Phủ Lý
Phủ Lý | |
---|---|
Phủ Lý | |
Địa lý
|
|
Trực thuộc tỉnh | Hà Nam |
Vị trí | Trung tâm của tỉnh Hà Nam |
Diện tích | 87,87 [1] |
Số xã/phường | 11 phường, 10 xã |
Dân số
|
|
Dân số | 136.654 [1] |
- Thành thị | 49,02 % (2009)[2] |
- Nông thôn | 50,98 % (2009) [2] |
Mật độ | 1.555 người/km² |
Thông tin khác
|
|
Website | hanam.gov.vn/vi-vn/phuly |
Công nhận thành phố | 2008 |
Xếp loại đô thị | 3 |
Thành phố Phủ Lý | |
Vị trí thành phố Phủ Lý trên bản đồ Việt Nam | |
Tọa độ: 20°32′28″B 105°54′50″Đ / 20,54111°B 105,91389°Đ | |
---|---|
Country | Vietnam |
Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh lỵ của tỉnh Hà Nam. Đây là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế và là đô thị loại 3 duy nhất của tỉnh Hà Nam. Thành phố này nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam Hà Nội và cũng là thành phố ngã ba sông hợp lưu lại là sông Đáy, sông Châu Giang và sông Nhuệ.
Mục lục
Điều kiện tự nhiên[sửa]
Địa lý[sửa]
Thành phố Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A, bên bờ phải sông Đáy, Phủ Lý cách Hà Nội 60 km về phía Nam, thành phố Nam Định 30 km về Phía Tây Bắc và thành phố Ninh Bình 33 km về phía Bắc. Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của 3 con sông: Sông Đáy, Sông Châu Giang và Sông Nhuệ tiện về giao thông thủy bộ.
Diện tích thành phố là 8.787,30 ha diện tích tự nhiên
Địa giới Thành phố tiếp giáp:
Đông giáp huyện Bình Lục.
Tây giáp huyện Kim Bảng.
Nam giáp huyện Thanh Liêm.
Bắc giáp huyện Duy Tiên.
Khí hậu[sửa]
Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven núi nên địa hình của Thành phố chia làm nhiều khu vực hai bên bờ các con sông, Phủ Lý nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm:
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800 mm - 2000 mm
Nhiệt độ trung bình: 23-24 °C
Số giờ nắng trong năm: 1.300-1.500 giờ
Độ ẩm tương đối trung bình: 85%
Diện tích tự nhiên:[sửa]
Thành phố Phủ Lý có 8.787,30 ha diện tích tự nhiên.
Dân số:[sửa]
Dân số thành phố Phủ Lý 136.654 nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 0,8%.
Trên địa bàn Thành phố Phủ Lý có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Hành chính[sửa]
Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 23/07/2013 của Chính phủ: Về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Phủ Lý và thành lập các phường thuộc thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Thành phố Phủ Lý có 21 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 10 xã.
Tổng dân số thực tế thường trú 136.654 người.
11 phường gồm Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Minh Khai, Quang Trung, Hai Bà Trưng, Lương Khánh Thiện, Thanh Châu, Châu Sơn, Liêm Chính, Lam Hạ, Thanh Tuyền.
10 xã gồm Liêm Chung, Phù Vân, Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải, Đinh Xá, Trịnh Xá, Liêm Tuyền, Liêm Tiết,
Các đường phố chính: Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Lê Hoàn, Lê Lợi, Biên Hòa, Trường Chinh, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Lê Công Thanh, Nguyễn
Viết Xuân, Nguyễn Văn Trỗi, Quy Lưu, Châu Cầu, Phạm Tất Đắc, Hàng Chuối, Kim Đồng, Hồ Xuân Hương, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Bình
Trọng, Trần Tử Bình, Tân Khai...
