|
|
Cách đây đúng 97
năm, vào dịp Tết Nguyên Đán – Hoàng Hoa Thám, một thủ lãnh nghĩa quân chống Pháp
đã bị ám sát, chấm dứt một phong trào kháng chiến chống quân xâm lược Pháp lâu
dài nhất. Bay ngược dòng thời gian, Hùm thiêng Yên Thế, Hoàng Hoa Thám hồi còn
bé tên là Trương Văn Nghĩa, quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên ,
sau di cư Sơn Tây ( Hà Tây ),rồi đến Yên Thế ( Bắc Giang )
Nhiều sách báo đã viết về ' Hùm Thiêng Yên Thế và những truyền thuyết về con
người thao lược , quả cảm , mưu trí sẽ còn lưu truyền mãi . Tuy nhiên số phận
con cháu ra sao thì còn ít người biết được
Những người con cha'u của Đề Thám
Đề Thám có bao nhiêu người con ? Sự thật các sử liệu chỉ nhắc đến Cả Trọng , Cả
Dinh , Cả Huỳnh là con của Đề Thám. Trên thực tế , hai ông Cả Dinh và Cả Huỳnh
là con nuôi, còn Cả Trọng mới là con đẻ . Ông tên thật là Hoàng Đức Trọng , sinh
năm 1887 là con trai cả . Ông là giọt máu của Đề Thám và vợ lớn , bà Nguyễn Thị
Quyên . Đề Thám có hai người con với vợ ba là ba Đặng Thị Nho,
bà là con dòng dõi nhà Nho, tài sắc vẹn toàn và sau đó đã trở thành nhân vật
quan trọng , một chỗ dựa vững chắc của Đề Thám. Ông lấy bà khoảng năm 1893-1894
, khi bà chu'u đầy đôi mươi. Bà sinh hạ hai người con là Hoàng Thị Thế và Hoàng
Văn Vi( tức Hoàng Bùi Phồn) .. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắc, Bà bị Pháp
bắt và tống lên tàu đưa đi đầy ở đảo Guyanne thuộc Pháp, trên đường đi, bà lâm
bịnh nặng , tàu buộc phải cập vào Algerie( khi đó còn là thuộc địa của Pháp ) để
cứu chữa . Một người phụ nữ đầy lòng yêu nước như bà không thể nào chịu nổi buồn
vong quốc, nỗi đau mất chồng mất con. Bà đã vỉnh viễn nằm lại mảnh đất xa xôi ấy
vào năm 1912
Người con gái độc nhất của Hùm Thiêng Yên Thế số phận đưa đẩy như sau : Năm 1909
, đồn Phồn Xương bị vỡ , người chị dâu cõng bà đi lánh nạn thì gặp một toán binh
lính do một viên đại úy người Pháp chỉ huy . Bà Hoàng Thị Thế được đưa ngay về
Nhã Nam cho Boucher như một món chiến lợi phẩm đáng giá . Năm ấy bà mới lên tám
. Kể từ thời điểm đó , cuộc đời bà sang một trang khác
Bà vợ ba Đăng Thị Nho và con gái Hoàng Thị Thế
Thực dân Pháp sát hại cha bà, luu đày mẹ bà nhưng đối với người con của thủ lãnh
vang bóng một thời, chúng lại đưa bà Hoàng Thị Thế về Phủ Lạng Thương) Bắc Giang
rồi tiếp đó xuống Hà Nội . Bà được viên toàn quyền Pháp tại Đông dương đỡ đầu và
cho sang Pháp ăn học. Tại đây , bà trở nên nổi tiếng bởi người Pháp đã được nghe
nhiều về cuộc chiến đấu anh hùng và lâu dài của cha bà. Ngay cả cựu toàn quyền
Đông Dương Paul Doumer ( người sau nầy trở thành tổng thống Pháp và bị ám sát
chết) đã nhiều lần đến thăm bà
Bà Hoàng Thị Thế mặc dù được Pháp nuôi dưỡng từ lúc ấu thơ song chua bao giờ
quên nguồn gốc xuất thân của mình và luôn tự hào về người cha anh hùng . Năm
1925 , bà quay về nước làm việc trong phủ Thống Sứ Bắc Kỳ .Bà luôn luôn tìm cơ
hội giúp đỡ những đồng bào cơ cực . Biểu hiện của bà khiến thực dân Pháp không
khỏi lo ngại và bà được đưa trở lại Pháp vào năm 1927. Khi lớn lên , bà trở
thành một thiếu nữ xinh đẹp và duyên dáng . Danh tiếng cùng với nhan sắc đã đưa
bà đến với màn bạc Pháp . bà được mời thủ vai công chúa trong một
Bộ phim La lettre ( nói tiếng Pháp )chính là phiên bản thứ hai sau bộ phim gốc
The Letter sản suất trước đó một năm tại Mỹ nhưng ta có thể hình dung ra vai
diễn của bà qua phiên bản đầu tiên The Letter do diễn viên Trung Hoa Tsen Mei
thủ diễn, sau đó "công chúa "Hoàng Thị Thế diễn lại vai này trong phiên bản Pháp
với trang phục và hình ảnh giống với vai diễn của Tsen Mei .Ngoài La lettre,
Hoàng Thị Thế còn suất hiện trong La Donna Bianca (1930)và Le secret de l
Emeraude (1935)
Là phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm tài tử chiếu bóng và càng ngày càng nổi tiếng.
Thời gian đó không biết bao nhiêu chàng trai Pháp tha thiết muốn kết hôn với
người con gái mà báo chí Pháp mệnh danh là " Nàng công chúa Trung Hòa". cuối
cùng vào đầu năm 1930 , bà quyết định lên xe hoa cùng ông Robert Bourge`s, một
nhà độc quyền sản xuất rượu vang hàng đầu tại vùng Bordeaux. Cuộc hôn nhân của
họ rất hạnh phúc . năm 1929 họ có với nhau một câu con trai tên là Jean Marie .
Sau đó gia đình ông Bourges vốn là tư bản nghe tin bà Thế có tham gia vào những
hoạt động phong trào cộng sản tại Pháp, hai người li dị ,bà Thế tiếp tục sống
chuỗi ngày tha phương nơi đất khách quê người . Trong thời gian này bà đi học và
trở thành một người xem tướng tay khá nổi tiếng .
Năm 1959 Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cử bà Nhu sang Pháp thuyết phục Bà Thế về
Saigon , nhưng bà Thế lại trở về Hà Nội . Năm 1988 bà qua đời tại Hà Nội. Phỏng
theo tác phẩm Le De Thám của tác giả Claude Gendre
Lê Công Lý Midcity Los Angeles
|