MỸ THUẬT THỜI LÊ TRUNG HƯNG(1593-1788)
(Mạc và Lê_Trịnh)
Lê Thủy
I.HOÀN CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI
Năm 1527 quyền thần Mạc Đăng Dung đã lật đổ nhà Lê và bắt đầu một triều đại mới. Vị vua mới của nhà Mạc bị coi là loạn thần và từ Thanh Hóa, Nguyễn Kim đã nổi dậy chống lại nhà Mạc, tôn lập hậu duệ nhà Lê là Lê Duy Ninh làm vua, tức là Lê Trang Tông (còn gọi nhà Lê Trung Hưng).
Người đời truyền lại câu: “Trịnh tồn Lê tại, Trịnh bại Lê vong”.Thời kỳ này tồn tại 2 thế lực song song đó là Lê và Trịnh
Trong suốt các triều đại phong kiến Việt Nam, đây là thời kỳ duy nhất vừa có vua lại vừa có chúa. Chúa Trịnh nắm thực quyền, vua Lê chỉ là bù nhìn. Khác hẳn với các triều đại trước, phủ Chúa là nơi giải quyết mọi việc lớn nhỏ trong nước, triều đình vua Lê chỉ có danh mà không có thực. Tại triều đình Thăng Long, các chúa Trịnh ngày càng lấn át, ức chế vua Lê.
1.Xã hội dưới thời Lê Trung Hưng
Bản đồ Thăng Long thời Lê Trung Hưng
Trong thời kỳ này, Thăng Long là trung tâm kinh tế của nước Việt Nam, quang cảnh buôn bán ở Thăng Long đã khá sầm uất thịnh vượng. Ở đây, tập trung những người thợ khéo tay nhất của xứ Đàng Ngoài.
Nhưng trong khi tình hình kinh tế, nhất là việc buôn bán khá sầm uất, tình hình văn hóa khá phát triển thì tình hình chính trị lại luôn luôn rối ren, nạn trộm cắp lừa gạt đã có nhiều, nhất là ở thế kỷ XVIII.
Trong thời kỳ này, thương nghiệp là ngành kinh tế phát triển nhất ở Thăng Long. Nhờ có sông ngòi thuận tiện, việc liên hệ kinh tế giữa kinh thành Thăng Long với các địa phương ngày càng chặt chẽ.
Trong suốt thời Lê sơ và kể cả Lê Trung hưng sau này, tình trạng thi cử ngày càng đồi bại, nhất là từ thế kỷ XVII trở đi, số người trúng tuyển không xứng đáng cũng tới quả nửa.
Trong nỗi đau khổ, trong sự giằng xé của nội tâm, người ta bắt đầu quay trở về với đạo Phật, một đạo đầy lòng từ bi, bác ái. Bên cạnh những tôn giáo có từ trước, tại kinh thành Thăng Long vào cuối thế kỷ XVI trở đi đã xuất hiện thêm một tôn giáo nữa, Kitô giáo, do các giáo sĩ phương Tây đưa lại. Chữ “Quốc Ngữ” ra đời cùng với con đường truyền ba của đạo thiên chúa. Giáo sĩ dung tiếng Việt để giảng đạo, giáo dân học chữ Quốc Ngữ.
- MỸ THUẬT PHẬT GIÁO LÊ TRUNG HƯNG
Ở thời Lê Trung Hưng nhiều ngôi chùa được trùng tu, dựng lại mới, trong đó có chùa Côn Sơn (hải phòng) chùa Keo (Thái Bình-Nam Định) chùa Ngọc Khám, Bút Tháp (Bắc Ninh) chùa Thái Lạc (Hưng Yên) chùa Thầy, chùa Mía (Hà Tây)…những chùa được dựng vào đầu thế kỉ XVII hiện không còn dấu vết gì… các công trình cổ của ta thường được tu sửa nhiều lần, khó giữ được kiểu dáng kiến trúc ban đầu. Một số chùa được dựng từ giữa thế kỉ XVII về sau vẫn còn nguyên vẹn như chùa Mía, chùa Keo, chùa Bút Tháp ,chùa Thầy…
1. Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc Tự)- Thuận Thành-Bắc Ninh
Vào thế kỷ XVII, do chiến tranh Trịnh Nguyễn kéo dài, nhân dân bị động viên cả người và của không đủ sức dựng Chùa riêng cho làng nữa, tầng lớp quý tộc không tin ở thực tại nữa tìm đến cầu cứu cửa Phật, và đã xuất tiền của cho việc mở mang cảnh Chùa.
