HANG PIÊNG TUNG, MÁI ĐÁ NGƯỜM (KHU DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC THẦN SA)
HANG PIÊNG TUNG, MÁI ĐÁ NGƯỜM (KHU DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC THẦN SA)
1. Tên di tích: Hang Piêng Tung, Mái đá Ngườm (Khu di tích khảo cổ học Thần Sa)
2. Loại công trình: Khu vực khảo cổ
3. Loại di tích: Di tích khảo cổ học
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá cấp quốc gia: theo quyết định số 147-VH/QĐ ngày 24 tháng 12 năm 1982
5. Địa chỉ di tích: Xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
6. Tóm lược về thông tin di tích:
Khu di tích Thần Sa nằm gọn trong địa phận xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 25 km theo đường chim bay về phía bắc. Những dãy núi đá vôi dày đặc thuộc phần cuối của sơn hệ Bắc Sơn và những dải thung lũng hẹp dọc theo đôi bờ sông Thần Sa là nét đặc trưng của địa hình Thần Sa. Chính trong các hang động ở Thần Sa, vào những năm 70 - 80 của thế kỉ XX các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được một loạt các di chỉ khảo cổ có niên đại từ trung kì đá cũ đến sơ kì thời đại đồ đá mới (30.000 năm đến 10.000 năm cách ngày nay) như: Phiêng Tung, Ngườm, Nà Ngùn, Thắm Choong, Hạ Sơn1, Hạ Sơn 2…
Từ La Hiên (cây số 22- Quốc lộ 1B Thái Nguyên - Lạng Sơn) đi thẳng đến trung tâm xã Thần Sa, sau đó xuyên qua bản Trung Sơn của người Tày, đi dọc sông Thần Sa, chỉ khoảng 1 km là tới chân núi Mèo. Hang Phiêng Tung nằm giữa núi Mèo, ở độ cao khoảng 50m so với chân núi. Phiêng Tung nghĩa tiếng Tày là cao và bằng phẳng. Do từ bản Trung Sơn nhìn lên thấy cửa hang giống như miệng con Hổ đang há ra nên dân trong vùng gọi là hang Miệng Hổ. Hang rộng và thoáng, có hai tầng. Tầng trên nhỏ, không có tầng văn hoá. Tầng dưới cao 10m, rộng 10m, sâu 20m, rất thuận tiện cho người nguyên thuỷ cư trú. Qua 4 đợt khai quật vào các năm 1972, 1973, 1980 các nhà khảo cổ học đã thu thập được 659 công cụ đá với nhiều loại hình công cụ “khác lạ về kỹ thuật chế tác”. Đó là các loại: Công cụ hòn cuội, công cụ mũi nhọn, công cụ mũi nhọn, công cụ mảnh cuội, công cụ mảnh tước.
Mái đá Ngườm, di chỉ quan trọng nhất của khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa, nằm trên sườn núi phía Bắc dãy núi Ngườm, thuộc bản Trung Sơn, cách Phiêng Tung chừng 1 km về phía Nam. Đây là một mái đá khổng lồ, chiều rộng chừng 60m, chiều cao 30m, nằm ở độ cao 30m so với mặt sông Thần Sa chảy ngang trước mặt. Hố khai quật của di chỉ Ngườm cho thấy địa tầng có 4 tầng văn hoá khảo cổ. Những di vật đá đặc trưng của nền văn hoá Bắc Sơn, Hoà Bình, Sơn Vi nằm ở tầng 1, tầng 2, ở tầng 3 thuần các công cụ đặc trưng của Ngườm. Và ở tầng văn hoá thứ 4, là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung. Ở Phiêng Tung và Ngườm, những công cụ mũi nhọn, công cụ nạo và kỹ thuật gia công lần thứ hai giống những công cụ và kỹ thuật điển hình của văn hoá Mút-xchi-ê, nền văn hoá tiêu biểu cho thời đại trung kì đồ đá cũ thế giới và gần gũi với nền văn hoá Trung kỳ đá cũ Ấn Độ Nevasien.
