Liên hệ quảng cáo: 0320. 3850 874
Văn hóa
Chi tiết
Chùa Đồng Ngọ mở cửa đón du khách du xuân, kính lễ
    Cập nhật: 02/02/2014 9:22:00 SA
Chùa Đồng Ngọ - một trong hai ngôi chùa cổ nhất của Hải Dương, có nhiều tên gọi dân gian khác nhau.
Du xuân, chúc tết, lễ chùa… có lẽ đã trở thành những nét văn hóa hết sức quen thuộc đối với người Việt Nam nhân mỗi độ xuân về. Và xuân Giáp Ngọ 2014 này, tại chùa Động Ngọ - xã Tiền Tiến, Huyện Thanh Hà, không khí lễ chùa, du xuân cũng diễn ra trang nghiêm, thành kính và nhộn nhịp.

 

Theo người dân địa phương, hằng năm trong các ngày từ mồng 1 đến mồng 3 tết nguyên đán, Chùa Đồng Ngọ mở cửa đón nhân dân và du khách thập phương đến chùa kính lễ và vãn cảnh. Với quan niệm, cửa chùa luôn là chốn thanh tịnh, bình an nên rất đông người dân đã đến chùa để gạt bỏ đi những lo toan của cuộc sống thường nhật và cầu phúc, cầu tài nhân dịp tết đến xuân về. Ngoài việc đi lễ, người dân có thể tìm cho mình những không gian để đọc sách, để chọn giờ tốt xuất hành, chọn ngày đẹp để thực hiện những công việc lớn trong năm mới.  

 

Chùa Đồng Ngọ - một trong hai ngôi chùa cổ nhất của Hải Dương, có nhiều tên gọi dân gian khác nhau như: Động Ngọ, Cập Nhất hay Đồng Ngọ. Tuy nhiên, cái tên là chùa Đồng Ngọ hay được nhân dân và khách thập phương dùng đến hơn vì: Đồng ở đây là cùng, Ngọ là sung mãn tốt tươi. Chính vì vậy, người dân đến chùa Đồng Ngọ nhân dịp đầu xuân cũng là để cầu một năm mới cùng gia đình có sức khỏe và sung túc trọn vẹn.


Một số hình ảnh tại chùa Đồng Ngọ:
 
Bản hiệu chùa Đồng Ngọ nằm ngày sát ven đường từ TP Hải Dương về huyện Thanh Hà
Bản hiệu chùa Đồng Ngọ nằm ngày sát ven đường từ TP Hải Dương về huyện Thanh Hà
Những chiếc tai cối được xếp vòng quanh một chiếc ao nhỏ trong sân chùa. Những chiếc tai cối bằng đá này được người nông dân xưa buộc vào chiếc chày bằng gỗ để giã gạo. Người ta dùng toàn bộ sức nặng cơ thể nhún người bật tai cối lên rồi nhả ra để tai cối giã xuống hạt thóc.
Những chiếc tai cối được xếp vòng quanh một chiếc ao nhỏ trong sân chùa. Cối bằng đá này được người nông dân xưa buộc vào chiếc chày bằng gỗ để giã gạo. Người xưa dùng toàn bộ sức nặng cơ thể nhún người bật tai cối lên rồi nhả ra để tai cối giã xuống hạt thóc.
Hàng trăm chiếc trục cán lúa bằng đá xanh của người nông dân xưa cũng có mặt trong sân chùa, quanh gốc cây cổ thụ.
Hàng trăm chiếc trục cán lúa bằng đá xanh của người nông dân xưa cũng có mặt trong sân chùa, quanh gốc cây cổ thụ.
 
.
Bên bờ ao sen là hàng trăm chiếc cối đá cổ đã rêu phong, cũ kĩ. Một số cối đá đã được biến thành bồn, chậu trồng hoa.
Bên bờ ao sen là hàng trăm chiếc cối đá cổ đã rêu phong, cũ kĩ. Một số cối đá đã được biến thành bồn, chậu trồng hoa.
 
Chiếc thống đá cổ hình trụ tròn, một mặt có bia khắc chữ Hán cổ. Chiếc thống đá này nặng trên 2 tấn có niên đại gần 400 năm tuổi, tức thời Hậu Lê được người xưa dùng để đựng nước.
Chiếc thống đá cổ hình trụ tròn, một mặt có bia khắc chữ Hán cổ. Chiếc thống đá này nặng trên 2 tấn có niên đại gần 400 năm tuổi, tức thời Hậu Lê được người xưa dùng để đựng nước.
Những trục cán lúa bằng đá còn được nhà sư cho dựng thành những chiếc lan can ở tường trong sân chùa hết sức độc đáo, lạ mắt.
Những trục cán lúa bằng đá còn được nhà sư cho dựng thành những chiếc lan can ở tường trong sân chùa hết sức độc đáo, lạ mắt.
Cầu đá của các làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa cũng được nhà sư sưu tầm và cho dựng lại y nguyên trong khuôn viên sân chùa
Cầu đá của các làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa cũng được nhà sư sưu tầm và cho dựng lại y nguyên trong khuôn viên sân chùa
Còn những phiến đá nhỏ được nhà sư dùng vào việc lát sân chùa
Còn những phiến đá nhỏ được nhà sư dùng vào việc lát sân chùa
Vườn tháp cổ trong chùa Đồng Ngọ Tự
Vườn tháp cổ trong chùa Đồng Ngọ
Hai cây đại cổ ở vườn chùa đã có tuổi đời trên 700 năm, ví nó già quá nên được được nhà sư cho chống bằng 2 chiếc trụ đá cổ.
Hai cây đại cổ ở vườn chùa đã có tuổi đời trên 700 năm, ví nó già quá nên được được nhà sư cho chống bằng 2 chiếc trụ đá cổ.
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 9 tầng với hàng trăm pho tượng lớn nhỏ được chạm khắc từ gỗ
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 9 tầng với hàng trăm pho tượng lớn nhỏ được chạm khắc từ gỗ
Đức Hoàn
Tag:
  Gửi bình luận của bạn
 Tắt   Telex   Vni
Họ tên: E-mail:
Nội dung:
Gửi bình luận
Tin liên quan
Cuộc thi tìm hiểu về Văn Miếu Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Dương - (04/10/2014, 10:04:00 CH)
Giao lưu nghệ thuật “Vì nòi giống Việt” - (04/10/2014, 10:10:00 SA)
Liên hoan văn nghệ NCT toàn tỉnh lần thứ IV-năm 2014 - (01/10/2014, 03:26:00 CH)
Ra mắt tập thơ "TÂN BÌNH 2" - (29/09/2014, 08:44:00 SA)
TPHD triển khai Mô hình điểm về " Gia đình học tập", "Dòng họ khuyến học", " Công đồng học tập" - (28/09/2014, 09:37:00 SA)
Giao lưu văn nghệ chào mừng kỉ niệm 55 năm thành lập ngành Xây dựng - (26/09/2014, 03:05:00 CH)
Giao lưu văn nghệ “Khát vọng tuổi trẻ” - (19/09/2014, 08:15:00 SA)
Liên hoan “Tiếng hát đồng quê” - (17/09/2014, 08:49:00 SA)
Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo - (14/09/2014, 09:47:00 SA)
Lễ hội truyền thống miếu Kênh Tre - (14/09/2014, 09:33:00 SA)
Bài ngày hôm trước
Xem bài theo ngày tháng >>
Bài ngày hôm sau

Facebook

Lịch phát sóng

Tỷ giá và thời tiết

 Thời tiết
Hải Dương
Trời ít mây, không mưa, ngày nắng. Độ ẩm 65%

Quảng cáo