Chuà Cổ Lễ Nam Định

Phật Giáo Nam Định
Quá Trình Du Nhập và Phát Triển




Đối với sự du nhập và phát triển Phật giáo ở Nam Định, hiện nay chưa có tài liệu chính xác nào cho biết đạo Phật có mặt tại vùng đất này từ khi nào. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, kỷ nhà Đinh chép: “Ngày trước vua còn hàn vi, thường đánh cá ở sông Giao Thuỷ, kéo lưới được một viên ngọc khuê to nhưng va vào mũi thuyền, sứt một góc. Đêm ấy vào ngủ nhờ ở chùa Giao Thuỷ, giấu ngọc ở dưới đáy giỏ cá, định sáng ra chợ bán cá. Bấy giờ vua đang ngủ say, trong giỏ có ánh sáng lạ, nhà sư chùa ấy gọi dậy hỏi duyên cớ, vua nói thực và lấy ngọc khuê cho xem. Sư than rằng: “Anh ngày sau phú quý không thể nói hết, chỉ tiếc phúc không được dài”. Cuốn khảo về sự thay đổi địa danh Giao Thuỷ, Hành Thiện, chùa Thần Quang, Cúc Viên luyện sĩ đã xác định: “Giao Thuỷ là tên cũ của ấp ta ở thượng lưu sông Giao, nơi đó có chùa Thần Quang. Khi vua Đinh Tiên Hoàng chưa lên ngôi thường đánh cá ở sông Giao Thuỷ, ban đêm ngủ tại chùa Giao Thuỷ, tức là chùa này. Chùa Thần Quang, tên cũ là Nghiêm Quang, tức chùa Giao Thuỷ”. Những tư liệu trên cho thấy muộn nhất là vào khoảng Thế kỷ X, vùng đất Nam Định đã xuất hiện những ngôi chùa cùng tầng lớp tăng ni.

Dưới triều đại nhà Lý (1010-1225 Phật giáo không những ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống nhân dân mà còn được các đấng quân vương, quý tộc triều đình tôn sùng.

Đối với Phật giáo Nam Định, thời kỳ này cũng có bước phát triển mới, trở thành một trong những trung tâm Phật giáo ở Châu thổ sông Hồng. Sử sách và văn bia tại Nam Định vẫn ghi lại hàng loạt công trình kiến trúc Phật giáo gắn liền với sự nghiệp hoằng dương đạo pháp của các bậc Thiền sư nổi tiếng lúc bấy giờ như chùa Cổ Lễ gắn với Quốc sư Nguyễn Minh Không, chùa Viên Quang do sư Giác Hải trụ trì... Đó đều là những vị đại sư được vua và triều đình sùng ái, thường xuyên được mời vào kinh giảng đạo, cố vấn chính sự...

Không chỉ có vậy nhiều công trình lớn được chính các vị vua nhà Lý ghi dấu ấn trong thời kỳ này. Tấm bia Viên Quang tự bi minh tính tự cho biết Chùa Viên Quang (Xuân Ninh- Xuân Trường) là do Lý Anh Tông sáng lập, sư Giác Hải trụ trì... Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép rằng: Hội Tường Đại Khánh năm thứ 8 (1117), tháng 3 ngày Bính Thìn, vua (Lý Nhân Tông) ngự đến núi Chương Sơn để khánh thành tháp Vạn Phong Thành Thiện.

Tháp Chương Sơn (Yên Lợi- ý Yên) được xây dựng từ năm 1108 đến năm 1117 thì hoàn thành. Đây là một địa điểm mà vua Lý Nhân Tông đặc biệt quan tâm và thường xuyên ghé qua. Cuốn Đại Việt sử lược cho biết trong các lần vào năm 1107, 1114, 1117 Chương Sơn đều có rồng vàng hiện ra.

Trải qua thời gian cùng những biến cố lịch sử, tháp Chương Sơn đã bị phá huỷ hoàn toàn và trở thành phế tích. Tuy nhiên những gì còn sót lại như chân tháp với kích thước 19m mỗi chiều cùng hơn 400 di vật đá, đất nung, gốm sứ... được khai quật vào năm 1966- 1967 cho chúng ta có được nhận định bước đầu về lịch sử, kiến trúc, quy mô và mức độ ảnh hưởng của công trình đối với tình hình tôn giáo, xã hội lúc bấy giờ.