Chùa Bút Tháp tọa lạc ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi chùa không chỉ nổi tiếng với pho tượng phật đồ sộ, nghìn tay nghìn mắt; mà còn nổi tiếng bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ độc đáo, có nhiều tượng Phật và cổ vật quý.Kiến trúc chùa Bút Tháp có vẻ đẹp của sự kết hợp giữa đá và gỗ, tạo nên nét độc đáo về sử dụng chất liệu trong kiến trúc.
Ðây là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ 17). Theo lịch sử, chùa được bà Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế.
Chùa có tên chữ là “Ninh Phúc Thiền Tự” được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Ngoài cùng là Tam Quan, tiếp đến là gác chuông rồi đến Tiền Ðường, tiếp theo là Thượng điện – gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc. Phía ngoài Thượng điện có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá…được thể hiện giàu chất hiện thực, sinh động, tươi mới.
Ðáng chú ý là hình chim, hươu, khỉ, rồng,… đều được chạm khắc rất sinh động, thần tình. Bên trong có bày các bộ tượng Tam Thế, Tam Thân và tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Những cái tên, những kiểu kiến trúc gợi nên một vẻ cổ kính mà hấp dẫn.
Một công trình nghệ thuật độc đáo của chùa là toà “Cửu phẩm Liên Hoa”. Toà bằng gỗ, gồm 9 tầng có khắc tượng phật xung quanh. Thú vị hơn là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ nhiều thế kỷ nay.
Các ngôi chùa từ thế kỉ XVII trở đi về qui mô thường được mở rộng hơn, kiến trúc được phát triển theo chiều sâu, hết lớp nọ đến lớp kia. Chùa Bút Tháp cũng được kết cấu theo 2 lớp, lớp ngoài thờ phật , lớp trong thờ thánh, gọi là kiểu “tiền phật hậu thánh”. Ngoài ra ở chùa Bút Tháp phải kể đến 2 tháp đá. Bên phải là tháp Báo Nghiêm 8 cạnh, cao 4 tầng ,không kể tầng dưới lớn nhất Trong đó có thờ tượng chân dung Chuyết Chuyết.Ngoài ra còn có một số tháp mộ của các sư tổ và một nhà thờ tổ ở phía trước tháp Báo Nghiêm
Tháp Báo Nghiêm có hình Lục giác cân đối, trên đầu cột có con sơn đỡ vươn ra như cánh hoa xòe, xung quanh cột là lan can có phù điêu đá. Bên trong tháp ở tầng cuối cũng có 13 bức phù điêu chạm nổi với đề tài cá hóa rồng, cua, sóng nước, rồng dỡn sóng. Tất cả đều bằng đá chạm khắc tinh sảo có giá trị nghệ thuật cao. Phía bắc chùa là tháp Tôn Đức cao 10 mét hình vuông, cạnh chùa phía đông có một khối đá chạm thủng làm thành miệng giếng có tên là Giếng Tiên cũng là một khối đá xanh đen tạc hình cánh hoa sen.
2.Chùa keo (Thần Quang Tự) Xã Vũ Nghĩa-Huyện Vũ Thư-Tỉnh Thái Bình
Căn cứ vào hai tấm bia đá thì chùa Keo có tên là Thần Quang và có xuất xứ liên quan đến chùa Nghiêm Quang do thiền sư Không Lộ làm năm 1061 tại làng Giao Thủy-Nam Định. lúc bấy giờ đang có cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn nên chúa Trịnh chỉ cấp cho nhà chùa 100 cây gỗ lim còn tất cả vật liệu khác đều do nhân dân tự đóng góp lên cả. Chính và vậy Hoàng Nhân Dũng đã phải mất 19 năm ròng đi vận động quyên góp (1611-1630), đến tháng 7/1630 ông đã mời được 42 hiệp thợ và khởi công công trình. Chỉ trong vòng 28 tháng toàn bộ công trình đã được khánh thành (11/1632).
