Chúng tôi đến nơi khi phà vừa chuẩn bị xuất bến. Có 1 kỷ niệm nho nhỏ giữa chúng tôi và người dân nơi đây. Mỗi lần dừng lại hỏi đường ra phà, chúng tôi đều nhận được cùng 1 câu trả lời: "còn khoảng 1 km nữa". Sau khoảng 4 lần 1km như thế chúng tôi mới đến được nơi...
Hối hả cho kịp chuyến phà...
Lại cùng nhau rẽ sóng...
Nắng chiều trên dòng Cổ Chiên...
Sông Cổ Chiên là một phân lưu của sông Cửu Long, chảy qua các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre
Sông bắt đầu từ thành phố Vĩnh Long, chảy theo hướng tây bắc-đông nam, đổ ra biển Đông qua 2 cửa sông là cửa Cung Hầu và cửa Cổ Chiên. Cửa Cổ Chiên lệch về phía tỉnh Bến Tre và cửa Cung Hầu lệch về phía Trà Vinh.
Con sông này có chiều dài khoảng 82 km[1], làm thành ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Vĩnh Long với Bến Tre, Trà Vinh với Bến Tre.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4...%95_Chi%C3%AAn
Ưu tư suy nghĩ chuyện đời ???
Chờ đợi...
Những công trường khai thác ven sông...
Thông tin phà Vàm Đồn:
Giá vé: 13 nghìn cho 2 người và 1 xe máy (thu phí bên bờ Trà Vinh)
Giờ phà chạy: 5h đến 18h, trung bình 1 tiếng có 1 chuyến
Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có 1 chốn để quay về...
Cập bờ Cổ Chiên, chúng tôi tiếp tục chia tay thêm 1 địa danh. Mảnh đất Bến Tre trong ký ức chúng tôi hiện tại là những rặng dừa, là hình ảnh đứa bé hồn nhiên thả con diều bằng bịch nilon, là đôi mắt đứa trẻ trên cùng chuyến phà vượt dòng Hàm Luông sâu thẳm... Bên đây bờ, chào đón chúng tôi là không khí rộn ràng của 1 đoàn bưng quả sang sông, ôi đám cưới miền tây...
Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có 1 chốn để quay về...
4 - Địa phận Trà Vinh
Đã 1 lần được đến với mảnh đất Trà Vinh nhưng đó chỉ là chuyến đi nghĩ dưỡng cùng đoàn đám cưới công ty. Trở lại với Trà Vinh lần này, chúng tôi mang trong lòng một tâm trạng hoàn toàn khác. Tâm trạng háo hức của người đi tìm những địa danh mới, những điểm dừng chân mà trước đây mình chỉ có dịp biết đến qua màn hình máy tính...
Last edited by tessuarai; 16-11-2012 at 10:38 PM.
Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có 1 chốn để quay về...
Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi trên địa phận Trà Vinh là Ao Bà Om, một thắng cảnh đặc trưng của miền đất này...
Ao Bà Om, hay Ao Vuông, là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh, Việt Nam, thuộc khóm 3, phường 8 thành phố Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành), cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 7 km dọc theo quốc lộ 53 về phía Tây Nam. Ao có hình chữ nhật, rộng 300 m, dài 500 m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông). Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi hoa sen, hoa súng. Ao được bao bọc xung quanh bởi các gò cát mấp mô với các hàng cây sao, cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi có rễ nổi lên khỏi mặt đất tạo nên những hình thù kì lạ.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ao_B%C3%A0_Om
Khi chúng tôi dừng bước nơi đây thì không khí chuẩn bị cho lễ hội Ok-Om-Bok đang rất sôi nổi, Ao Bà Om như một Hồ Gươm giữa vùng sông nước...
Lễ hội Ok-Om-Bok còn gọi là lễ cúng trăng là lễ hội dân gian rất lâu đời của đồng bào dân tộc Khmer. Lễ hội này được tổ chức định kỳ hàng năm vào ngày rằm tháng 10 âm lịch. Theo quan niệm của bà con Khmer đây là ngày cuối cùng một chu kỳ của mặt trăng xoay quanh trái đất và cũng là thời điểm hết thời vụ của năm. Cúng trăng là để tạ ơn thần mặt trăng trong một năm đã bảo vệ mùa màng, đem lại mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu cho mọi nhà. Và đồng thời giúp cho nông dân trúng mùa trong năm tới.
Nguồn: http://www.travinh.gov.vn/wps/portal...travinhnam2012
Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có 1 chốn để quay về...
Ngay bên cạnh Ao Bà Om, chùa Âng như ẩn mình sau những rừng cây đại thụ.
Có một điều làm chúng tôi cảm thấy khó chịu khi dừng bước nơi đây. Vẻ cổ kính bị phá vỡ bởi những giàn giáo xây dựng công trình, một ngôi chùa mới đang dần hoàn thiện, thay cho vẻ đẹp đã bị tàn phá theo thời gian...
Bác mèo vàng bị phá giấc ngủ vì bước chân người lữ khách
Chùa Âng là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Trà Vinh. Chùa có kiến trúc cổ, độc đáo, hài hoà trong cảnh sắc thiên nhiên. Chùa Âng đã được bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích văn hoá của quốc gia.