Những phát hiện khảo cổ học ở Phiêng Tung và Ngườm đã giúp các nhà khảo cổ học xác định được: Ở Thần Sa, ở Việt Nam có một nền văn hoá khảo cổ đá cũ - văn hoá Thần Sa. Chủ nhân của nền văn hoá Thần Sa là những người HomôSapien (người khôn ngoan). Lần đầu tiên ở Việt Nam giáo sư Hà Văn Tấn đã xác lập một kỹ nghệ khảo cổ học mới “Kỹ nghệ Ngườm”.
Trong thung lũng Thần Sa, ngoài hai địa chỉ quan trọng nhất là Ngườm và Phiêng Tung, trong vòng bán kính vài cây số kể từ di chỉ Phiêng Tung còn có tới gần 10 di chỉ từng là nơi cư trú của người nguyên thuỷ. Đó là Ranh 1, Ranh 2, Ranh 3, Nà Ngùn, Nà Khù, Hạ Sơn 1, Hạ Sơn 2, Thắm Choong,…Thần Sa là nơi con người nguyên thuỷ đã sống liên tục trong thời gian dài vài chục nghìn năm, từ thời đại đá cũ đến hậu kỳ đá mới, là nơi mà các phát hiện khảo cổ quan trọng đã góp phần chứng minh sự xuất hiện và phát triển liên tục của con người thuộc các nền văn hoá khảo cổ trên đất Việt Nam, từ Núi Đọ qua Thần Sa, Sơn vi, Hoà Bình, Bắc Sơn,… để bước sang thời sơ sử - Thời đại kim khí với nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ. Ở Châu Á chỉ có di tích Lang Giong Riêng của Thái Lan và Bạch Liên Động ở Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với di tích khảo cổ học Thần sa.
Do có một ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học, có một vị trí đặc biệt trong việc tìm hiểu về lịch sử tiến hoá của con người nguyên thuỷ trên đất Việt Nam nói riêng và cả vùng Đông Nam Á lục địa, khu di tích khảo cổ học Thần Sa được Nhà nước xếp hạng quốc gia năm 1982 và được Bộ văn hoá Thông tin đưa vào mục di tích đặc biệt của quốc gia.
7. Một số hoạt động của nhà trường trong việc chăm sóc di tích
Khuyến khích học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di sản văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương là một tiêu chí quan trọng trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được Bộ GD&ĐT triển khai và thực hiện hiệu quả trong những năm qua.
Hưởng ứng cuộc vận động đó thầy và trò trường THCS Thần Sa đã có những việc làm, hành động cụ thể và thiết thực tạo điều kiện để các em học sinh hiểu hơn về khu khảo cổ học Thần Sa, góp phần nâng cao nhận thức của các em học sinh, chung tay góp sức tôn tạo bảo vệ khu khảo cổ học Thần Sa- Một địa danh lịch sử nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên.Việc trường THCS Thần Sa nhận chăm sóc khu di chỉ khảo cổ Thần Sa đã nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của các vị lão thành cách mạng và chính quyền địa phương UBND Xã Thần Sa . Ngay từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn khu di tích khảo cổ Thần Sa. Nhiều cuộc kết nạp Đoàn, Đội kết hợp với sinh hoạt ngoại khoá được tổ chức tại khu di chỉ .
Tại đây, học sinh của trường đã tổ chức lao động, làm vệ sinh cảnh quan môi trường khu di tích và tổ chức trồng cây. Trong các giờ HĐGD ngoài giờ lên lớp của các bộ môn: GDCD, Lịch sử, Địa Lý…nhà trường đã tổ chức cho các em học sinh tìm hiểu về khu di chỉ để các em có ý thức hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn khu khảo cổ học Thần Sa nói chung và khu di chỉ khảo cổ Thần Sa nói riêng.
Nhà trường cũng đã lồng ghép tuyên truyền, giao lưu, giới thiệu đến các em về khu khảo cổ học trong các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp của các chi đội để các em thấy được tầm trọng trong việc của việc bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hoá của địa phương.
