Lược
sử Giáo xứ Báo Đáp
I. Làng - xă Báo Đáp
theo ḍng lịch sử.
Làng Báo Đáp xưa có tên nôm là Kim Hóp (Cây Hóp Vàng).
Theo "Nam Định tỉnh địa dư chí lược tân biên" của tiến sỹ Khướu
Năng Tĩnh soạn năm 1896 th́: Làng Báo Đáp trước đây là trại Hóp. Đến
cuối đời nhà Ngô, đầu đời nhà Đinh (965 - 980) phát triển thành
trang Hóp. Trang Hóp thời kỳ này thuộc Bố Hải Khẩu do sứ quân Trần
Lăm (Trần Minh Công) trấn giữ.
Đời nhà Trần (1225 - 1400) dân cư đông đúc, trang Hóp chia thành
ba khu là: Hóp Đông, Hóp Đoài, Hóp Nguyễn.
Theo " Đại Nam nhất thống chí." " Khâm định Việt sử thông giám
cương mục chính biên." Th́: Năm Kỷ mùi 1739, dân ba làng Hóp (Hóp
Đông, Hóp Đoài và Hóp Nguyễn) hợp binh với bẩy làng Cà,(Cà Đông, Cà
Đoài, Cà Trung,Cà Hậu c̣n gọi là Cà Phan, Cà Ngyễn và Cà Trai), dựng
cờ khởi nghĩa dưới sự lănh đạo của thủ lĩnh Vũ Đ́nh Dung và Đoàn
Danh Chấn dưới chiêu bài : Pḥ Lê, diệt Trịnh.
"Việt sử thông giám cương mục chính biên". Q 38, bản dịch của
Viện Sử học, Nxb Văn Sử Địa Hà Nội 1960 chép về cuộc khởi nghĩa như
sau: "Đông nam binh khởi phần lược châu huyện, Ninh xá Nguyễn Tuyển,
Nguyễn Cừ phương xí, nhi Hóp Già ( Cà ) tặc Vũ Đ́nh Dung, Đoàn Danh
Chấn đẳng vưu hiệt...
Có nghĩa là: Quân nổi nên ở miền Đông nam đốt phá cướp bóc các
châu huyện. Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ ở Ninh Xá đang mạnh hừng hực, mà
giặc Cà Hóp là Vũ Đ́nh Dung, Đoàn Danh Chấn càng dữ dội".
Câu tục ngữ: "Xứ đông Thanh Hà - Xứ nam Cà Hóp", c̣n lưu truyền
đến nay. Câu tục ngữ này do cụ Vũ Thế Lịch và cụ Bùi Chử ở xă Thanh
Hà, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương cung cấp . Hai cụ c̣n kể: Sau khi
Nguyễn Tuyển và Nguyễn Cừ mất, Nguyễn Hữu Câù ( tức Quận He )người
huyện Thanh Hà lănh đạo cuộc khởi nghĩa. Ông cho người liên lạc với
nghĩa quân Cà Hóp, kết anh em với Vũ Đ́nh Dung và Đoàn Danh Chấn
chống lại chúa Trịnh.
Theo "tư liệu lịch sử của nhà sử học Lê Xuân Quang đă được công
bố trên tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 5 (206) tháng 9 - 10 năm
1982. Viện Sử học & UBKH XH Việt Nam Xb 1991" th́:
V́ có sự phản bội của một nghĩa quân là thằng Chóp Cổ Ra ( câu
tục ngữ: "Bẩy làng Cà, Ba làng Hóp Không bằng thằng Chóp Cổ Ra" có
xuất xứ từ cuộc khởi nghĩa này), nên ngày 21 tháng một (11) năm Canh
thân, cuôc khởi nghĩa Cà Hóp bị thất bại hoàn toàn. Chỉ huy quân
triều đ́nh bấy giờ là Trịnh Doanh, chúa Trịnh xuống lệnh triệt hạ
các làng trong cứ điểm Cà Hóp. Ba làng Hóp bị triệt phá b́nh địa.
Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa dân ba làng Hóp sợ hăi chạy trốn
phiêu dạt khắp nơi, một số chạy lên vùng Chấn Yên, phủ Quy Hoá, trấn
Hưng Hoá lập ra một làng (nay là xă Báo Đáp, huyện Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái), số c̣n lại chạy lên vùng Mậu A lập ra một làng lấy tên là
Ng̣i Hóp (nay là ga Ng̣i Hóp, huyện Mậu A.) Số c̣n lại chạy vào tổng
Vạn Xuân, huyện Đông Thành, tỉnh Thanh Hoá. Một số chạy vào làng Phù
Nghĩa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.Theo " Việt Nam Công Giáo sử
tân biên (1533 -2000) Cao Thế Dung, cơ sở Dân Chúa Xb 2003. QIII."
