Đoàn quý phi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Đoàn Thị Ngọc
Hiếu Chiêu hoàng hậu nhà Nguyễn
Vương phi Đàng Trong
Tiền nhiệm Vương phi Mạc Thị Giai
Kế nhiệm Châu Thị Viên
Thông tin chung
Phu quân Nguyễn Phúc Lan
Tước hiệu Thượng vương phi
Hiếu Chiêu hoàng hậu
Thụy hiệu Trinh Thục Từ Tĩnh Mẫu Duệ Huệ Kính Hiếu Chiêu hoàng hậu
Thân phụ Đoàn Công Nhạn
Thân mẫu Vũ Thị Thành
Sinh 1601
Mất Ngày 12, tháng 5 năm Tân Sửu (tức ngày 12, tháng 7, năm 1661)
Đàng Trong,Quảng Nam Việt Nam.Dinh Trấn Thanh Chiêm (nay thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn)
An táng Gò Cốc Hùng, Lăng Vĩnh Diên (nay thuộc xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên), Quảng Nam

Hiếu Chiêu hoàng hậu Đoàn Thị Ngọc (1601-1661), còn được biết đến với tên Đoàn quý phi, là con gái thứ ba của Thạch Quận Công Đoàn Công Nhạn và bà thứ thất Võ Thị Thành[1]. Bà là Vương phi của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, mẹ của Chúa Hiền - Thái Tông Nguyễn Phúc Tần, được tôn xưng là bà chúa Tằm Tang.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Bà sinh năm 1600 tại thôn Điện Châu, châu Đông Yên, bên bờ Sài Thị Giang (tức Sông Chợ Củi, nay là sông Thu Bồn), thuộc huyện Duy Xuyên. Ngày xưa làng Đông Yên kéo dài từ Chiêm Sơn (nay là xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên) cho đến Chợ Củi (nay là xã Điện Phương, huyện Điện Bàn). Đức Bà là em gái của Quốc Cựu Sầm Oai Hầu Đoàn Công Quảng, trưởng phái nhất, chi phái nhất của tộc Đoàn ở Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Bà là một phụ nữ xinh đẹp và đôn hậu. Sách Đại Nam Nhất Thống chí đã viết: "Bà là người minh mẫn, thông sáng... sáng thơm, tú mị, phép tốt trinh thuần".

Bà chúa Tằm Tang của Đàng Trong[sửa | sửa mã nguồn]

Bà Đoàn Thị Ngọc đã hết lòng ủng hộ, khuyến khích nhân dân các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, nhờ vậy mà nghề tầm tang ở Đàng Trong được mở mang, đã mở mang vào thời kỳ đó và đã sản xuất được nhiều mặt hàng tơ lụa nổi tiếng như đoạn, lãnh, gấm, vóc, trườu, sa để bán trong nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài qua thương cảng Hội An. Bởi vậy, Lê Quý Đôn đã viết trong Phủ Biên Tạp Lục rằng:... " Người Phủ Thăng, Phủ Điện dệt được các loại the, đoạn, lụa, là hoa hòe chẳng kém gì Quảng Đông ".

Cũng từ đó, cảng thị Hội An dưới thời Chúa Nguyễn đã trở thành một trung tâm trung chuyển của con đường tơ lụa quốc tế xuyên đại dương trong thế kỷ XVI - XVII nối liền Tây Âu và Viễn Đông. Và Bà Đoàn Thị Ngọc Phi trở thành " Bà Chúa Tầm Tang " ở Đàng Trong.Các cô gái trồng dâu nuôi tằm dệt lụa ở quê hương bà đã từng hát:

Chiêm Sơn là, lụa mỹ miều

Mai vang tiếng cửi, chiều chiều tơ giăng

Nương dâu xanh thắm quê mình

Nắng lên Gò Nổi đượm tình thiết tha

Con tằm kéo kén cho ta

Tháng ngày cần mẫn làm ra lụa đời...

Cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn Thị Ngọc sinh hạ được ba công tử, trong đó các công tử Nguyễn Phúc VõNguyễn Phúc Quỳnh đều mất sớm, công tử Nguyễn Phúc Tần là con trai thứ hai, trở thành thế tử. Công nữ út là Nguyễn Phúc Ngọc Dung.

Khi con là chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần lên ngôi Chúa,bà được tôn làm Vương thái hậu.