Chùa Keo có một phong cách kiến trúc rất độc đáo. Với chất liệu chủ yếu bằng gỗ và với những đường nét chạm trổ rất tinh xảo đã tạo cho nơi đây một phong cách riêng.
Đáng chú ý nhất là hệ thống Tam Quan Nội, đây là một công trình kiến trúc khá độc đáo của riêng chùa Keo. Đặc biệt bộ cánh cửa gian giữa Tam Quan, bộ cánh cửa này gồm hai cánh, mỗi cánh cao 2,2m rộng 1,3m khi khép lại tạo thành một bức phù điêu hoàn chỉnh, chạm đề tài “lưỡng long mẫu tử chầu nguyệt”. Chính giữa hai cánh cửa chạm một mặt nguyệt lớn, mỗi bên cánh cửa chạm một con rồng mẹ và một con rồng con, phía góc dưới chạm con nghê con tất cả đều đang hướng về mặt nguyệt.
Sự hài hòa được người nghệ nhân thể hiện ở chỗ: trên phiếm gỗ lim với độ chạm sâu không quá 3cm mà người nghệ nhân vẫn thể hiện rất chuẩn xác luật xa gần, tối sáng của nghệ thuật chạm trổ truyền thống. Đường chạm sắc sảo, nét khắc tinh vi, bố cục chặt chẽ khiến các con linh vật vốn không có thật trở nên sống động lạ thường
Quần thể kiến trúc bên trong chùa được thiết kế theo kiểu “nội nhị công, ngoại nhất quốc”.
Khu thờ Phật có 3 tòa nhà: tòa Ông Hộ và tòa Tam Bảo nối với nhau qua tòa Ông Muống thành chữ công (I) thứ nhất (theo chữ Hán).
Khu đền Thánh có 3 tòa: tòa Thiêu Hương và tòa Thượng Điện nối với nhau qua tòa Phụ Quốc tạo thành chữa Công (I) thứ hai.
Hai dãy hành lang mỗi bên 33 gian nối qua hai tòa tả vu, hữu vu – gác chuông và Tam Quan Nội thành ô chữ Quốc bao bọc bên ngoài.
Trong khu đền Thánh, các tảng đá kê chân cột đều chạm cánh sen. Các đầu củng, chắn phong đều được chạm trổ hết sức công phu. Trên các chắn phong rồng mẹ dắt díu đàn con vui đùa với thú. Thú cưỡi lưng rồng, thú túm râu rồng, thú đu trên chum mây lửa. với đường chạm nét rất sắc sảo, tinh vi.
Nói đến kiến trúc chùa Keo không thể không nói đến kiến trúc của gác chuông, đây được coi là công trình kiến trúc độc đáo nhất, trở thành điểm nhấn cho ngôi chùa
Nhờ tỉ lệ giữa các tầng cân đối, độ thu trả vừa phải giữa các tầng hiên, tầng mái, cự ly giãn cách giữa các cột chuẩn xác khỏe về lực, đẹp về dáng. Vì vậy đứng ở bất kỳ vị trí nào ngắm bất kì góc độ nào gác chuông chùa Keo đều đẹp cả.
- Điêu khắc thời Lê Trung Hưng
Điêu khắc gỗ cũng là một nghệ thuật đặc trưng đã phát triển mạnh ở thời Lê – Trịnh, nó gắn liền với sự xây dựng, tôn tạo và mở rộng hệ thống chùa chiền trên khắp đất nước, phản ánh sâu sắc ý thức tâm linh của người dân nước Đại Việt hướng về cái thiện, mong muốn cho đất nước thái bình. Đặc biệt là vai trò người phụ nữ trong xã hội thời Lê Trịnh đã xuất hiện không ít trong việc chấn hưng xã hội.