Năm 1225, Nhà Trần nói tiếp nhà Lý trị vì đất nước. Là mảnh đất phát tích, thang mộc của vương triều Trần, Thiên Trường đã được triều đình mở mang, giữ một vai trò quan trọng đối với mọi vấn đề chính trị- xã hội của triều đình. Đại Việt sử ký toàn thư chép vào tháng Giêng năm Thiên ứng Chính Bình thứ 8 (1239) vua Trần Thái Tông sai quan Nhập nội Thái phó về hương Tức Mặc xây dựng nhà cửa, cung điện. Năm Thiệu Long thứ 5 (1262), Thượng hoàng Thái Tông về quê ban yến và thưởng cho già trẻ trong làng, thăng Tức Mặc làm phủ Thiên Trường. Chùa Phổ Minh ở bên tây cung Trùng Quang, nơi đặt vạc Phổ Minh- một trong An Nam tứ đại khí xây dựng từ thời Lý được xây cất trang hoàng lại để làm nơi Thượng hoàng sớm hôm cúng Phật.

Tháng Giêng năm Hưng Long thứ 11 (1303) nhân dịp Thượng hoàng Nhân Tông từ Chiêm Thành về Thiên Trường, nghỉ tại cung Trùng Quang, vua Nhân Tông cho mở hội Vô lượng Phật pháp tại chùa Phổ Minh, ban phát vàng bạc, tiền lụa cho dân nghèo, phát kinh Giới thí cho thiên hạ...

Có thể nói, đối với Phật giáo, dưới sự ảnh hưởng của các vị vua Trần say xưa nghiên cứu Phật học nên chùa Phổ Minh đã đóng một vai trò quan trọng. Ngoài việc là một trung tâm Phật giáo lúc bấy giờ, chùa Phổ Minh còn là nơi tu hành, nghiên cứu kinh sách của các vua chúa nhà Trần. Hiện nay tại hậu điện của chùa Phổ Minh còn lưu giữ một bức đại tự chữ Hán: Đông A ngọc diệp phả (Dòng dõi vàng ngọc họ Đông A) cùng tượng thờ của các vị Vua, Hoàng hậu, vương phi nhà Trần như: Trần Nhân Tông, Thiên Cảm Hoàng hậu, Khâm Từ hoàng hậu, Điện suý phu nhân. Đặc biệt tháp Phổ Minh được xây dựng vào năm Hưng Long thứ 13 (1305) là nơi chôn giấu xá lỵ của vị vua đồng thời là Giáo chủ Thiền phái Trúc Lâm Trần Nhân Tông đã khẳng định được vai trò và ảnh hưởng của vùng đất này. Hiện nay ngôi tháp đã tồn tại hơn bảy thế kỷ, được xem như là một trong những danh lam của nước ta, nơi ghi nhận công lao của một minh quân đã làm tròn nhiệm vụ với non sông đất nước đồng thời để lại cho con cháu muôn đời một giáo phái độc lập, một ý thức hệ tư tưởng uyên bác, tự cường, đầy tính nhân văn và dân chủ.

Sang tới TK XV-XIX là thời suy thoái của Phật giáo đồng thời là giai đoạn Nho giáo thịnh hành. Trong giai đoạn này Phật giáo không chỉ tụt hậu so với Nho giáo trên con đường học thuật mà cả về địa vị chính trị, nhiều chỉ dụ, sắc lệnh của triều đình phong kiến Lê, Nguyễn được ban ra nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo. Tuy nhiên, tại Nam Định vào giai đoạn này Phật giáo vẫn có con đường phát triển riêng. Đó là con đường hoà đồng vào trong dân gian, thấm sâu vào trong tâm thức bình dị của người dân để phát triển. Ngôi chùa làng vẫn trở thành trung tâm tín ngưỡng của nhiều dân làng, góp phần quan trọng về sự ổn định, phát triển, bình an của mỗi điểm cư dân, mỗi đơn vị làng xã. Tại Nam Định, thời gian này vẫn có rất nhiều các ngôi chùa được xây dựng và trùng tu như chùa Keo, chùa Hưng Lộc, chùa Hạ Kỳ... Thống kê văn bia của các di tích đã được xếp hạng cho thấy: Thế kỷ XVI-XVIII có 53/61; Thế kỷ XIX có 517/693 văn bia ghi chép việc cúng ruộng, tiền vào chùa (1). Số lượng văn bia nhiều, mật độ lớn như vậy đã chứng minh sức sống và vai trò quan trọng của Phật giáo trong cộng đồng dân cư. Những người cúng ruộng hoặc tiền không chỉ là những nhà giàu, không con thừa tự nên cúng hậu cho chùa mà còn có cả tầng lớp quý tộc cũng tích cực công đức để trùng tu, tô tượng, đúc chuông như bia Hoàng Long điện bia ký dựng năm 1684 ở xã Hoàng Đan huyện ý Yên chép việc bà Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc ý cúng tiến 41 mẫu ruộng. Bia Tái tạo Chương Sơn bia ký tại chùa Ngô Xá (Yên Lợi- ý Yên) soạn khắc năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) cho biết việc bà Tam phi nhà Trịnh là Lương Thị Ngọc Vinh đã bỏ tiền xây dựng lại chùa. Hoặc như thượng lương chùa Phổ Minh ghi nhận công đức của Thái bảo Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn cùng vợ là Mạc Ngọc Lâm đã cúng tiến 36 cây gỗ lim và tiền bạc để tu sửa chùa...