Th́ những nơi này thời phân sáp lại là nơi ẩn náu của dân làng Báo
Đáp.
Năm Kỷ măo 1759, có quan Tư mă Quận công Nguyễn Huấn nhận lệnh về
chiêu dân lập ấp tại cứ điểm Cà Hóp. Ông yết cáo không truy sát, mà
c̣n ân xá và chu cấp cho con cháu nghĩa quân.
Tiếng lành đồn xa, con cháu nghĩa quân lục tục rủ nhau hồi cư,số
c̣n lại là dân các làng xung quanh đến xin ứng mộ.
Sau mấy năm làm ăn sinh sống, đời sống dân các làng dần ổn đinh.
Huấn Quận Công bèn đặt tên cho các làng mới khôi phục là: Lai Cách.
Năm Cảnh Hưng thứ 15 Quư mùi 1763. Vua Lê Hiển Tông nhớ đến các
làng có công khởi nghĩa giúp ḿnh diệt Trịnh. Ông bèn xuống chiếu
ngầm sai tướng công Phạm Đ́nh Truỳ về đặt tên cho ba làng Hóp là:
Làng Báo Đáp.
Theo " Tên làng xă Việt Nam đầu thế kỷ XIX Q. I. 653tr. Nxb. KHXH-
Viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội 1981" và "Địa danh và tài liệu lưu
trữ về làng xă Bắc Kỳ do Vũ Thị Minh Hương - Nguyễn Văn Hương -
Philipphe Papin thực hiện từ bộ Rđpertoire des toponymes et des
archives villageoises du Bắc kỳ - IV- EFEO" th́: Năm Gia Long thứ ba
làng Báo Đáp được nâng lên thành xă Báo Đáp. xă Báo Đáp thuộc tổng
Hư Tả (Giang Tả ngày nay), huyện Thượng Nguyên, phủ Xuân Tràng, tỉnh
Nam Định .
Theo "Việt Nam Công Giáo sử tân biên. Q. III. Tr.2009.Của Cao Thế
Dung. Cơ sở Dân Chúa xuất bản. 2003" và "Thừa sao kỳ phân sáp làng
Báo Đáp đời vua Tự Đức cấm đạo" th́: Năm Mậu ngọ 1858, cũng là năm
Tự Đức 11, Thượng thư Nguyễn Đ́nh Tân theo lệnh vua mở cuộc bắt đạo
gắt gao ở tỉnh Nam Định.Ngày mồng một và mồng hai tháng tám năm Tân
dậu 1861. Thượng Tân đưa lính về bao vây làng tịch thu vải vóc tơ
lụa, rỡ nhà dân, phá b́nh địa nhà thờ và các cơ sở của Giáo xứ. Nhờ
được quan Đô Thống Giang Tả, dân Báo Đáp biết tin sớm chạy thoát, ẩn
náu ở các làng thuộc hai tổng Thi Liệu và Giang Tả, c̣n lại gần 200
người không chịu chạy trốn, quan sai lính giải lên tỉnh rồi bắt đi
phân sáp. Tư điền, thổ trạch của giáo dân bị tịch thu làm công điền
phân phát cho các làng lương dân. Làng xóm trở nên hoang vắng v́ c̣n
sót lại nhà nào th́ dân tứ bàng đến rỡ hết.
Đến năm Giáp tư 1864, Vua Tự Đức xuống chỉ tha đạo. Dân làng mới
hồi cư . Thời kỳ này xă Báo Đáp được chia thành ba khu bao gồm chín
giáp là: Đàng Đông (c̣n gọi là đàng Trước) có bốn giáp gồm giáp
Trước (sau đổi thành giáp Tiền), giáp Sau (sau đổi thành giáp Hậu).
Giáp Đ́nh và Giáp Kem. Đàng Trung có ba giáp gồm giáp Ngoài, giáp
Trong và giáp Giữa. Đàng Nguyễn có hai giáp gồm Nguyễn làng và
Nguyễn thôn.
Thời thuộc Pháp (1883 - 1945) xă Báo Đáp thuộc tổng Giang Tả,
quận Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
Năm 1952 xă Báo Đáp sáp nhập với Giang Tả thành xă Nam Toàn.
Năm 1957 xă Báo Đáp đứng biệt lập lấy tên là xă Nam quang. Xă Nam
quang thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Thời gian này xă Nam
Quang được chia thành 10 xóm, đặt tên theo thứ tự từ 1 đến 10.