Có thể lấy tên di tích Bút Tháp để đặt tên cho phong cách mỹ thuật nửa đầu thời Lê trung hưng.ở đây có rất nhiều tượng đẹp từ tượng Phật, tượng Bồ Tát đến tượng Thị giả, tượng Tổ, tượng Hậu đều dựa theo những mẫu người đẹp quý phái
Tượng Quan Âm xuất hiện nhiều nhất là Quan Âm Nam Hải ngự trên đài sen, được một con quỷ đội lên từ biển. Đỉnh cao của dạng tượng này là Quan Âm Nghìn mắt nghìn tay, với ý nghĩa Phật bà có nghìn phép biến hóa như nghìn con mắt, nghìn cánh tay để theo dõi cứu vớt muôn loài (trong thực tế trên tượng nhiều khi chưa có đủ số lượng là 1000 con mắt, 1000 cánh tay).
Tượng được thể hiện trong dáng nữ, khuôn mặt hiền dịu, mắt nhìn xuống, miệng hơi mỉm cười, mũi dọc dừa, dáy tai to dài, hoa tai hình bông sen.
Phía sau thân tượng có 789 cánh tay nhỏ sắp vòng tròn đồng tâm và đặt so le ở từng lớp tạo nên những vòng hào quang. Trong lòng mỗi bàn tay đều chạm một con mắt.
Phật bà ngồi ở thế kiết già, chân xếp bằng thư thái trên tòa sen nổi bồng bềnh trên mặt biển. Đài sen là một bông hoa nở rạng rỡ, phần cao nhất là nhụy với những đường kẻ ngắn song hành, phía dưới là bốn tầng cánh hồng xen kẽ mãn khai.
Đỡ bông hoa là con quỷ Ô Ba Long Vương, một loại rồng đen ở biển Đông. Con quỷ chỉ ló đầu ra khỏi sóng, lấy đầu và hai tay đỡ lấy đài sen. Nó là đại diện của bóng tối, đã quy thuận Phật pháp, và hình ảnh nó đỡ tòa sen thể hiện đạo Phật đã giác ngộ cả loài quỷ dữ và thấm nhuần muôn nơi.
Chân dung hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trúc (chùa Bút Tháp)
Các pho tượng phật chùa ở chùa bút tháp nhìn chung đều mang vẻ đẹp đầy đặn, trọn trịa và cân đối. Ở đó vừa có cái đẹp theo lý tưởng tôn giáo vừa mang vẻ đẹp của hiện thực.Nó khác với vẻ đẹp mang tích chất lí tưởng và mẫu mực của thời lý, vẻ đẹp hiện thực sống động của thời Trần. Vẻ đẹp sang trọng ,quí phái được thể hiện trên các pho tượng mực dù dáng ngồi vẫn theo kiểu ngồi của nhà phật. Sự nghiêm trang tĩnh lặng, thoát tục giảm dần thay vào đó là sự sinh động hiện thực được biểu hiện qua chân dung của các nhân vật.
Nếu lăng mộ từ thời Lê sơ về trước dường như chỉ có lăng vua và mở rộng sang các bà Hoàng, rất hãn hữu mới có lăng đại thần, thì sang thời Lê trung hưng lại có chiều hướng phát triển ngược lại. Trong suốt hai thế kỷ XVII-XVIII có rất nhiều lăng mộ quan lại, thường là quan thái giám
Điển hình và cũng đặc sắc cho tượng đá ở các lăng mộ thời Lê trung hưng là ở lăng Dinh Hương. Lăng được xây trên quả đồi rộng và phẳng thuộc xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Cặp tượng voi nằm trên bệ ở hai bên sau cửa lăng, với kích thước lớn nhưng tạo bằng một khối đá liền với bệ, trong tư thế nằm phục, toàn thân là những khối căng văng nhẵn nhụi, nhưng tai to xòe ra với đường gân mềm mại và chiếc đuôi vắt vẻo lại như sự trang trí điểm thêm của vài đường nét chấm phá, dáng rất thực mà không sa vào sự vụn vặt tự nhiên.