Trên đây chỉ là các văn bia được thống kê tại các di tích đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá. Đương nhiên số lượng chùa cùng văn bia trên toàn tỉnh còn nhiều, nhưng các văn bia trên đã cho chúng ta thấy khái quát được tình hình phát triển cùng những đóng góp của Phật giáo ở vùng Nam Định là một điểm nổi trong đời sống văn hoá tinh thần giai đoạn này.

Bước sang thế kỷ XX, cùng với phong trào chấn hưng Phật giáo trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì phật tử Nam Định đã hoà mình nhằm vạch ra một con đường dân tộc nhân bản, hướng dẫn bước đi Phật Giáo vào môi trường tư tưởng và văn hoá, tiếp tục xây dựng con người và xã hội Việt Nam. Không chỉ có thế, với tinh thần nhập thế của đạo Phật, trong thời kỳ cả nước đứng lên chống lại Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ xâm lược, nhiều tăng sĩ và cư sĩ Nam Định đã tham gia tích cực các phong trào đấu tranh đòi hoà bình và độc lập cho dân tộc. Vị trí nhiều ngôi chùa trong cả nước một mặt vẫn là trung tâm tín ngưỡng, một mặt là cơ sở cách mạng, chôn giấu vũ khí tài liệu. Nhiều nhà sư sẵn sàng cởi áo cà sa lên đường ra trận trở thành những chiến sĩ yêu nước kiên cường, thể hiện ý thức của Phật tử trước vận mệnh đất nước như chùa Cổ Lễ (Trực Ninh)

Năm 1981 Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, các tổ chức Hội từ Trung ương đến Tỉnh, Huyện được ra đời. Chùa là đơn vị nhỏ nhất, gần dân nhất, trực tiếp giải quyết vấn đề tâm linh cho người dân theo đạo cụ thể là những vị Tăng, Ni cá thể của Tăng già làm mô phạm, dưới sự quản lý của Chính quyền, hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc về thực hiện chủ trươơng, đơường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nươớc.

Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, Giáo hội Phật giáo Nam Định đã không ngừng lớn mạnh, đặc biệt quan tâm đến cơ cấu tổ chức, đội ngũ lãnh đạo có tâm, có tầm, có trình độ năng lực, Từ bi, hỷ xa, cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Phương châm hoạt động của GHPGVN là “Đạo pháp dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Phươơng châm ấy đã được các cấp Giáo hội thể chế bằng hành động thiết thực cụ thể là “Hòa vào điệu sống” đã nhanh chóng lan toả trong các tầng lớp nhân dân.

Khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch, giữa lúc cha ông ta đang rên xiết dưới ách thống trị đô hộ của ngoại bang thì đạo Phật du nhập vào nươớc ta, mang theo một luồng tư tưởng giáo lý trong sáng. Tinh thần: Đại hùng, đại lực, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, đại trí, đại dũng đã được cha ông ta đón nhận như một luồng gió mát, như ngươời bạn chí thân đã phần nào vơi đi sự sầu khổ của ngơười dân nô lệ. Nắm bắt được tinh thần "Hoà quang đồng trần" của Phật giáo, cha ông ta đã một mặt đoàn kết đánh đuổi giặc ngoài, mặt khác là xây dựng củng cố tình thơương làng xã, phát triển kinh tế. Cụ thể là "Thương người như thể thơơng thân" như bầu bí "Nhiễu điều phủ lấy giá gương...". Tuy nhiên, hiện nay chưa có cứ liệu chính xác cho biết đạo Phật hiện diện tại vùng đất Nam Định từ khi nào. Chỉ biết thế kỷ X tại vùng đất Hoa Lư - Ninh Bình và vùng thượng Nam Định trở thành trung tâm của quốc gia Đại Cồ Việt. Thời Đinh, tiền Lê, khi các nhà sư tiêu biểu cho trí tuệ, tri thức của triều đình, được trọng dụng, hẳn cũng có nền tảng trực tiếp và thành định hướng, hấp dẫn quan trọng với các tầng lớp dân cư. Chính điều này đã là thềm bậc chuẩn bị trực tiếp cho sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo Nam Định vào thời Lý - Trần và các thời đại Đế chế, cũng như trong giai đoạn phát triển xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Nam Định có một kho tàng lịch sử Phật Giáo như: Chùa Nghiêm Quang, chùa Diên Phúc, chùa Viên Quang, chùa Long Kiều, chùa Chương Sơn, chùa Cẩm, chùa Phổ Minh, chùa Cả - Thánh Ân, chùa Vọng Cung, chùa Ổn, chùa Cổ Lễ, chùa Đại Bi, chùa Lươơng - Cầu Ngói, chùa Nghĩa Xá, chùa Linh Quang - Cổ Tung. Đây là những ngôi chùa có nền kiến trúc quy mô độc đáo bằng gỗ, đá, vôi, gạch, cát, mật, muối... xây dựng lên, đồng thời là nơi trụ trì của các Thánh Tăng, Thiền sư.

Những ngôi chùa nằm ở vị trí vùng thượng tỉnh Nam Định (huyện Ý Yên), là con đường thuận tiện để triều đình từ Thăng Long hộ tống Vua về Hành Cung vào vãng lai chiêm bái.

Khung cảnh làng quê với làng trơước, làng sau, lồng trong khói lam chiều, từng đôi cò trắng nghiêng mình xuống cánh đồng, hoà quyện với tiếng sáo mục đồng trong sáng, cũng không thể thiếu vắng được cảnh chùa chiền Phật giáo của Nam Định quê ta. Kế thừa tinh hoa thời Lý, Phật giáo thời Trần ở Nam Định bước vào thời kỳ phát triển mới, càng đơược tô đậm nét vàng son. Từ những ngôi chùa Quốc tự và những ngôi chùa trên khắp làng xã dân cư, đều được quy hoạch, thiết kế, trùng tu tôn tạo, đến những nơi đình trạm, điểm dừng chân tránh nắng mưa của khách lữ hành, Thái thượng hoàng Trần Cảnh ban sắc lệnh tô tượng Phật để thờ. Bên cạnh các Thiền sư trí thức, đại quý tộc, không khí Phật giáo ở Nam Định thời Trần còn lan toả mạnh mẽ ở làng xóm Thiên Trường Thủa ấy, cậu bé Nguyễn Hiền, theo học sư cụ chùa làng, rồi đỗ trạng nguyên, niên hiệu Thiên ứng Chính Bình 16, khi mới 13 tuổi, phần nào phản ánh sự hấp dẫn cũng như tri thức của các nhà sư. Có thể nói, chùa làng ở Nam Định trở thành trung tâm của dân làng, như một chứng chỉ quan trọng về sự ổn định, phát triển, bình an của mỗi điểm dân cươ, mỗi đơn vị làng xã. Tinh thần nhân văn và tín ngươỡng Phật giáo ở Nam Định, giàu sức cảm hoá theo hướng bảo vệ cái thiện, phủ định cái xấu, ác, dở, tệ... Thật là:

"Bất sinh bất diệt chân truyền,
Bảo dân - hộ quốc sở nguyền tòng tâm...".

Khi có giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, có những bài ca dao Phật giáo dân gian":

Nam mô đức Phật Di Đà,
cái quốc bỏ đó cả nhà đi đâu?,
Nam mô đức Phật từ bi,
cái quốc bỏ đó, biết đi đằng nào?..."

vì vậy mà phong trào cởi áo cà sa khoác chiến bào ở Nam Định, đ• gắn kết với tinh thần Phật giáo thời Trần, để khuyến khích nhân dân Phật tử bảo vệ đất nước quê hươơng. Phật giáo Nam Định trở thành một đơn vị hợp thành của nền văn hoá Dân tộc.