Đưa học sinh đến với di tích, di sản lịch sử văn hoá đã tạo ra hiệu ứng xã hội rất tốt. Học sinh được tạo cơ hội học tập thông qua hoạt động ngoại khoá, có hiệu quả hơn nhiều so với chỉ học lý thuyết đơn điệu. Học sinh sẽ hiểu sâu hơn, gần gũi và nhận thức trách n hiệm hơn với quê hương đất nước, đây cũng là mục tiêu quan trọng của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” của Vụ trưởng - Tiến sĩ Trần Đình Châu, Uỷ viên thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đã cho thấy vai trò và ý nghĩa của việc bảo vệ, giữ gìn các di sản, di tích lịch sử của dân tộc.
Thầy và trò trường THCS Thần Sa sẽ cố gắng, tích cực hơn nữa trong việc đưa khu khảo cổ học Thần Sa đến với du khách khắp nơi trong cả nước và bạn bè quốc tế.
8. Đề xuất kiến nghị:
- Bộ Văn hoá Thông tin- Du lịch, Sở Văn hoá TT-DL tỉnh Thái Nguyên, Phòng văn hoá huyện Võ Nhai thường xuyên tuyên truyền đưa tin bài hình ảnh, hình giới thiệu về khu di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân có thêm hiểu biết về khu di tích, quan tâm nhiều hơn đến việc tôn tạo, các biện pháp bảo vệ khu di tích lịch sử, sửa chữa đường vào khu di tích để tạo điều kiện cho khu khách đến thăm quan.
- Phòng GD&ĐT Võ Nhai tổ chức cho các trường học trên địa bàn huyện thăm quan học tập nâng cao kiến thức hiểu biết về khu di tích đã được xếp hạng quốc gia.
2. Loại công trình: Khu vực khảo cổ
3. Loại di tích: Di tích khảo cổ học
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá cấp quốc gia: theo quyết định số 147-VH/QĐ ngày 24 tháng 12 năm 1982
5. Địa chỉ di tích: Xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
6. Tóm lược về thông tin di tích:
Khu di tích Thần Sa nằm gọn trong địa phận xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 25 km theo đường chim bay về phía bắc. Những dãy núi đá vôi dày đặc thuộc phần cuối của sơn hệ Bắc Sơn và những dải thung lũng hẹp dọc theo đôi bờ sông Thần Sa là nét đặc trưng của địa hình Thần Sa. Chính trong các hang động ở Thần Sa, vào những năm 70 - 80 của thế kỉ XX các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được một loạt các di chỉ khảo cổ có niên đại từ trung kì đá cũ đến sơ kì thời đại đồ đá mới (30.000 năm đến 10.000 năm cách ngày nay) như: Phiêng Tung, Ngườm, Nà Ngùn, Thắm Choong, Hạ Sơn1, Hạ Sơn 2…
Từ La Hiên (cây số 22- Quốc lộ 1B Thái Nguyên - Lạng Sơn) đi thẳng đến trung tâm xã Thần Sa, sau đó xuyên qua bản Trung Sơn của người Tày, đi dọc sông Thần Sa, chỉ khoảng 1 km là tới chân núi Mèo. Hang Phiêng Tung nằm giữa núi Mèo, ở độ cao khoảng 50m so với chân núi. Phiêng Tung nghĩa tiếng Tày là cao và bằng phẳng. Do từ bản Trung Sơn nhìn lên thấy cửa hang giống như miệng con Hổ đang há ra nên dân trong vùng gọi là hang Miệng Hổ. Hang rộng và thoáng, có hai tầng. Tầng trên nhỏ, không có tầng văn hoá. Tầng dưới cao 10m, rộng 10m, sâu 20m, rất thuận tiện cho người nguyên thuỷ cư trú. Qua 4 đợt khai quật vào các năm 1972, 1973, 1980 các nhà khảo cổ học đã thu thập được 659 công cụ đá với nhiều loại hình công cụ “khác lạ về kỹ thuật chế tác”. Đó là các loại: Công cụ hòn cuội, công cụ mũi nhọn, công cụ mũi nhọn, công cụ mảnh cuội, công cụ mảnh tước.