Cặp tượng người hầu bên trái (phía đông) cầm quạt còn người hầu bên phải (phía tây) ôm tráp dường như chỉ có ở lăng Dinh Hương, dáng hơi lùn với vẻ hài hước, trong tư thế đứng nghiêm . Tượng chỉ cao chừng 4 đầu, không thực nhưng lại sống động.
Nghê có hai cặp tượng lớn và nhỏ ở hai bên bàn thờ và ngai thờ, đều trong tư thế ngồi nghiêm trang chống thẳng hai chân trước như đang chầu hầu, nhìn thẳng, hai nửa đăng đối.
Các tượng ở lăng dù là người hay thú (phổ biến là ngựa, voi, chó) thường ở dạng tĩnh lặng, nghiêm trang, đứng đơn chiếc độc lập, nhưng một vài trường hợp được bố trí thành nhóm đặt cạnh nhau hoặc liền khối đá như người dắt ngựa lăng Dinh Hương, do đó có vẻ sống động và vui.
Cặp tượng người dắt ngựa ở lăng Dinh Hương, người và ngựa lại gắn với nhau trong một khối đá nguyên để trở thành một tác phẩm hoàn hảo.
Những cặp tượng võ sĩ làm cho không khí lăng mộ trở nên trầm lắng, uy nghiêm đúng nơi tưởng niệm.
Đền vua Lê Đại Hành ở Trường Yên (Ninh Bình), dựng trên nền cũ của cung điện thuộc cố đô Hoa Lư xưa, kiến trúc cơ bản thuộc phong cách cuối thế kỷ XVII, đến thời Nguyễn có sự tu sửa lớn – nhất là xây dựng thêm nửa phía ngoài. Trong cung cấm của đền có ba pho tượng: Hoàng đế Lê Đại Hành ở gian giữa ngồi ngai, hoàng hậu Dương Vân Nga ở gian bên trái và vua Lê Ngọa Triều ở gian bên phải. Hai pho tượng ở hai gian bên không cùng hướng với pho tượng Lê Đại Hành
Các tượng này đều ở thế ngồi tự tin, nghiêm chỉnh mà thoải mái, dáng toàn thân cân đối là sự chuẩn bị cho tượng khoảng giữa thế kỷ XVII. Khuôn mặt hoàng đế Lê Đại Hành phương phi, đầy đặn, sáng láng. Khuôn mặt Dương Vân Nga trông rất hiền thục và mang nét chân dung riêng, khuôn trăng đầy đặn, phúc hậu.
Lê Thị Ngọc Duyên-Chùa Bút Tháp
Như vậy ta có thể thấy phong cách tượng thời kì này khá phong phú dạng khi thì cầu kì đài các khi thì chất phác thô sơ…ở mỗi chùa mỗi đền ta lại thấy một phong cách riêng biệt,làm nên một diện mạo hết sức đa dạng cho tượng thời Lê Trung Hưng
- ĐIÊU KHẮC ĐÌNH LÀNG
Mỗi làng Việt Nam đều có một ngôi đình. Đình là nơi thờ Thần Thành Hoàng của làng. Thành Hoàng thường là những bậc anh hùng có công dựng nước, giúp nước, chống giặc ngoại xâm; hoặc một Thần Sông, Thần Núi mang tính huyền thoại như giúp dân trị thuỷ, trừ khử yêu quái, đem lại cuộc sống yên lành cho mọi nhà, mọi người. Đình vừa là nơi thờ cúng, vừa là nơi hội họp của dân làng. Nó là ngôi nhà công cộng của một tập thể cư dân nông nghiệp làng xã. Mọi tập tục, văn hoá, nếp sống của làng đều được định ra ở đây, có tên gọi là “Hương ước”, một thứ luật lệ dưới luật, nhưng không kém phần nghiêm ngặt với các thành viên của làng.
Đình làng xuất hiện cùng với nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc trang trí cũng ra đời và phát triển. Sự phát triển thắng thế của phù điêu đình làng là sự giải quyết trang trí, để làm giảm nhẹ cảm giác nặng nề của các cấu kiện kiến trúc.
