thuận »