Sign up
« Trước | Sau»
Về quê tướng Giáp
phamxuannguyen | 09 Jun, 2010, 05:54 | Phạm Xuân Nguyên tản mạn | (2799 Reads)


Festival Huế 2010. Sáng 4/6, tôi bay từ Hà Nội vào Huế, Trương Duy Nhất lái Camry từ Đà Nẵng ra Huế. Công việc của tôi ở festival (là việc gì sẽ nói ở một entry sau) diễn ra vào chiều và tối 6/6. Thế là chiều 4/6 Nhất-Nguyên chạy xe ra hướng Bắc, chơi và ngủ lại thị xã Đông Hà (Quảng Trị), sáng 5/6 về Lệ Thủy (Quảng Bình) thăm nhà lưu niệm đại tướng Võ Nguyên Giáp.


Con đường làng dẫn đến cổng nhà và dãy hàng rào chè tàu bao lấy khu đất của gia đình tướng Giáp xưa.

Bước qua cổng là ta đứng giữa mảnh vườn quê quen thuộc, có nếp nhà thân thuộc, như ở mọi làng quê thân thuộc của ta, nhưng nơi đây đã sinh hạ một vị tướng tài ba của Việt Nam và thế giới thế kỷ XX. (Ngôi nhà được phục dựng năm 1977).

Từ trong nhà nhìn ra sân ra vườn, ta cảm hết được cái yên bình, lặng lẽ của quê nhà, khiến hồn ta thanh thản, nhẹ nhõm, như thấu hết lẽ đời.

Trương Duy Nhất đang hỏi chuyện ông Võ Đại Hàm, người trông coi nhà lưu niệm tướng Giáp. Ông nội của ông Hàm và tướng Giáp là anh em con chú con bác (tướng Giáp vai dưới). Khi ngôi nhà lưu niệm được dựng lên, tướng Giáp bảo người cháu này về đây coi giữ.

Đây là Hói Đợi ("hói" tiếng miền Trung gọi con mương). Tương truyền, vào đời nhà Mạc, một thầy phong thủy Tàu đi qua đây thấy có mạch đất tốt sẽ sinh người tài, bèn tìm cớ xui dân chúng đào con hói này để cắt đứt long mạch. Nhưng khí Việt không mất bởi tay thầy Tàu. Bờ phải hói là địa phận xã Lộc Thủy, quê đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bờ trái hói là địa phận xã Phong Thủy, quê tổng thống Ngô Đình Diệm.

Lịch sử đi qua những dâu bể thăng trầm để đất đai liền mạch, dù ai cố tình chia cắt, phân rẽ. Cầu Hói Đợi nối hai quê chung một vùng đất của hai nhân vật lịch sử Việt Nam thời hiện đại.

Dòng sông Kiến Giang vẫn chảy muôn đời. Những người dân bình thường, vô danh vẫn sống cuộc sống giản dị hàng ngày của họ. Nhưng chính họ làm ra đất nước. Chính họ làm nên lịch sử. Áo bẩn chính tay họ giặt.

Trackback URL: http://www.vnweblogs.com/trackback.php?id=235773

[1]

"Anh dắt em vào cõi Bác xưa"

Câu này thật đúng với một entry đẹp về hình ảnh, lời bình + dẫn để người đọc, người xem hiểu thêm, biết thêm về quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đọc và cảm nhận từng câu từ, từng hình ảnh, từng giá trị của những thông tin.

Em (KN) đang suy nghĩ về đôi mắt (không phải là bộ râu hay mái tóc đâu nhé!). Đôi mắt của bác Phạm Xuân Nguyên rất đẹp, đẹp bởi nhìn mà như thấu được nhiều lẽ. Mới hay, ngôn ngữ nói và viết là hệ quả được chiết suất ra từ cảm nhận qua những giác quan khác, và mắt người là một giác quan quan trọng!

