Sân bay quốc tế Nội Bài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Sân bay quốc tế Nội Bài
Noi Bai International Airport

Mã IATA Mã ICAO
HAN VVNB
Vị trí
Thành phố Hà Nội
Độ cao 39 ft (12 m)
Tọa độ 21°13′14″B 105°48′26″Đ / 21,220541°B 105,807352°Đ / 21.220541; 105.807352
Sân bay quốc tế Nội Bài ở Việt Nam
Các đường băng
Hướng Chiều dài Bề mặt
m ft
11L/29R 3.200 10.497 bê tông
11R/29L 3.800 12.466 bê tông
Thông tin chung
Kiểu sân bay Dân dụng/Quân sự
Chủ Bộ Giao Thông Vận Tải
Cơ quan quản lý Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
Phục vụ bay cho Vietnam Airlines
Thống kê (2012)
Số lượng hành khách 11.000.000[1]

Sân bay quốc tế Nội Bài là cảng hàng không quốc tế ở miền Bắc Việt Nam. Sân bay này là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả miền Bắc. Đây là sân bay lớn thứ ba của Việt Nam hiện nay, sau Sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtThành phố Hồ Chí MinhSân bay quốc tế Cam RanhKhánh Hòa về diện tích và là sân bay lớn thứ 2 của Việt Nam xét về công suất nhà ga và số lượt khách thông qua mỗi năm. Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km theo tuyến đường bộ về phía Tây Bắc, khoảng cách này sẽ được rút ngắn còn lại 15 km khi cầu Nhật Tân và tuyến đường nối đầu cầu này với Nội Bài sẽ hoàn thành vào giữa năm 2014.[2][3]. Ngoài ra, sân bay quốc tế Nội Bài nằm gần các thành phố như Vĩnh Yên, Thành phố Bắc NinhThành phố Thái Nguyên.

Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (tiếng Anh: Noi Bai International Airport). Sân bay này do Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), một cơ quan của Bộ Giao Thông Vận Tải, quản lý.

Năm 2010, sân bay đã phục vụ 9,5 triệu lượt hành khách, tăng 20% so với năm 2009, năm 2012 là 11 triệu lượt khách.[1]

Lịch sử[sửa]

Sân bay quốc tế Nội Bài, nguyên là một căn cứ không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam, đã được cải tạo để phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự.

Ngày 28 tháng 2 năm 1977, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định thành lập Sân bay quốc tế Nội Bài ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Đến ngày 2 tháng 1 nǎm 1978, sân bay chính thức mở cửa hoạt động và đón chuyến bay quốc tế đầu tiên hạ cánh.

Năm 1995 nhà ga hành khách T1 được xây dựng và khánh thành vào tháng 10 năm 2001.

Hạ tầng kỹ thuật[sửa]

Tọa độ sân bay[sửa]

  • 21°13'18 vĩ Bắc
  • 105°36'16 kinh Đông.

Tiêu chuẩn kỹ thuật[sửa]

Ngày 15 tháng 9 năm 2005, sân bay quốc tế Nội Bài đã được tổ chức TÜV NORD CERT (Đức) trao chứng chỉ ISO 9001:2000.

Năng lực[sửa]

Sân bay có hai đường băng để cất cánh và hạ cánh: đường 1A dài 3.200 m, đường 1B dài 3.800 m. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (tên viết tắt bằng tiếng Anh là ICAO), công suất tối đa của đường hạ - cất cánh sân bay Nội Bài hiện tại chỉ được 10 triệu hành khách/năm.[4]

Có 3 sân đỗ máy bay A1, A2, A3 với tổng diện tích 165.224 m², 1 nhà ga hành khách T1 với tổng diện tích 90.000 m² và công suất khoảng 6 triệu hành khách/năm

Nhà ga T2 đang được xây dựng có 4 tầng, tổng diện tích sàn 90.000 m². Dự kiến tổng kinh phí đầu tư khoảng 31 tỉ yen Nhật từ vốn vay ODA của Nhật Bản, công suất nhà ga T2 theo dự kiến là 10 triệu hành khách/năm

Trong 3 năm gần đây, nhà ga của sân bay này bị dột khi trời mưa to. Chưa có kết luận chính thức từ cơ quan có thẩm quyền về nguyên nhân dột là do khâu thiết kế, thi công hay sử dụng.[5]

Năm 2008, sân bay này đã phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, dự kiến đạt 20 triệu lượt hành khách vào năm 2025[1]. Năm 2010, sân bay Nội Bài đã phục vụ 9,5 triệu lượt hành khách, trung bình mỗi ngày có 170 lượt chuyến cất hạ cánh, so với mức 370 lượt chuyến mỗi ngày của Tân Sơn Nhất.[1] Theo quy hoạch chung đến năm 2010, nhà ga T2 có công suất là 10 triệu lượt khách mỗi năm sẽ đi vào hoạt động đưa Sân bay quốc tế Nội Bài đạt công suất 16 triệu hành khách năm, có sân bay dự bị là Sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng). Công suất toàn bộ khi nhà ga được nâng cấp sau năm 2025 là 50 triệu lượt khách mỗi năm, là một trong những sân bay trung tâm trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.[6]

Hoạt động[sửa]

  • Hiện có 4 hãng hàng không nội địa và 22 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến sân bay quốc tế Nội Bài.
  • Phí sân bay cho các chuyến bay quốc tế là 16 USD.

