Thứ nhất có Đỗ Thanh Hoa, thứ nhì Bổi Lạng, thứ ba Thạch Sùng. Câu ca này có ý nghĩa ca ngợi ba người giầu có vào hàng tuyệt đỉnh mà ngay từ thời xa xưa, khi cao hứng đầy vơi các cụ vẫn ngâm nga. Mãi sau này tôi mới biết Thạch Sùng ở đời Tấn (Trung Quốc), cô Đỗ Thanh Hoa chưa rõ ở đâu, còn Bổi Lạng lại ở ngay quê mình...
Đó là Nguyễn Thị Trị, nhũ danh là Thuyết, lấy chồng họ Sái quê ở Hà Tĩnh, nổi tiếng giầu có nhất xứ Đông, bay đến tai chúa Trịnh ở thành Thăng Long với lời đồn đại: Sái Thị giầu hơn và chi tiêu còn hào phóng hơn cả nhà Chúa. Vốn nhà Chúa có tính hiếu kỳ, lại là người độc đoán, ngài nẩy ý định kinh lý một chuyến xem hư thực ra sao. Nếu đúng như lời đồn thì bắt Sái Thị phải đóng góp thuế nặng cho triều đình, thị phi thì sẽ trừng trị thẳng tay.
Đoàn tùy tùng hơn nghìn người cờ dương trống rước, làm náo loạn cả một vùng sông nước Phủ Thượng Hồng. Thật đáng mặt nhà giầu, Sái Thị đã tiếp nhà Chúa với tấm chân tình vui mừng tột độ, sai người dựng rạp tiếp đãi linh đình, dẫn Chúa đi thăm các kho lẫm ngập tràn thóc gạo như kho nhà Chúa, ruộng đất thẳng cánh cò bay, tiền vạn sâu, trâu bò không sao đếm xuể rồi mới dẫn đi thăm các công trình bà đã công đức cho dân làng, khu vực. Chúa cũng thầm phục con người giầu có lại rộng rãi, tính tình cởi mở nên Chúa cũng khoan dung ban phúc tước.
Con người có thật trong lịch sử sống dưới triều vua Lê Hy Tông thế kỷ thứ 18 đã được dân gian lưu truyền rất nhiều giai thoại, trong đó có một giai thoại tôi cho là sát với cuộc sống hơn cả. Lời đồn đại rằng: Bổi Lạng nhà ở gần sông Thái Bình, thủa cơ hàn, bà mò cua bắt hến đã vớ được một thúng vàng ở sông... từ đó phất lên.
Thực ra Bổi Lạng là người khôn ngoan nhanh trí hơn người, biết tính toán làm ăn, đón mua thóc gạo khi mùa ngập lũ, sau mùa lũ bán ra ăn giá chênh lệch, cần cù thương khó, bà rất kín đáo và sống có hiếu nhân.
Bà có hai con trai, có nhiều con nuôi, con đỡ đầu, đặc biệt rất quan tâm đến các cụ bà, quan tâm các bạn bè từ thủa hàn vi, chu cấp giúp đỡ người nghèo, xây dựng đường xá và nhiều cầu qua sông. Tìm hiểu, thì mới biết trên đất Tứ Kỳ bây giờ còn 18 cây cầu đá, trong đó có cầu đá làng Mù, xã Phượng Kỳ mà dân gọi là cầu BÀ BỔI, cầu dài 7,8m rộng 1,5 mét, có 5 nhịp dược đỡ bởi 6 trụ cầu vẫn đang sử dụng rất tốt.
Chúng tôi đã về thăm khu bia bà Bổi Lạng ở làng Bình Lãng (Tứ Kỳ - Hải Dương). Đến đầu làng, mới hỏi trẻ con đều bảo: Các ông tìm lăng bà Bổi Lạng à, kia kìa, chỗ hai cây cao to ấy. Đây là một lăng cổ tọa lạc giữa cánh đồng phía nam làng Bình lãng. Lăng xây bằng đá khối, hình tháp có chiều cao khoảng 5-6 mét, phía trước có thạch sàn, bên phải có dựng tấm bia hình long đỉnh khá lớn, trán bia khắc dòng chữ: “Sái phụ Nguyễn Thị Trị sản chí phú tự sử bia ký” (Bia tự truyện về bà Nguyễn Thị Trị, vợ người họ Sái, rất giầu có). Văn bia do thám hoa Nguyễn Quý Đức soạn, thợ đá An Hoạch (Thanh Hóa) và Kính Chủ (Hải Dương) khắc và dựng bia vào tháng 4 năm Vĩnh Thịnh 16. Khi chủ nhân còn sống, thám hoa đã cân nhắc và thận trọng trong văn bia, gọi gia đình Bổi Lạng là Tố Phong, nghĩa là không có tước vị gì mà giầu có, được mọi người tôn vinh kính nể.
Chúng tôi đã về thăm khu bia bà Bổi Lạng ở làng Bình Lãng (Tứ Kỳ - Hải Dương). Đến đầu làng, mới hỏi trẻ con đều bảo: Các ông tìm lăng bà Bổi Lạng à, kia kìa, chỗ hai cây cao to ấy. Đây là một lăng cổ tọa lạc giữa cánh đồng phía nam làng Bình lãng. Lăng xây bằng đá khối, hình tháp có chiều cao khoảng 5-6 mét, phía trước có thạch sàn, bên phải có dựng tấm bia hình long đỉnh khá lớn, trán bia khắc dòng chữ: “Sái phụ Nguyễn Thị Trị sản chí phú tự sử bia ký” (Bia tự truyện về bà Nguyễn Thị Trị, vợ người họ Sái, rất giầu có). Văn bia do thám hoa Nguyễn Quý Đức soạn, thợ đá An Hoạch (Thanh Hóa) và Kính Chủ (Hải Dương) khắc và dựng bia vào tháng 4 năm Vĩnh Thịnh 16. Khi chủ nhân còn sống, thám hoa đã cân nhắc và thận trọng trong văn bia, gọi gia đình Bổi Lạng là Tố Phong, nghĩa là không có tước vị gì mà giầu có, được mọi người tôn vinh kính nể.
Bổi Lạng - Nguyễn Thị Trị - thực sự là một nhân vật lịch sử, một nữ thương gia đặc biệt đã thành công trong thương trường lại có lòng từ thiện ở nước ta, xứng đáng là một danh nhân của tỉnh Hải Dương và cả vùng Đông Bắc.
NTQ
thưa bác, ngày nhỏ cháu rất hay ra lăng bà bổi chơi! nhưng cháu chưa nghe kể bà Bổi lạng có 2 con trai?
Trả lờiXóaCám ơn cháu đã cho bác thông tin này, bác xẽ tìm hiểu và phúc đáp sau.(Nguyễn Tô Quang)
Trả lờiXóacháu thấy ở Thôn Thái An, xã Quang Phục, H.Tứ Kỳ, Hải Dương cũng có một cây cầu đá do bà Bổi xây đến nay còn sử dụng được
Trả lờiXóaThật tuyệt vời khi cháu cung cấp thông tjn này. Bác xẽ đến cây cầu đó để chiêm ngưỡng. & không hiểu sao bác cứ mong cháu là gái
Trả lờiXóaNếu có thể , xin cháu nhắn tin cho chú theo số điện thoại :0908187513
Trả lờiXóaChú hay đi lang thang, lại rất đãng tính nũa. Cứ mong được làm quen với cháu. Nếu có thể cháu a-lô cho chú hoặc ghi số điện thoại của cháu vào ô nhận sét này(TQ)
Trả lờiXóa