Suốt chiều dài Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Nam Định đóng góp một lượng Thánh Tăng, Cao Tăng, Thiền sư cho Phật giáo Dân tộc. Thời Đinh - Lê - Lý có Nam thiên tam Thánh Tổ: Không Lộ, Giác Hải, Từ Đạo Hạnh đại pháp Thiền sư. Hào khí Đông A trong suốt chiều dài đã thấm dẫm mảnh đất và con người Nam Định. Chiều đại nhà Trần - nơi trấn Sơn Nam phát tích - đã để lại một khoảng thời gian dài hơn 200 năm với sự phát triển rực rỡ của đạo Phật. Và lẽ tất nhiên sự phát triển ấy để lại cho Phật giáo Nam Định những danh tăng xuất chúng, những công trình văn hoá Phật giáo đặc sắc. Đạo phật không những ở Hành Cung Thiên Trường, nơi ở của bậc vua, quan hoàng tộc mà có cả ở vùng đất mới tài bồi, chốn của những người dân khẩn hoang quai đê lấn biển. Tinh thần cố kết cộng đồng chẳng dừng lại ở địa phận luỹ tre làng mà Phật giáo làm cho nhân dân Nam Định đoàn kết trong đạo đức Thích tử, Chùa chiền dù nguy nga rực rỡ chốn thị thành hay khiêm nhường yên tĩnh chốn thôn quê cũng đều là nơi người dân quy ngưỡng. Đệ nhất Trúc Lâm Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Nhự Phật Tổ Trần Nhân Tông là bậc danh tăng làm xươơng minh Phật pháp. Nhìn chung các thiết chế văn hóa, di sản vật thể hay phi vật thể mà triều đại nhà Trần để lại đồ sộ.

Như vậy sau sự phát triển rực rỡ của Phật giáo Nam Định thời kỳ Lý - Trần, sau những thăng trầm biến cố của lịch sử, nhất là sự suy thoái của Dân tộc và Đạo pháp qua các triều đại: Lê, Trịnh, Nguyễn. Phật giáo Nam Định tuy không phát triển mạnh mẽ nhương nền tảng Phật pháp vẫn kiên cố trong nhân dân Nam Định. Cuối thể ký XIX đầu thế kỷ XX, dơưới sự đô hộ của thực dân Pháp và sự bành trướng tôn giáo của họ đi kèm. Phật giáo tưởng chừng có bước suy vi. Nhương sức sống mãnh liệt trong lòng dân tộc đã làm cho Phật giáo có công cuộc chấn hương tự cường trước thế lực ngoại bang. Thời kỳ này xuất hiện nhiều danh tươớng Tăng xả thân vì sự xương minh của đạo pháp. Quê hương Nam Định cũng là nơi nuôi dưỡng nhiều bậc thạc đức cao tăng cho Phật giáo Việt Nam. Có thể kể đến chư tôn Hoà Thượng: Phạm Quang Tuyên, Hoà Thượng Thích Tâm Thi, Hoà Thượng Thích Đức Nhuận, Hoà Thượng Thích Thế Long, Hoà Thượng Thích Tâm Thông, Hoà Thượng Thích Thuận Đức...đây là những ngơười con ưu tú của quê hương Nam Định. Nét nổi bật của Phật giáo Nam Định trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, làm cho Phật giáo Nam Định có những nét đặc sắc mang bản sắc riêng, đó là sự nhập thế. Truyền thống nhập thế được tiếp nối "Công thành, thân thoái". Nghĩa là sau khi giúp nước hộ dân các vị cao tăng lại trở về với đời sống tu hành. Một số lần phóng viên nước ngoài hỏi Hoà Thượng Thích Thế Long rằng: Đạo phật dạy không sát sinh, vậy các vị sư ra trận cầm súng có phải chăng là đã phạm lỗi Phật dạy? Hoà Thươợng trả lời rằng: "Khi sơn hà nguy biến, dân chúng điều linh thì trừ 1 kẻ ác để cứu muôn người hiền là phúc đẳng hà sa". Qua đây cũng chứng tỏ phần nào nét đặc sắc của Phật giáo Nam Định khi nhập thế một cách khế lý khế cơ.

Nhìn chung Phật giáo Nam Định hiện nay cơ bản vẫn giữ và phát huy được truyền thống lịch sử. Nhiều sinh hoạt lễ nghi gắn với sinh hoạt truyền thống làng xã không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân mà còn góp phần giữ gìn và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.


. Đăng ngày 14.12.2011 theo nguyên bản của tác giả từ Nam Định.
. TRÍCH ĐĂNG LẠI VUI LÒNG GHI RÕ NGUỒN NEWVIETART.COM .