Điêu khắc đình làng ra đời đã làm bật lên một tiếng nói mới. Tiếng nói của tâm tư, tình cảm người lao động. Chạm khắc đình làng chủ yếu miêu tả những cảnh sinh hoạt bình thường, gần gũi với con người và cuộc sống thường ngày.
“Đánh cờ” ở đình làng Liên Hiệp – Hà Tây
“Uống rượu” ở đình Ngọc Canh – Vĩnh Phú
“Đánh vật” ở đình Hoàng Xá – Hà Sơn Bình
“Bơi thuyền” ở đình Cam Đà – Hà Tây
“Đàn hát” ở đình Hoàng Xá – Hà Tây, hoặc những cảnh lao động thường ngày của người nông phu, người thợ rừng:
“Đi săn” ở đình Ngọc Canh – Vĩnh Phú
“Bắn hổ” ở đình Thổ Tang – Vĩnh Phú
“Đi cày” ở đình Liên Hiệp – Hà Tây.
Có những đề tài mang tính trào lộng, mỉa mai, mà âm hưởng của nó chảy từ nguồn dân gian truyền thống như tục ngữ, ca dao, dân ca, sân khấu:
“Đánh đuổi quân ăn cướp” ở đình Thổ Hà – Hà Bắc
“Múa trên lưng rồng” ở đình Thổ Hà – Hà Bắc
Ví dụ trong bức chạm khắc cảnh “chuốc rượu” – đình làng Hoàng Xá – Hà Sơn Bình: Bức chạm tả cảnh hai người đang chuốc rượu, một người đã say lả, một người đang chếnh choáng, kẻ tỉnh hơn đang cố ép bạn mình uống tiếp, người kia không từ chối anh ta quyết vui với bạn đến cùng (qua dáng vẻ gắng gượng, chúng ta hiểu được điều này). Toàn cảnh, và từng nét chi tiết, cho thấy người thợ chạm, cố đi sâu vào việc bộc lộ, diễn tả
Hay như cảnh “Trai gái vui đùa” – Đình làng Hưu Lộc (Hà Nam Ninh), không chỉ có tinh thần nội dung không gian trên toàn cảnh được tái hiện; ở đây, từng chi tiết, hành động được diễn tả tỉ mỉ.
Người làm điêu khắc phải chịu sự chi phối của kiến trúc rất lớn về nhiều mặt. Tùy thuộc vào hình thể, vị trí của các kết cấu trong không gian đã định, mà xử lý vật liệu, tạo tác phẩm. . Có lẽ từ sự zích zắc của khuôn thước, hình thù cấu kiện trên đây đã nảy sinh hình thức tạo khối, gia cố chất liệu của đình làng.
a,Chạm thủng:
Ván gió đình Chu Quyến
Hình thức này không phải tới điêu khắc đình làng mới có. Trước đó nó đã được sử dụng trong nghệ thuật điêu khắc nước ta. Chạm thủng trong điêu khắc, trang trí đình làng, thường được sử dụng trên các phiến gỗ làm chắn gió, chạy chung quanh nhà. Bởi nó thuận lợi trong việc sử lý do bề dày của khối gỗ mỏng: đục thủng dễ dàng.
Về giá trị thực dụng, nó đáp ứng nhu cầu thông thoáng ánh sáng và không khí. Chạm thủng không có khả năng biểu đạt khối, tiếng nói điêu khắc của nó hết sức yếu kém, song nó có khả năng diễn hình hết sức phong phú. Những hình thù Hoa lá, sông nước có tính chất mềm mại, thường được sử dụng bằng hình thức này.Và khi chạm thủng, được kết hợp với nhiều hình thức tạo khối khéo, nó góp phần đẩy hiệu quả thẩm mỹ của điêu khắc đình làng tới mức hoàn thiện.
a) Chạm bong:
Kỹ thuật này giúp phù điêu trang trí đình làng có hiệu quả hơn, khối như được gắn liền vào mặt nền phía sau, người ta lách sâu mũi đục tạo ra độ kênh như hàm ếch, do vậy những chỗ sâu hàm ếch thường bị các khối ngoài che khất, ánh sang chiếu vào sẽ tạo được đọ đậm nhạt cho phần nền đằng sau khối hình.