Điểm đến văn hóa[sửa]
Chùa Bầu (Thiên Bảo Tự)[sửa]
Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, toạ lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Là nơi địa linh danh thắng, chốn linh thiêng lâu đời của vùng đất rộng lớn. http://s1136.photobucket.com/albums/n491/WingCola/?action=view¤t=DSCF29042.jpg Với diện tích 4000 m2. Với khung cảnh thiên nhiên hài hoà trước mặt chùa là một hồ nước sâu và rộng, hồ thông với sông Đáy tạo nên mĩ quan đẹp và tô điểm thêm sự tĩnh lặng cho chùa. Theo thuyết âm dương ngũ hành. Trước môt ngôi chùa nào thường phải có một hồ nước vì theo truyền thuyết. chùa thì tượng trưng cho dương, hồ tượng trưng cho âm. Dương và âm tạo nên thế cân bằng hài hoà trong trời đất và theo thuyết phong thuỷ thì chốn chùa chiền là nơi tôn nghiêm, thành kính. Hồ nước trước chùa như muốn nhắc nhở con người ta đến nơi này cần phải rửa sạch tay chân cho hết bụi trần để thành tâm vào bái lễ. Như vậy nét văn hoá tâm linh nơi đây không khác xa so với những ngôi chùa khác. http://s1136.photobucket.com/albums/n491/WingCola/?action=view¤t=DSCF28962.jpg Điểm mới ở đây là ngôi chùa này mới được trùng tu và tôn tạo lại trên diện tích 4000 m2 của chùa Bầu cũ với thời gian xây dựng trong vòng 3 năm, với lối kiến trúc cổ truyền của dân tộc với kiến trúc mới của thời đại và cũng là sự kết hợp giữa đạo pháp dân tộc và thời đại. Theo tài liệu cũ, chùa Bầu đã có trên 1000 năm tuổi nằm trong quần thể làng Bầu, vực Bầu và chợ Bầu ngày nay. Đây là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhiều thế hệ, của phật tử xã Châu Cầu (xưa) và thành phố Phủ Lý – Hà Nam (ngày nay) Với lối kiến trúc cổ truyền của dân tộc với kiến trúc mới của thời đại. Chùa Bầu vẫn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6 (1663) với 28 đạo sắc phong về Đức Pháp Vân Phật và đạo sắc phong cuối cùng vào năm thứ 9 vua Khải Định và là nơi lưu giữ một quả chuông với kích thước 0,95m, đường kính 0,57m được đúc vào mùa xuân năm thứ 3 Hoàng triều Minh Mệnh (1822) và một tấm bia đá xanh cao 1,25, rộng 0,8m.
Cùng với các nhà thờ, chùa chiền trên địa bàn thành phố, chùa Bầu là một ngôi chùa có rất nhiều nét kiến trúc cũng như trang trí nội thất mang phong cách truyền thống và hiện đại. Điều đó càng chứng tỏ rằng, mặc dù các hạng mục kiến trúc ở Hà Nam không có khác biệt lớn về phong cách so với kiến trúc cùng loại ở các vùng dân cư khác, nhưng vẫn có thể nhận ra những nét rất riêng của chùa Bầu ở các công trình kiến trúc này.
Trước hết, các kiến trúc này đều chiếm lĩnh những khoảng không gian rộng rãi, cảnh quan khoáng đãng và tọa lạc gần công viên Nguyễn Khuyến, chứ không chen chúc nhau trong những khoảng không gian chật hẹp ở các vùng đô thị, và luôn tạo cảm giác thanh tịnh và yên tĩnh nơi thành phố ồn ào.
Lịch sử[sửa]
Dưới thời Lê vào khoảng năm 1624, Thượng thư Nguyễn Khải đã cho chuyển thủ phủ Trấn Sơn Nam từ thôn Tường Lân huyện Duy Tiên phủ Lý Nhân đến đóng ở thôn Châu Cầu thuộc Tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lỵ Nhân, Trấn Sơn Nam Thượng. Đến năm 1832, vua Minh Mạng quyết định bỏ đơn vị trấn thành lập đơn vị hành chính Tỉnh, phủ Lỵ Nhân được đổi là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội.
Đến tháng 10 năm 1890 (đời vua Thành Thái năm thứ 2) Tỉnh Hà Nam được thành lập từ các huyện của Hà Nội và Nam Định. Tên tỉnh Hà Nam ra đời từ chữ Hà của Hà Nội và chữ Nam của Nam Định ghép lại và Phủ Lý trở thành tỉnh lỵ của tỉnh.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp (1945 - 1954), dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Phủ Lý đã kiên cường bám trụ, đánh địch trên tất cả các mặt trận, lập nên nhiều chiến công vang dội, tiêu diệt nhiều quân địch và đến ngày 3 tháng 7 năm 1954 Phủ Lý sạch bóng quân Pháp xâm lược, thị xã được hoàn toàn giải phóng.
