Truyền thuyết
Chuyện kể rằng thời xưa có một
bọn quỷ mũi đỏ đến vùng biển Sầm Sơn làm hại dân lành. Có một chú bé mồ côi cha
vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã lớn nhanh như thổi và trở thành người khổng lồ.
Chàng khổng lồ đánh thắng bọn quỷ ngoài biển, quỷ tràn vào đất liền cướp phá,
nếu chàng ở trong đất liền thì quỷ lại phá ở ngoài khơi. Chàng nghĩ cách lấy
búa tự xẻ đôi thân mình, một nửa thân và một chân đứng ngự trên đỉnh Sầm Sơn,
một nửa thân và một chân theo bè mảng ra khơi hộ vệ dân chài. Từ đó, bọn quỷ
vào bờ hay ra biển đều thấy chàng khổng lồ, chúng bỏ đi nơi khác kiếm ăn, không
dám bén mảng đến vùng biển này nữa. Từ đó xuất phát tên gọi thần Độc Cước,
nghĩa là 'Một chân'.
Thờ cúng
Tưởng nhớ công ơn của Độc Cước,
người dân Sầm Sơn đã lập miếu thờ thần ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân
khổng lồ tương truyền là bàn chân của chàng. Về sau miếu trở thành đền Độc
Cước.
Đền Độc Cước tọa lạc trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi
Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngay cạnh bãi tắm Sầm Sơn. Đền mang
tên Độc Cước (nghĩa là một chân), gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã
tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỉ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất
liền cứu dân làng.
Tưởng nhớ công ơn của chàng, người dân Sầm Sơn đã lập đền thờ chàng
ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồ tương truyền là bàn chân của
chàng và sau này là đền Độc Cước.
Muốn lên đền phải qua 40 bậc đá. Đền được lập từ đời Trần
(1225-1400), dựng lại vào thời Lê và đã qua trùng tu nhiều lần. Phía sau đền có
Môn Lâu dựng năm 1863 bằng gỗ. Trong đền có tượng thần Độc Cước bằng gỗ chỉ có
một tay, một chân. Chân tượng dựng vững chắc trên hòn đá tảng, tay tượng có cây
búa ở tư thế đang vung về phía sau chiến đấu với loài quỷ biển. Đền có hai pho
tượng ngựa đúc bằng đồng, cặp tượng phỗng tạc bằng đá khối, nhiều câu đối chữ
nho ca ngợi công đức của thần Độc Cước.
Độc Cước không chỉ là một ngôi đền đẹp mà còn là một di tích của
Sầm Sơn. Đền rất hấp dẫn đối với du khách trong nước và nước ngoài khi đến tắm
mát, nghỉ ngơi ở Sầm Sơn.