Mái đá Ngườm, di chỉ quan trọng nhất của khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa, nằm trên sườn núi phía Bắc dãy núi Ngườm, thuộc bản Trung Sơn, cách Phiêng Tung chừng 1 km về phía Nam. Đây là một mái đá khổng lồ, chiều rộng chừng 60m, chiều cao 30m, nằm ở độ cao 30m so với mặt sông Thần Sa chảy ngang trước mặt. Hố khai quật của di chỉ Ngườm cho thấy địa tầng có 4 tầng văn hoá khảo cổ. Những di vật đá đặc trưng của nền văn hoá Bắc Sơn, Hoà Bình, Sơn Vi nằm ở tầng 1, tầng 2, ở tầng 3 thuần các công cụ đặc trưng của Ngườm. Và ở tầng văn hoá thứ 4, là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung. Ở Phiêng Tung và Ngườm, những công cụ mũi nhọn, công cụ nạo và kỹ thuật gia công lần thứ hai giống những công cụ và kỹ thuật điển hình của văn hoá Mút-xchi-ê, nền văn hoá tiêu biểu cho thời đại trung kì đồ đá cũ thế giới và gần gũi với nền văn hoá Trung kỳ đá cũ Ấn Độ Nevasien.
Những phát hiện khảo cổ học ở Phiêng Tung và Ngườm đã giúp các nhà khảo cổ học xác định được: Ở Thần Sa, ở Việt Nam có một nền văn hoá khảo cổ đá cũ - văn hoá Thần Sa. Chủ nhân của nền văn hoá Thần Sa là những người HomôSapien (người khôn ngoan). Lần đầu tiên ở Việt Nam giáo sư Hà Văn Tấn đã xác lập một kỹ nghệ khảo cổ học mới “Kỹ nghệ Ngườm”.
Trong thung lũng Thần Sa, ngoài hai địa chỉ quan trọng nhất là Ngườm và Phiêng Tung, trong vòng bán kính vài cây số kể từ di chỉ Phiêng Tung còn có tới gần 10 di chỉ từng là nơi cư trú của người nguyên thuỷ. Đó là Ranh 1, Ranh 2, Ranh 3, Nà Ngùn, Nà Khù, Hạ Sơn 1, Hạ Sơn 2, Thắm Choong,…Thần Sa là nơi con người nguyên thuỷ đã sống liên tục trong thời gian dài vài chục nghìn năm, từ thời đại đá cũ đến hậu kỳ đá mới, là nơi mà các phát hiện khảo cổ quan trọng đã góp phần chứng minh sự xuất hiện và phát triển liên tục của con người thuộc các nền văn hoá khảo cổ trên đất Việt Nam, từ Núi Đọ qua Thần Sa, Sơn vi, Hoà Bình, Bắc Sơn,… để bước sang thời sơ sử - Thời đại kim khí với nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ. Ở Châu Á chỉ có di tích Lang Giong Riêng của Thái Lan và Bạch Liên Động ở Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với di tích khảo cổ học Thần sa.
Do có một ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học, có một vị trí đặc biệt trong việc tìm hiểu về lịch sử tiến hoá của con người nguyên thuỷ trên đất Việt Nam nói riêng và cả vùng Đông Nam Á lục địa, khu di tích khảo cổ học Thần Sa được Nhà nước xếp hạng quốc gia năm 1982 và được Bộ văn hoá Thông tin đưa vào mục di tích đặc biệt của quốc gia.
7. Một số hoạt động của nhà trường trong việc chăm sóc di tích
Khuyến khích học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di sản văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương là một tiêu chí quan trọng trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được Bộ GD&ĐT triển khai và thực hiện hiệu quả trong những năm qua.
Hưởng ứng cuộc vận động đó thầy và trò trường THCS Thần Sa đã có những việc làm, hành động cụ thể và thiết thực tạo điều kiện để các em học sinh hiểu hơn về khu khảo cổ học Thần Sa, góp phần nâng cao nhận thức của các em học sinh, chung tay góp sức tôn tạo bảo vệ khu khảo cổ học Thần Sa- Một địa danh lịch sử nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên.Việc trường THCS Thần Sa nhận chăm sóc khu di chỉ khảo cổ Thần Sa đã nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của các vị lão thành cách mạng và chính quyền địa phương UBND Xã Thần Sa . Ngay từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn khu di tích khảo cổ Thần Sa. Nhiều cuộc kết nạp Đoàn, Đội kết hợp với sinh hoạt ngoại khoá được tổ chức tại khu di chỉ .