Với những thành tích xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu, ngày 29 tháng 01 năm 1966. Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang thành phố Phủ Lý đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Giai đoạn (1965 - 1996) tỉnh Nam Định sát nhập với Hà Nam thành tỉnh Nam Hà sau đó sáp nhập với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, khi đó Phủ Lý là một thị xã trực thuộc tỉnh. Năm 1977 là thị trấn thuộc huyện Kim Thanh. Ngày 17 tháng 12 năm 1982, sáp nhập 2 xã Thanh Châu và Liêm Chính thuộc huyện Thanh Liêm vào thị xã Hà Nam[3]. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI, tỉnh Hà Nam được tái lập. Thị xã Phủ Lý (đổi tên từ thị xã Hà Nam cũ) được xác định là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh.
Qua 10 năm đầu tư xây dựng sau khi tái lập Tỉnh được Tỉnh ủy - HĐND – ủy ban nhân dân Tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo thị xã Phủ Lý đã từng bước phát triển.
Ngày 25 tháng 9 năm 2000, thị xã Phủ Lý được mở rộng thêm trên cơ sở sáp nhập 2 xã Phù Vân và Châu Sơn thuộc huyện Kim Bảng, xã Liêm Trung thuộc huyện Thanh Liêm và xã Lam Hạ thuộc huyện Duy Tiên, cũng từ đó thành lập 2 phường Lê Hồng Phong và Quang Trung[4].
Ngày 1 tháng 1 năm 2007, thị xã đã chính thức trở thành đô thị loại 3 và trở thành thành phố thuộc tỉnh của tỉnh Hà Nam vào ngày 9 tháng 6 năm 2008 theo nghị định 72/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là sự kiện rất quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của một thành phố trẻ đã chịu sự tàn khốc của chiến tranh.
Ngày 23 tháng 7 năm 2013, thành phố Phủ Lý được mở rộng thêm trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải thuộc huyện Duy Tiên, 2 xã Đinh Xá, Trình Xá thuộc huyện Bình Lục, 2 xã: Liêm Tuyền, Liêm Tiết; 458,31 ha diện tích tự nhiên và toàn bộ 7.478 nhân khẩu của xã Thanh Tuyền thuộc huyện Thanh Liêm và 628,53 ha diện tích tự nhiên và toàn bộ 5.945 nhân khẩu của xã Kim Bình; 462,37 ha diện tích tự nhiên và 5.163 nhân khẩu của xã Thanh Sơn thuộc huyện Kim Bảng; cũng từ đó chuyển 5 xã: Thanh Châu, Châu Sơn, Liêm Chính, Lam Hạ, Thanh Tuyền (sau khi điều chỉnh về thành phố Phủ Lý quản lý) thành các phường có tên tương ứng[5].
Cơ sở hạ tầng[sửa]
Cơ sở hạ tầng của Thành phố Phủ Lý được xây dựng đồng bộ và ngày càng hoàn chỉnh nhất là về giao thông đô thị, cấp thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, xây dựng công viên cây xanh và các công trình phúc lợi công cộng.
Hiện nay trên địa bàn thành phố có tổng số 122 dự án, công trình đã và đang được đầu tư xây dựng với tổng số vốn đầu tư trên 2.046,8 tỷ đồng. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị mới như: Khu đô thị mới Nam Lê Chân (diện tích 68,7ha, quy mô dân số 8000 người); Khu đô thị Nam Trần Hưng Đạo (diện tích 21,3 ha, quy mô dân số 5.000 người); Khu đô thị Đông sông Đáy (từ cầu Phú Hồng đến cầu Đọ Xá, diện tích 75 ha); Khu đô thị Liêm Chung dọc hai bên đường 21A diện tích 100 ha; Khu đô thị Bắc Thanh Châu (diện tích 19,8ha, quy mô dân số 3.500 người); Khu đô thị Liêm Chính (diện tích 89,7 ha); Khu đô thị Bắc Châu Giang Lam Hạ, diện tích 652 ha; Khu đô thị Quang Trung – Lam Hạ diện tích 252 ha.