Những tấm ảnh thật đẹp, đẹp vì luôn có chiều sâu. Điều ấy khẳng định hơn về góc nhìn của tác giả và ảnh chỉ là sự thể hiện rõ nét nhất của ý đồ, ý tưởng.

Bác và anh Trương Duy Nhất thường hội ngộ, hẳn là bạn thân. Nhưng hai người như hai cặp phạm trù: anh Nhất có góc nhìn khác, còn bác Nguyên có góc nhìn sâu - sâu sắc!

[góp ý]| Viết bởi Khải Nguyên | 09 Jun 2010, 06:51

[2] @ Khải Nguyên

Cám ơn KN nhiều về sự đồng cảm và chia sẻ từ những tấm ảnh và ở phía sau khuôn hình. Có lẽ hiện nay hơn bao giờ hết chúng ta rất cần những sự lắng tâm và nhìn sâu vào mình để ngấm sự đời và ngẫm lẽ đời, sau bao nhiêu biến động bể dâu của đất nước và của mỗi người. Cứ khi đến một nơi lịch sử, tôi lại bâng khuâng với câu hỏi: lịch sử là thế này ư? Để rồi đau đầu mãi với câu hỏi tưởng đơn giản đó.
Một lần nữa, cám ơn KN.

[góp ý]| Viết bởi pxn | 09 Jun 2010, 08:02

[3]

Nỗi lòng Tướng Giáp
Cụ Giáp buồn nhất là bây giờ nhiều người ngợm đi hàng hai hàng ba quá.

[góp ý]| Viết bởi mai xuân dũng | 09 Jun 2010, 11:13

[4]

Hình đẹp, kiệm lời nhưng sâu, chỉ có điều kỳ tới anh nên đi chơi với Võ văn Đa thì hay hơn là với TD Nhất .
Chúc anh một mùa bóng đá vui.

[góp ý]| Viết bởi Người Pa-ri | 12 Jun 2010, 03:46

[5] truong sa

http://hoangsa-nguyenxuanphuc.blogspot.com/

[góp ý]| Viết bởi xuanphuc | 13 Jun 2010, 21:43

[6]

Dòng sông Kiến Giang vẫn chảy muôn đời. Những người dân bình thường, vô danh vẫn sống cuộc sống giản dị hàng ngày của họ. Nhưng chính họ làm ra đất nước. Chính họ làm nên lịch sử. Áo bẩn chính tay họ giặt.

câu cuối cùng này đắc ý lắm anh ơi. Mời anh ghé nhà em thăm nhé.

[góp ý]| Viết bởi congtan | 18 Jun 2010, 14:09

[7]

Nhìn mặt ông Nguyên mà muốn độn thổ luôn. Xấu không thể tưởng được. Nhưng thôi, trời chỉ cho có chừng đó thì cũng nên vui nhận.

Cháu Hạnh

[góp ý]| Viết bởi Bích Hạnh | 27 Jul 2010, 19:34

[8]

Là người Quảng Bình, mà đến bây giờ vẫn chưa một lần đến thăm ngôi nhà xưa của Đại tướng...xem mấy bức ảnh thấy bùi ngùi ! Cám ơn anh nhiều.

* cách đây mấy tháng, Chú Lê ( Du Tử Lê) có nhờ chuyển cho anh, Dương Tường thi sĩ và Hoàng Nhuận Cầm tập thơ " năm chữ DTL & 12 bài khác ) tính ra HN sẽ tận tay đưa các Đại ca, nhưng vì lu bu nên em gửi Hoàng Vũ Thuật mang ra. Chắc các Đại Ca đã nhận ?
Sắp tới có chuyên ra Hn em sẽ ghé thăm anh. Giờ mới biết PXN cũng chơi Blog thiệt là có mắt mà không có troòng ! Sẽ ghé blog anh để ngâm cứu nhiều hơn !
Chúc anh khỏe nhé !

em Tâm.

[góp ý]| Viết bởi hoangphu06 | 09 Sep 2010, 19:44

Thêm góp ý
 authimage