Di chuyển từ sân bay về trung tâm thành phố[sửa]

Từ sân bay có thể đi từ sân bay Nội Bài về Hà Nội bằng taxi (giá từ 300.000 VND), MiniBus 12 chỗ (giá 35.000 VND) hoặc xe bus 45 chỗ (20.000 VND) hoặc đi xe ôm (giá từ 100.000 VND). (Giá năm 2012)

Dự kiến đến năm 2020, mạng đường sắt "Nội Bài - trung tâm thành phố Hà Nội- Thượng Đình" dài xấp xỉ 33,7 km sẽ được hoàn thành, nối sân bay Nội Bài với khu đô thị mới Đông Anh, khu tổ hợp hành chính ở Từ Liêm, khu phố cổ, khu phố có kiến trúc kiểu Pháp và đi dọc quốc lộ 6, tới Thượng Đình. [7]

Các tuyến bay và các hãng hàng không hoạt động[sửa]

Hiện tại chỉ có một nhà ga hành khách tại sân bay Nội Bài, nhưng có kế hoạch xây dựng thêm nhà ga hành khách. Đến tháng 6 năm 2011, nhà ga có những điểm đến sau đây :

Hành khách[sửa]

Hãng hàng không Điểm đến Lobby
Aeroflot Moscow-Sheremetyevo B
Air Mekong Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Pleiku D
AirAsia Kuala Lumpur B
Asiana Airlines Busan, Seoul-Incheon B
Cebu Pacific Manila [khởi động lại từ 18.03][8] Để được công bố
China Airlines Đài Bắc - Đào Viên A
China Southern Airlines Bắc Kinh - Thủ Đô, Quảng Châu B
Dragonair Hong Kong A
EVA Air Đài Bắc-Đào Viên A
Hong Kong Airlines Hong Kong A
Japan Airlines Tokyo-Narita B
Jetstar Pacific Airlines Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang D
Korean Air Busan, Seoul-Incheon A
Lao Airlines Luang Prabang, Vientiane A
LOT Polish Airlines Warsaw A
Malaysia Airlines Kuala Lumpur B
Qatar Airways Bangkok-Suvarnabhumi, Doha A
Sichuan Airlines Trùng Khánh A
Shanghai Airlines Thượng Hải - Phố Đông A
Singapore Airlines Singapore B
Thai AirAsia Bangkok-Suvarnabhumi B
Thai Airways International Bangkok-Suvarnabhumi B
Tiger Airways Singapore B
Uni Air Cao Hùng A
VietJet Air Sài Gòn, Đà Nẵng
Vietnam Airlines Bangkok-Suvarnabhumi, Bắc Kinh - Thủ Đô, Busan, Quảng Châu, Frankfurt, Fukuoka, Hong Kong, Cao Hùng, Kuala Lumpur, Côn Minh, London-Gatwick [từ 08.12][9],Moscow-Domodedovo, Luang Prabang, Nagoya-Centrair, Osaka-Kansai, Paris-Charles de Gaulle, Seoul-Incheon, Thượng Hải - Phố Đông, Siem Reap, Singapore, Đài Bắc - Đào Viên, Vientiane, Yangon C
Vietnam Airlines Buôn Ma Thuột, Cần Thơ, Chu Lai, Đà Lạt, Đà Nẵng, Điện Biên Phủ, Đồng Hới, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang, Quy Nhơn, Phú Bài, Pleiku, Tuy Hòa, Vinh D
Vladivostok Air Vladivostok
Theo mùa: Yekaterinburg
A

Hàng hóa[sửa]

Hãng hàng không Điểm đến
Cathay Pacific Cargo Hong Kong
China Airlines Cargo Đài Bắc - Đào Viên
EVA Air Cargo Đài Bắc - Đào Viên
Jade Cargo International Amsterdam, Thượng Hải - Phố Đông
Korean Air Cargo Seoul-Incheon, Singapore
Lufthansa Cargo Frankfurt
Singapore Airlines Cargo Singapore

Thống kê[sửa]

Năm Số hành khách thông qua
2008
2009
2010
2011
2012

Hình ảnh[sửa]

Xem thêm[sửa]

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]