Một số dự án lớn góp phần xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị như: Dự án sân vận động trung tâm, Hành lang Quốc lộ 1A và Đông, Tây sông Đáy, dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, dự án nâng cấp hè đường, điện chiếu sáng và cây xanh trong khu đô thị cũ, dự án kè hồ Chùa Bầu, dự án cải tạo hệ thống cáp quang, cải tạo hệ thống lưới điện....đã và đang được thực hiện theo quy hoạch đầu tư, làm chuyển biến bộ mặt đô thị, khang trang hiện đại hơn, trật tự đô thị có những bước chuyển biến tích cực.
Tài nguyên thiên nhiên[sửa]
Tài nguyên đất:
Thành phố Phủ Lý có tiềm năng đất xây dựng khá lớn. Ngoài một số đất nông nghiệp kém hiệu quả có thể chuyển sang mục đích xây dựng, Phủ Lý còn khả năng mở rộng hàng trăm ha đất xây dựng ở các xã Phù Vân, Châu Sơn, Thanh Châu và một số khu vực dọc đường quốc lộ 1A, đường 21... Đây là nguồn lực rất quan trọng để Phủ Lý đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nông nghiệp của Phủ Lý tuy không nhiều, nhưng có chất lượng tốt và còn nhiều khả năng thâm canh tăng vụ, tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tài nguyên nước:
Nằm ở ngã ba sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang và có nhiều ao, hồ nên Phủ Lý có nguồn nước mặt dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và dân sinh. Tuy nhiên, do lưu lượng dòng chảy dao động lớn nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, Phủ Lý nằm ở hạ lưu nên nguồn nước có nguy cơ dễ bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp ở thượng nguồn Hà Nội, Hà Đông,.... Tài nguyên nước ngầm phong phú nhưng chất lượng không cao nên việc khai thác sử dụng bị hạn chế.
Tài nguyên khoáng sản:
Do nằm liền kề khu vực có nguồn vật liệu xây dựng lớn như đá vôi, xi măng Bút Sơn (Kim Bảng), Kiện Khê, Thanh Tân (Thanh Liêm); đá xây dựng Kiện Khê (Thanh Liêm); đất sét sản để xuất xi măng và đất sét để sản xuất gạch ngói Khả Phong, Ba Sao (Kim Bảng) và các nguồn vật liệu xây dựng khác... nên Phủ Lý có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế này để phát triển đa dạng các ngành nghề công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ở địa phương.
Kinh tế[sửa]
Về công nghiệp, thành phố có 2 cụm công nghiệp bắc Thanh Châu và Châu Sơn. Nền sản xuất nông nghiệp ở Phủ Lý theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế trang trại và các mô hình sản xuất VAC, nhất là trong chăn nuôi, coi đây là khâu đột phá để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Về thương mại - dịch vụ - du lịch, Phủ Lý có lợi thế là đầu mối giao thông, gần thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đủ điều kiện để phát triển tổng hợp ngành kinh tế dịch vụ theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, đưa ngành dịch vụ thành ngành kinh tế quan trọng của Phủ Lý.
Cho tới năm 2010, thành phố có nhiều dự án làm thay đổi đáng kể bộ mặt thành phố, trong đó có dự án khu thương mại dịch vụ một bên là bờ sông Đáy một bên là quốc lộ 1A da Ha Nam.jpg. Khu thương mai dịch vụ này với nhiều tòa nhà cao tầng hiện đại (cao nhất là dự án chung cư và văn phòng cho thuê 25 tầng). Khu thương mại này là một điểm nhấn về tính hội nhập và hiện đại của thành phố.Day - a TT ngang.jpg
Giao thông[sửa]
Toàn thành phố có 119,7 km đường giao thông, trong đó 83,5% được kiên cố bê tông hoặc trải nhựa, toàn Thành phố không còn đường đất. Khu vực nội thị có 31 tuyến đường trục chính, các trục đường chính đô thị dài 70,1 km. Đặc biệt Thành phố sẽ đầu tư xây dựng trục đường Đông Tây, Bắc Nam, đường vành đai 1, đường nối cầu Ba Đa với đường cao tốc, cầu vượt sông Châu nối khu đô thị trung tâm với khu đô thị Lam Hạ, 2 cầu vượt sông Đáy, trên cơ sở hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các khu đô thị, các khu công nghiệp với quốc lộ 1A, 21A và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Đường quốc lộ qua:
- quốc lộ 1A đi Hà Nội hoặc Ninh Bình, đã được nâng cấp từ năm 2009 với 4 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ, có giải phân cách giữa.
