Hỏa Lò

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Tọa độ: 21°1′31″B 105°50′47″Đ / 21,02528°B 105,84639°Đ / 21.02528; 105.84639

Tên tiếng Pháp của nhà tù Hỏa Lò được giữ lại
Cảnh tù nhân tại Hỏa Lò

Hỏa Lò tức nhà pha Hỏa Lò là một nhà tù tại trung tâm Hà Nội. Địa danh này được đặt theo con phố của Hà Nội có từ trước thời Pháp thuộc.[1].Đây từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà Cách mạng lớn của Việt Nam.

Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu vực lúc đó là ngoại vi thành phố làm ngục thất trung ương của cả hai xứ TrungBắc Kỳ. Nơi đây giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp. Tên tiếng Pháp của nhà tù này lúc bấy giờ là Maison Centraletiếng ViệtNgục thất Hà Nội.[1]

Ngục Hỏa Lò được chia thành bốn khu: A, B, C và D.

  1. Khu A và B dành cho phạm nhân đang được cứu xét, phạm nhân quan trọng hoặc những tù nhân vi phạm kỷ luật nhà tù.
  2. Khu C giam giữ phạm nhân người Pháp hoặc người ngoại quốc.
  3. Khu D là nơi câu cấm phạm nhân bị án tử hình chờ ngày duyệt y hoặc giảm án.

Sự kiện nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Sau vụ ám sát Bazin ngày 9 tháng 2 năm 1929, nhiều đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng bị truy bắt. Nguyễn Văn Viên, người chủ mưu bị sa lưới sáu tháng sau và bị giải vào Hỏa Lò. Ông tự nhận đã ra tay giết Bazin khi khai cung với chánh hội đồng đề hình Brides. Nguyễn Văn Viên sau đó đã tự tử trong sà lim của ngục Hỏa Lò.[1]

Thời kỳ 1954-1973[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách các chiến sĩ yêu nước và cách mạng bị tù đày tại nhà tù Hỏa Lò

Sau năm 1954 Hỏa Lò là nhà tù của chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong thời kỳ trận Điện Biên Phủ trên không của Chiến tranh Việt Nam, đây là nơi giam giữ phi công Mỹ nhảy dù cho đến sau Hiệp định Paris 1973. Các tù binh phi công Mỹ biếm gọi ngục Hỏa Lò là "Hilton Hanoi". Trong các tù binh Mỹ, nổi tiếng nhất là đương kim nghị sĩ Mỹ John McCain.

Ngày nay, Hỏa Lò chỉ còn lại một góc nhỏ làm nơi tham quan cho du khách; khu vực còn lại là cao ốc thương mại với tên Tháp Hà Nội. Khu trại giam hiện chuyển xuống khu vực Xuân Phương, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a ă â Hoàng Văn Đào. Từ Yên Bái đến các ngục-thất Hỏa-Lò, Côn-nôn, Guy-an. Sài Gòn: Sống Mới, 1957. tr 21-28.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Phương tiện liên quan tới Hanoi Hilton tại Wikimedia Commons