Hình thức chạm này được sử dụng với một tỷ lệ cao trong các hình thức xử lý khối của điêu khắc đình làng và có một hiệu quả tạo khối hơn hẳn hình thức chạm thủng . Chạm bong có khả năng diễn tả những chi tiết thiên về hình nét
b) Chạm nông:
Hoành phi đình Thổ Tang
Là khối khoét đục thấp xuống mặt nền, phần gỗ nổi là những hình ảnh định mô tả, những chỗ ven hình đục sâu hơn những chỗ mặt nền khác, làm bề mặt của nó hơi cong. Hình thức chạm nông này thường được sử dụng trong chạm hoành phi câu đối ở đình làng …chúng lan tỏa trên mặt phẳng giống như các bức trang trí mang tính nghệ thuật cao.
d) Chạm lộng:
Là cách chạm khắc đòi hỏi kĩ thuật cao, sự công phu, tỉ mỉ của người thợ. Đây cũng là kĩ thuật chạm khắc đầy tính biểu cảm, có hiệu quả không gian và hiệu quả khối cao nhất, các hình khối chạm lộng thường là các nhân vật, các con thú đầu rồng cánh phượng, …chúng gần như là những pho tượng tròn, lồi hẳn ra chồng chéo nhiều lớp cực kì phức tạp, làm mất cảm giác về nền vốn có của bức chạm, cả than cây gỗ được đục rỗng, tạo ra những khoảng trống luồn lách trong khối tượng, các bức chạm khắc lộng thường là những phần hấp dẫ nhất của điêu khắc đình làng.
Ví dụ: cảnh “Trai gái đùa vui” – ở phần thân thể chính (đầu và mình) của nhân vật, thân cây được xử lý theo lối chạm lộng. Các chi tiết: tay, chân, hoa lá được xử lý theo lối chạm bong. Chạm lộng thiên hẳn về biểu hiện khối.
Hình thức này thường được các nghệ nhân vận dụng khi tạo các hình khối chính, đóng vai trò “cái đinh” trong tổng thể điêu khắc đình làng.
Chức năng của tạo hình nói chung và nghệ thuật chạm khắc dình làng nói riêng luôn bị hạn chế trong một không gian, thời gian nhất định. Do vậy, người nghệ sĩ dân gian phải tìm tòi chắt lọc và cân nhắc từng chi tiết, để hình tượng nghệ thuật đạt tới giá trị khái quát cao nhất. Đường nét trong chạm khắc đình làng đơn giản, khái quát , ít chú trọng gọt tỉa nhưng vẫn mềm mại uyển chuyển, khối hình đằm thắm chắc nịch, không bào gọt nhiều mà vẫn gợi cảm. Đồng thời kỹ thuật chạm bong,kênh, chạm lộng đã tạo cho không gian của những tác phẩm chạm khắc gỗ đình làng có chiều sâu với nhiều tầng lớp.
Đánh giá chung hiệu quả của hình thức bố cục , Nguyễn Quân đã đưa ra nhận định:…Nhờ bố cục theo hình tròn, các vòng tròn và cung tròn đồng tâm hoặc nối tiếp kết hợp với loại xoáy ốc, tận dụng khả năng diễn tả ly tâm, hướng tâm, xoay và nhịp điệu chìm nổi của hình tròn, nên chạm khắc cổ rất sinh động, rất tung tẩy nhưng cần nằm gọn yên ổn… Không khí phá phách mà rất duyên dáng, thùy mị, kín đáo trong các bố cục bất di, bất dịch.
Quan quân cướp bóc- Đình Thổ Hà
Nghệ thuật đình làng đã bắt đầu suy thoái theo thời cuộc chung, dưới triều đại nhà Nguyễn. Đặc biệt với điêu khắc đình làng, khi không gian kiến trúc bị phá vỡ, đời sống ngôi đình có nhiều thay đổi.