- Quốc lộ 21 đi Nam Định với 2 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ.
- Quốc lộ 21A đi Hòa Bình và nối với đường mòn Hồ Chí Minh, với 4 làn xe ô tô.
- Quốc lộ 21B đi các huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, đi chùa Hương, 2 làn xe ô tô.
Đường quốc lộ đang thi công:
- Quốc lộ 21 mới đi Nam Định, song song với quốc lộ 21 cũ đi Nam Định với 4 làn xe ôtô và 2 làn xe thô sơ với giải phân cách giữa.
- Quốc lộ 1 mới với 6 làn xe ôtô phía đông thành phố.
Đường quốc lộ dự kiến:
- Đường nối Nam Định
- Đường nối Hà Nam - Thái Bình dự kiến 6 làn xe ở phía đông thành phố.
- Đường nối quốc lộ 1A mới với quốc lộ 5, dự kiến 6 làn xe, tại phía đông thành phố.
- Đường nối từ chùa Bái Đính qua tỉnh lộ 477B đi thị trấn Ba Sao, chùa Hương tới đại lộ Thăng Long.
- Đường nội đô thuận tiện với nhiều đường lớn (đường nhựa từ 2 tới 4 làn xe ôtô) kết nối tới tất cả các thị trấn của tỉnh Hà Nam.
đường sắt Bắc-Nam và dự án đường sắt cao tốc qua phía đông thành phố. Đường thuỷ trên sông Đáy, sông Châu, đang cải tạo Âu thuyền nối giữa sông Châu và sông Đáy. Khi dự án này hoàn thành giao thông đường Thủy thuận tiện hơn do tàu thuyền có thể từ sông Đáy qua Âu thuyền này dọc sông Châu, qua cống Liên Mạc và đi vào sông Hồng một cách thuận tiện. Đường hàng không: Không có sân bay cũng như không có dự án. Sân bay quốc tế gần nhất là Nội Bài 100Km.
Giáo dục, Y tế[sửa]
Phủ Lý có đầy đủ các cấp học từ mầm non đến thpt, THCN, Cao đẳng, Đại học được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn quốc gia.
Trường Đại học Công nghiệp
Trường CĐSP Hà Nam
Trường Cao Đẳng y tế Hà Nam
Trường Cao Đẳng PT-TH TW1.
Trường Cao Đẳng Thủy Lợi Bắc Bộ
Trường Cao Đẳng dạy nghề Hà Nam
Trường Trung hoc Bưu chính Viễn thông và CNTT1
Trường thpt chuyên Biên Hòa
Trường thpt A Phủ Lý
Trường thpt B Phủ Lý
Trên địa bàn thành phố có các bệnh viện:
Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hà Nam, Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bệnh viện Lao Phổi, Bệnh viện Phong- Da liễu, BV Đa khoa Thành phố, Bệnh viện Mắt. Trung tâm y tế dự phòng.
Các khu vui chơi, tập luyện TDTT, sinh hoạt văn hóa cũng được quan tâm trong quy hoạch và triển khai thực hiện. Thành phố có sân vận động, nhà thi đấu TDTT, nhà văn hóa thiếu nhi, có rạp chiếu phim, thư viện, công viên, điểm sinh hoạt văn hóa TDTT phường, xã và các tổ dân phố, thôn.
Định hướng phát triển[sửa]
Với mục tiêu là khai thác mọi tiềm năng thế mạnh để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội tạo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững mức tăng trưởng năm 2009 đạt 119,90%, trong đó Thương mại dịch vụ đạt 119,51%, Công nghiệp- Xây dựng đạt 122,01%, Nông nghiệp đạt 99,09%.
Về công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
Hiện nay thành phố có gần 500 doanh nghiệp và một số cụm công nghiệp bắc Thanh Châu, cum công nghiệp – TTCN Nam Châu Sơn và khu công nghiệp Châu Sơn. Giá trị sản xuất CN-TTCN tăng mạnh, bình quân 22,9%/năm.