Bà mất ngày 17 tháng 5 năm Tân Sửu, tức ngày 12/7/1661 tại Dinh Trấn Thanh Chiêm (nay thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn), về sau được Chúa Võ Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) truy phong là Trinh thục Từ Tĩnh Duệ Mẫn vương hậu.

An táng[sửa | sửa mã nguồn]

Chúa Nguyễn Phúc Tần, đã làm lễ an táng trọng thể cho mẫu hậu tại Gò Cốc Hùng và xây Lăng Vĩnh Diên (nay thuộc xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên) đồng thời lập nhà thờ Đức Bà tại Đông Giáp, châu Đông Yên bên bờ Sài Thị Giang. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần cũng cấp năm mẫu đất tự đường tại làng Phú Trang (nay thuộc xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn) lấy hoa lợi dùng vào việc chăm sóc, tu bổ cho Lăng mộ và Nhà thờ, phong cho ông Đoàn Công Quảng là Lễ Nghĩa Hầu Tiền Xung Bát Đội Chánh Đội trưởng đảm đương việc này.

Trận lụt lớn của Sài Thị Giang xảy ra vào năm Canh Thìn 1680 thời vua Chánh Hòa Lê Hy Tông (1676 - 1705) tức năm Chúa Nguyễn Phúc Tần thứ 32, gây xoáy lở ngay giữa làng Đông Yên, cắt đôi làng Đông Yên thành hai phần là Đông Yên Tây và Đông Yên Đông và sau trận đại hồng thủy này nhà thờ Đức Bà Hiếu Chiêu Hoàng Hậu đã bị hủy hoại.

Năm Gia Long thứ 5 (1806) đã truy tôn bà là Trinh Thục Từ Tĩnh Mẫu Duệ Huệ Kính Hiếu Chiêu hoàng hậu.

Lăng mộ Đoàn Quý phi[sửa | sửa mã nguồn]

Lăng mộ Đoàn Quý Phi tọa lạc tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh từ năm 2005. Đây là lăng mộ cổ xưa nhất thời các chúa Nguyễn ở phía Nam, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17.[2] Hằng năm cứ đến ngày 24 tháng 3 âm lịch, nhân dân quanh vùng và tộc họ thường làm lễ dâng hương để tưởng niệm Bà.[3]

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với nhân dân xứ Quảng, Bà Chúa Tằm Tang - Đoàn Quý Phi - Hiếu Chiêu Hoàng Hậu là một nhân vật lịch sử được nhân dân địa phương rất kính ngưỡng bởi mối tình tuyệt đẹp của Bà cũng như công lao to lớn của Bà trong nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa trên quê hương. Bởi vậy, nhà thờ Đức Bà Hiếu Chiêu Hoàng Hậu là một di tích - địa danh lịch sử được người dân xứ Quảng hết sức quan tâm.

Giai thoại[sửa | sửa mã nguồn]

Tham tướng Đoàn Công Nhạn có sinh một người con gái út là Đoàn Thị Ngọc tuổi vừa cập kề ước độ 20 tuổi. Nhân lúc ban đêm sáng trăng bà đi hái dâu cho tằm, trong lúc hái dâu bà có hát một câu hát:

Thiếp nghe chúa ngự thuyền rồng

Thiếp thương phận thiếp má hồng nắng mưa...

Dịch:

Thuyền rồng Chúa ngự nơi đâu

Thiếp thương phận thiếp hái dâu một mình...!

Trong lúc đó có xa giá Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đến Quảng Nam có Thế tử - tức chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan sau này - theo hộ giá, du ngoạn trên sông Thu Bồn gần gành Điện Châu nơi Chúa Thượng thường xuyên đến nên đặc tên là làng Bến Đền (và dân làng Bến Đền giử tên làng cho đến ngày nay). Thế tử cũng thừa đêm sáng trăng ấy, kêu một chiếc ghe bơi, bơi ngang qua gò dâu ấy, trong lúc ngài đang câu cá bỗng nghe có người đàn bà hát một câu hát lạ, ngài bèn sai người đến gò dâu ấy coi thử người nào hát, người ấy trở về tâu với Thế tử là Bà ấy là con gái quan Tham Tướng quân Đoàn Công Nhạn. Thế tử xem tướng bà là người có phước tướng, bèn về tâu với chúa Sãi xin phong cho bà làm Thế tử phi.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]