Tại đây, học sinh của trường đã tổ chức lao động, làm vệ sinh cảnh quan môi trường khu di tích và tổ chức trồng cây. Trong các giờ HĐGD ngoài giờ lên lớp của các bộ môn: GDCD, Lịch sử, Địa Lý…nhà trường đã tổ chức cho các em học sinh tìm hiểu về khu di chỉ để các em có ý thức hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn khu khảo cổ học Thần Sa nói chung và khu di chỉ khảo cổ Thần Sa nói riêng.
Nhà trường cũng đã lồng ghép tuyên truyền, giao lưu, giới thiệu đến các em về khu khảo cổ học trong các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp của các chi đội để các em thấy được tầm trọng trong việc của việc bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hoá của địa phương.
Đưa học sinh đến với di tích, di sản lịch sử văn hoá đã tạo ra hiệu ứng xã hội rất tốt. Học sinh được tạo cơ hội học tập thông qua hoạt động ngoại khoá, có hiệu quả hơn nhiều so với chỉ học lý thuyết đơn điệu. Học sinh sẽ hiểu sâu hơn, gần gũi và nhận thức trách n hiệm hơn với quê hương đất nước, đây cũng là mục tiêu quan trọng của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” của Vụ trưởng - Tiến sĩ Trần Đình Châu, Uỷ viên thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đã cho thấy vai trò và ý nghĩa của việc bảo vệ, giữ gìn các di sản, di tích lịch sử của dân tộc.
Thầy và trò trường THCS Thần Sa sẽ cố gắng, tích cực hơn nữa trong việc đưa khu khảo cổ học Thần Sa đến với du khách khắp nơi trong cả nước và bạn bè quốc tế.
8. Đề xuất kiến nghị:
- Bộ Văn hoá Thông tin- Du lịch, Sở Văn hoá TT-DL tỉnh Thái Nguyên, Phòng văn hoá huyện Võ Nhai thường xuyên tuyên truyền đưa tin bài hình ảnh, hình giới thiệu về khu di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân có thêm hiểu biết về khu di tích, quan tâm nhiều hơn đến việc tôn tạo, các biện pháp bảo vệ khu di tích lịch sử, sửa chữa đường vào khu di tích để tạo điều kiện cho khu khách đến thăm quan.
- Phòng GD&ĐT Võ Nhai tổ chức cho các trường học trên địa bàn huyện thăm quan học tập nâng cao kiến thức hiểu biết về khu di tích đã được xếp hạng quốc gia.
9. Thông tin về nhà trường
- Họ và tên hiệu trưởng: Nguyễn Văn Mùi
Chuyên ngành đào tạo: Toán –Tin, năm tốt nghiệp Đại học: 2011
Điện thoại di động: 0916088834
Địa chỉ emai:Nguyenvanmuithoa@gmail.com
- Họ và tên tổng phụ trách Đội: Phạm Thị Thương
Chuyên ngành đào tạo: ĐH Văn, năm tốt nghiệp: 2008
ĐT di động : 01662878117
- Địa chỉ trường: Trường THCS Thần Sa, xóm Kim Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
ĐT cố định: 02803829681
- Họ và tên hiệu trưởng: Nguyễn Văn Mùi
Chuyên ngành đào tạo: Toán –Tin, năm tốt nghiệp Đại học: 2011
Điện thoại di động: 0916088834
Địa chỉ emai:Nguyenvanmuithoa@gmail.com
- Họ và tên tổng phụ trách Đội: Phạm Thị Thương
Chuyên ngành đào tạo: ĐH Văn, năm tốt nghiệp: 2008
ĐT di động : 01662878117
- Địa chỉ trường: Trường THCS Thần Sa, xóm Kim Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
ĐT cố định: 02803829681