Cổng chùa được trang trí tượng chằn, tiên nữ, chim thần theo mô - típ truyền thống, chùa Âng có hào nước sâu bao bọc xung quanh và một tháp năm ngọn. Đây là nơi lưu giữ tro xương các vị trụ trì đã qua đời. Theo truyền thuyết, chùa Âng được xây dựng vào cuối thế kỷ 10. Nhưng qua sổ sách lưu lại, kể từ vị trụ trì đầu tiên, ngôi chùa có trước năm 1715, được trùng tu năm 1842.
Nguồn: http://vnexplore.net/destination/560
Một nhóm bạn trẻ người Khmer tham quan chùa, những gì chúng tôi nghe được từ nhóm bạn này chỉ là một thứ ngôn ngữ rất lạ, họ trao đổi với nhau bằng thứ ngôn ngữ riêng của mình
Tranh thủ làm quen với chú cún nơi đây
Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có 1 chốn để quay về...
Một trong những nét đặc trưng của những ngôi chùa Khmer là hình tượng tiên nữ và chim thần luôn xuất hiện quanh các mái chùa
Tiên nữ...
Chim thần án ngữ 4 góc chùa...
Một hình tượng lạ bên ngoài cửa số phòng trụ trì...
Màu áo cam rực rỡ của thầy chùa Khmer, một vẻ đẹp đặc trưng...
Băng mình qua những rặng cây, tìm hiểu đôi chút về góc sinh hoạt của thầy chùa nơi đây, chúng tôi gặp không ít những điều thú vị, và đây là một trong những điều chúng tôi nhìn thấy...
Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có 1 chốn để quay về...
Đã đôi lần được ghé những ngôi chùa Khmer trên đất An Giang, cộng thêm chuyến hành trình lần này, chúng tôi đều có chung một cảm nhận: những rừng cây cao vút là điều làm chúng tôi thích thú nhất, vẻ thanh tịnh của chốn cửa Phật dường như được nhân lên sau những rặng cây...
Những giờ lao động vất vả của sư thầy nơi đây...
Đức Phật bên gốc Sa La...
Trong kinh Phật, có hai loại cây được xem là linh thiêng và thường được nhắc đến nhiều là cây Bồ đề và cây Sa la. Dưới gốc cây Bồ đề, thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thành Phật sau 49 ngày đêm thiền định. Dưới cây Sa la ở vườn Lâm Tì Ni (Lumbini), Đức Phật đản sinh và Ngài cũng nhập diệt dưới cây Sa la tại Câu Thi La (Kusinara).
Nguồn: http://forum.saigonlab.com.vn/f44/cay-sala-82265/
Một ao nước trong khuôn viên chùa, bên cạnh bờ ao có một bia ghi nhận công đức của gia đình ông Trầm Bê, người phát tâm cúng dường tài chánh đễ xây dựng ao này
Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có 1 chốn để quay về...
Rời bước khỏi chùa Âng, mang theo những cảm xúc của người khách lạ, chúng tôi đến với chùa Hang, một ngôi chùa nổi tiếng về nghệ thuật điêu khắc gỗ trên những gốc cây đại thụ...
Chùa Kompông Chrây (thường gọi là chùa Hang vì cổng chính vào chùa được thiết kế như cái hang động) là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer, tọa lạc tại thị trấn Châu Thành, cách thị xã Trà Vinh gần 5 cây số về hướng Nam.
Nguồn: http://www.mientayonline.net/chua-hang-tra-vinh.aspx
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/viet-...lich-tra-vinh/
Cổng chùa
"Lối vào hang"...
Toàn cảnh chánh điện...
Một sản phẩm của nghề điêu khắc gỗ nơi đây...
Tâm linh...
Những cánh chim trời...
Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có 1 chốn để quay về...
Như vậy là chuyến hành trình thứ 2 của chúng tôi tạm dừng bước nơi đây. Trên đường trở về phố thị, tranh thủ ghé thăm thêm 1 ngôi chùa Khmer. Nơi đây đúng là xứ xở của những ngôi chùa, đi khoảng vài cây số chúng tôi lại hãm ga để ngắm nhìn những tòa tháp thấp thoáng sau những rặng cây...
Chùa Điệp Thạch
Những tòa tháp ẩn hiện sau những rặng cây...
Nét đẹp trong ánh chiều tà...
Có 1 điều làm chúng tôi chú ý, dường như mỗi lần có du khách ghé thăm thì trong chùa lại vang lên tiếng kẻng. Những hồi kẻng ngân dài dẫn bước chúng tôi vào chánh điện...
Những hình tượng chốn tâm linh...
Chia tay chùa Điệp Thạch, chia tay mảnh đất Trà Vinh, chúng tôi hẹn lòng sẽ trở lại đây vào 1 ngày sớm nhất để tiếp tục cuộc hành trình "Ôm trọn miền Tây"...
Last edited by tessuarai; 06-12-2012 at 06:48 PM.
Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có 1 chốn để quay về...
Nhìn biểu đồ lộ trình giống như thuật toán>thật dể hiểu.Em thích lắm.
Đang có 1 người xem topic này (0 thành viên và 1 khách)
Đính topic này lên trang mạng xã hội của bạn hoặc submit nó tới các dịch vụ bookmark