Năm1978, xă Nam Quang được sáp nhập với xă Nam chấn lấy tên là xă
Hồng quang, xă Hồng Quang thuộc huyện Nam Ninh (Nam Trực + Trực Ninh),
tỉnh Nam Hà. Từ đó đến nay (2009) qua nhiều lần thay đổi địa giới
hành chính, Báo Đáp được gọi theo sự thay đổi này.
Hiện nay làng Báo Đáp thuộc xă Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh
Nam Định.
II. Vị trí h́nh thể.
Làng Báo Đáp chiếm trọn thôn Báo Đáp, xă Hồng Quang, huyện Nam
Trực, tỉnh Nam Định, nằm giữa trục đường tỉnh lộ 55 và quốc lộ 21b
cách thành phố Nam Định 5km về hướng Đông Nam.
Phía Đông giáp làng Xám (Lạc Đạo).
Phía Tây giáp Phú Gia và Quán Đá, xă Nam Toàn.
Phía Nam giáp Cà Đông xă Nam Cường.
Phía Bắc giáp Giang Tả xă Nam Toàn.
Làng Báo Đáp có dạng h́nh thang, đáy lớn phía Bắc, đáy nhỏ phía
Nam với tổng diện tích: 1.954.804 m2 (543 mẫu 0 sào 8 thước) trong
đó hai khu dân cư chiếm: 189.724 m2 (52mẫu 7sào 8 thước), ruộng đồng
sông ng̣i và các nghĩa trang chiếm: 1.785.080 m2(410 mẫu 3sào). Đất
đai canh tác thấp dần về phía Nam
III. Nhà Thờ Ḿnh Thánh Thánh Thể Báo Đáp
Nhà thờ chính xứ, dân Báo Đáp thường quen gọi với danh xưng tôn
kính: "Nhà thờ Ḿnh Thánh" để phân biệt với các nhà thờ họ và các
nguyện đường giáp.
Nhà thờ Ḿnh Thánh, một quần thể được xây cất hài hoà, ăn khớp
với nhau từ: nhà xứ, Thành Đức Mẹ Lộ Đức, nhà hội quán, ao hồ, đường
kiệu, cây cảnh và hoa lá thiên nhiên... Tạo thành bức tranh thuỷ mặc
lung linh huyền ảo.
Nhà thờ Ḿnh Thánh quả là trung tâm quy tụ mọi sinh hoạt, nơi
nuôi dương và phát triển Đức Tin của con dân Báo Đáp, Với "sáng lễ,
chiều kinh", bất kể mưa dầm, nắng gắt hoặc trái gió trở trời.
Nhà thờ Ḿnh Thánh Báo Đáp. (ảnh chụp từ báo Nam Kỳ Địa phận.
Tháng 10 năm 1937)
Theo các văn bản ghi lại th́ nhà thờ Ḿnh Thánh có các niên đại:
Khởi sự : Năm Nhâm Dần Thành Thái 1901.
Đặt viên đá đầu tiên: Tháng mười năm Mậu Thân 1908.
Khai móng: Tháng giêng năm Kỷ Dậu 1909.
Hoàn thành: Tháng chạp năm Quư sửu Thành Thái 1913.
Thiết kế, chỉ huy thi công: Cha Eugienio Andres Kiên. O.P.
Năm 1940, đời cha Phạm Đức Nguyên, mở rộng nhà thờ thêm hai hàng
hiên, xây cổ lâu và đầu nhà thờ.
Năm 1988, đời cha Vinh sơn Bùi Công Tam, đại tu và cải tạo nội
thất như hiện nay.
Cha Eugienio Andres Kiên. Chánh xứ Báo Đáp.
IV.Người khởi sự công tŕnh
Cha Eugienio Andres, tên Việt Nam là Kiên. Sinh năm 1849 tại San
Miguel de Zurueda, tỉnh Oviedo nước Tây ban nha, trong một gia đ́nh
quư tộc thuộc ḍng họ Eugienio. Khấn ḍng Đaminh năm 18 tuổi tại tu
viện Santa Catalina ở Barcelona, thụ phong linh mục năm 1891 lúc
Ngài tṛn 42 tuổi. Ngài cùng cha Casado Thuận (sau làm Giám mục giáo
phận Thái B́nh) được Đức cha Maximo Fernandez Định. Giám mục địa
phận Trung (Bùi Chu) đưa sang Việt Nam năm1899. Đầu năm 1900 Ngài
được Đức cha Định cử về coi sóc xứ Báo Đáp cùng với ba cha phó là:
Cha Đaminh Thận, Cha Đaminh Cần, Cha Đaminh Hiếu.