Khai thác tối đa các nguồn lực và lợi thế của địa phương, kết hợp với thu hút mạnh các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển nhanh và vững chắc các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, là "khâu đột phá quan trọng" để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Ưu tiên phát triển các ngành, các lĩnh vực có ưu thế và các ngành có công nghệ cao, thu hút nhiều lao động. Phát triển và phân bố hợp lý các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho 2 cụm công nghiệp bắc Thanh Châu và Châu Sơn. Khôi phục và phát.triển các ngành nghề truyền thống, các làng nghề, phố nghề ở nội và ngoại thành, nhất là các nghề có khả năng xuất khẩu. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với phát triển kết cấu hạ tầng và quá trình đô thị hóa trong khu vực. Từng bước xây dựng một cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với điều kiện và lợi thế của thành phố, trong đó dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng là ngành chủ đạo, tiếp đến là sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, cơ khí sửa chữa, chế biển thực phẩm và tiểu thủ công nghiệp,...
Nền sản xuất nông nghiệp ở Phủ Lý theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường và đã hình thành các vùng chuyên canh trồng rau sạch, hoa tươi, cây ăn quả, chăn nuôi lợn siêu nạc….ở các xã Phù Vân, Liêm Chung, Lam Hạ, Thanh Châu. Phát triển kinh tế trang trại và các mô hình sản xuất VAC, nhất là trong chăn nuôi, coi đây là khâu đột phá để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Ngoài ra thành phố cần chú trọng mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, giảm bớt hộ nông dân thuần túy, tăng các hộ nông dân kiêm ngành nghề và dịch vụ. Đẩy mạnh nâng cao dân trí, từng bước xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại.
Về thương mại - dịch vụ - du lịch
Phủ Lý có lợi thế là đầu mối giao thông, gần thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đủ điều kiện để phát triển tổng hợp ngành kinh tế dịch vụ theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, đưa ngành dịch vụ thành ngành kinh tế quan trọng của Phủ Lý.
Từng bước phát triển ngành thương mại ở Phủ Lý đạt trình độ cao, đảm bảo lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích mạnh sản xuất. Trước hết, tập trung củng cố mạng lưới thương nghiệp trong toàn thành phố, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ. Đẩy mạnh các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, từng bước xây dựng Phủ Lý thành điểm hội tụ hàng hóa. một trung tâm phát tán luồng hàng chính trong khu vực.
Mạng lưới thương mại và dịch vụ ngày càng được xây dựng và củng cố, chợ Chấn, chợ Bầu Phủ Lý được nâng cấp và mở rộng. Hiện nay, thành phố có 2 trung tâm Thương mại lớn là Minh Khôi plaza và trung tâm thương mại Hải Đăng, có 6 chợ được đầu tư quản lý khai thác và sử dụng: chợ Chấn, chợ Nam Thanh Châu, chợ Quy Lưu, chợ Bắc Sơn, chợ Nam Sơn, chợ Phù Vân. Đã hình thành các đường phố thương mại như đường Biên Hòa, đường Nguyễn Văn Trỗi, đường Lê Lợi, đường Lê Hoàn …..
Hệ thống dịch vụ như Tài chính ngân hàng, Bưu chính viễn thông, Bảo hiểm cũng đã và đang phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế- xã hội của thành phố.
Hình ảnh[sửa]
-
Một đường phố ở Phủ Lý, Hà Nam.JPG
Một đường phố ở Phủ Lý, Hà Nam
-
Một góc TP.Phủ Lý, Hà Nam.JPG
Một góc TP.Phủ Lý, Hà Nam
Thành phố kết nghĩa[sửa]
Chú thích[sửa]
- ^ a b Dân số thành phố Phủ Lý 2013
- ^ a b Tổng cục Thống Kê 2009 Phần I: Biểu Tổng hợp trang 16
- ^ Quyết định 200-HĐBT năm 1982 về việc mở rộng thị xã Hà Nam thuộc tỉnh Hà Nam Ninh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- ^ Nghị định 53/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị xã Phủ Lý tỉnh Hà Nam
- ^ Nghị quyết 89/NQ-CP năm 2013 điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng thành phố Phủ Lý và thành lập phường thuộc thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam
Liên kết ngoài[sửa]
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Phủ Lý |
- Nghị định số 53/2000/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam về việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Thành lập thành phố Phủ Lý
- hanam.gov.vn/vi-vn/phuly
|
Các đơn vị hành chính cấp huyện thị trực thuộc tỉnh Hà Nam, Việt Nam | ||||||
|
|