Nhờ hiệu quả cúa các hình thức tạo khối kết hợp với tính xâm thực của không gian vào khối, hiệu quả của sự kênh bong, tách mảng, hình ra ngoài khối vật liệu nên khi ánh sáng chiếu vào, vướng mắc, ngưng đọng, bị bẻ gẫy, ở các độ nông sâu, luồn lách mà trở nên đa sắc độ. Một không gian được thể hiện làm cho chúng ta có cảm giác như cô gái đang bay giữa lưng trời mà múa.
Hay như trong tác phẩm “Điều voi”, cả một không gian đầy bão tố được tái hiện, nhờ hiệu quả của khối.
Đi săn-đình Hương Canh
Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung đã viết:
“Khi mà hệ tư tưởng phong kiến thống trị, nghệ nhân ở thôn xã chỉ lắp lại những tác phẩm kinh điển và những mẫu dập khuôn của nền nghệ thuật cung đình: Rồng, Phượng, Lân, Rùa cứng nhắc trong tư thế oai nghiêm, giống hệt như những tượng thần, tiên, thể hiện theo những mẫu nước ngoài. Nhưng khi ảnh hưởng của phong kiến suy giảm, khi những phong trào nông dân ít nhiều lay chuyển xã hội truyền thống thì nghệ thuật dân gian lại nở rộ… Đời sống thâm nhập trong nghệ thuật lại giúp cho nghệ thuật thoát khỏi những mẫu mực ước lệ về nội dung cũng như về hình thức. Không một con vật nào, không một nhân vật nào, không một cảnh nào hoàn toàn giống nhau từ bức chạm này đến bức chạm khác, mặc dầu cùng thể hiện một đề tài. Tác phẩm tuy vô danh vẫn bộc lộ cá tính của tác giả, ảnh hưởng ngoại lai biến mất, nghệ thuật mang hoàn toàn tính chất nhân vật”.
Những nét khắc, nét chạm dù thô sơ hay điêu luyện cũng đều mang vẻ thanh thoát tự nhiên.
Cô gái cưỡi rồng-Đình Thổ Hà-Bắc Giang
Đấu vật-Đình Hoàng Xá
Bức chạm miêu tả cảnh hai nhân vật đấu vật động tác dứt khoát đang cố ghì nhau xuống nhưng khuôn mặt được người nghệ sĩ diễn tả một cách rất hồn nhiên và ngộ nghĩnh dường như không có sự ăn thua trong cảnh đấu vật của hai võ sĩ này. Cơ thể rõ ràng không cân xứng về tỉ lệ, xong ở đây mảng chạm tự do khoáng đạt, diễn tả hành động của hai nhân vật võ sĩ đã tạo cho bức chạm trở nên đẹp mắt, bằng những nét chạm phóng khoáng, lối tạo hình mộc mạc
Cảnh sinh hoạt những trò chơi dân gian trong dịp lễ hội là một đề tài quen thuộc trong trong nhiều di tích đình làng, cảnh chèo thuyền truyền thống thường có hai loại khác nhau: thuyền rồng và thuyền buôn. Con người được thể hiện trong thế lao động với một cườn độ cao, hình thức này khiến ta lien tưởng đến cảnh đua thuyền rồng vẫn có trong nhiều làng xã và cũng là một hình ảnh sinh hoạt ngày hội của nhiều cư dân quanh vùng ven biển.
Chèo thuyền Đình Hoành Sơn-NGhệ An (trích đoạn)
Tác phẩm là sự tổng hợp của rất nhiều mảng cong , thẳng, chéo, của những nét rạch nông sâu (có khi chỉ là nét rạch nông để tạo song nước, tạo nếp gấp lá cờ) có lúc chạm lộng, chạm bong để tạo khối sâu. Tác phẩm hiện lên một loạt những mái chèo đều tăm tắp, các thủy thủ cũng cùng dáng điệu đang ra sức bởi tay chèo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mỹ thuật thời Lê Sơ-nxbmt
2.Đình Việt Nam-nxbmt
3.Vẻ đẹp đọc đáo của kiến trúc chùa keo Thái Bình-Trang Thanh Hiền&Trần Hoàng Ngân
4. một số bài viết khác trên internet.
5.Điêu khắc đình làng bắc bộ-Nguyễn Văn Cương