Vốn tính t́nh thẳng thắn và công minh, nên "bao giờ Ngài cũng
thẳng phép, chẳng tha cho ḿnh, và cũng chẳng tha cho kẻ khác". Chắc
cũng nhờ vào bản tính cương trực, ḷng ngay thẳng này mà nhiều người
kể cả quan chức phần đời cũng nể sợ và đem ḷng yêu mến.
Năm Nhâm dần Thành Thái 1901, Ngài cùng với ba cha phó và dân
làng xúc tiến công tŕnh nhà thờ, nhà xứ và Thành Đức Mẹ Lộ Đức.
Năm 1906, Ngài được Đức cha Định uỷ thác thiết kế chỉ đạo xây
dựng nhà thờ phủ Thái (nhà thờ chính toà Thái B́nh cũ).
Năm 1924, Ngài được Đức cha Trung uỷ thác xây trường Sư phạm
Saint Thomas d? Aquin. Nay là trường phố thông trung học Nguyễn
Khuyến thành phố Nam Định.
Năm 1926, Ngài được Đức cha Munagorri Trung, Đức cha Ruiz de Azua
Minh và Đức cha Gordaliza Phúc uỷ thác cùng với cha Casado Thuận và
thầy Đaminh Yến thiêt kế và xây dựng Đại chủng viện Saint Anbert,
nay là trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Cừ TP Nam Định, nhà chung
và nhà thờ Khoái Đồng.
Năm 1936, khi phân chia địa phận Bùi Chu thành hai Địa phận ,
Ngài sang coi sóc các xứ thuộc địa phận Thái B́nh. Sau cùng Ngài xin
Đức Cha Casado Thuận về phục vụ trại phong Văn Môn và qua đời tại đó
năm1937.
Hài cốt Ngài được táng tại khuân viên Nhà Thờ xứ Cát Đàm.
Giáo xứ Đền Thánh Báo Đáp có được như ngày hôm nay là nhờ công
đức của Ngài. Cộng đoàn giáo xứ Đền Thánh Báo Đáp xin đời đời biết
ơn cha: Nhà kiến trúc tài ba, đă để lại cho hai giáo phận Bùi Chu &
Thái B́nh, cách riêng cho giáo xứ Đền Thánh Báo Đáp những công tŕnh
kiến trúc kỳ vĩ và gương sáng về ḷng tôn sùng Thánh Thể
Thay đoạn kết.
Làng Báo Đáp xưa là một làng trù phú và là một trong ba làng danh
tiếng của tỉnh Nam Định là: Báo Đáp, Vân Chàng, Kiên Lao.
Nh́n vào thực tế, từ thượng cổ đến nay, dù lúc ăn nên làm ra cũng
như khi khó khăn, người Báo Đáp vẫn giữ phong độ thư thả , nhàn nhă
sáng lễ, chiều kinh.
Nói và viết về Báo Đáp, sẽ chẳng bao giờ hết bởi lẽ: Quê cha đất
tổ, nơi từng ghi dấu ấn qua bao thế hệ, nơi mà con cháu luôn tự hào
về danh xưng: Báo Đáp, nơi luôn sống theo phong cách đền ơn.
Quả là:
Làng Hóp quê hương nặng nghĩa t́nh
Nuôi ḍng sữa mẹ dưỡng sinh linh
Ghi ḷng đất mẹ từng giây phút
Báo Đáp đền ơn mấy chẳng đành
Làng tôi
Làng tôi phong cảnh hữu t́nh
Đứng xa trông lại như h́nh bức tranh
Làng tôi nhà ngói nhà gianh
ẩn sau những luỹ tre xanh bên ngoài
Làng tôi công nghệ dùi mài
Nhuộm thâm - dệt vải - hoa - đèn trung thu
Làng tôi có Thánh đường to
Có sân kiệu lớn, có hồ kế bên
Làng tôi chợ sáng -chợ Hôm
Đủ đồ gia dụng, đủ tên mặt hàng
Làng tôi ba cấp có tràng ( trường )
Con em mọi lớp dễ dàng tiến thân
Làng tôi dường xá xa gần
Bê tông láng mịn muôn phần sạch khô
Làng tôi thiếu nữ các cô
Đă từng nổi tiếng khắp trong tỉnh nhà
Muốn cho dễ việc kiểm tra
Cả về Giáo hội, Quốc gia đôi đàng
Làng chia xóm giáp sẵn sàng
Thực thi công việc thượng tầng phó giao
Làng tôi nam giới thanh cao
Hăng say nhiệt huyết tâm cao chí bền
Vững vàng đạo lư làm nền
Trẻ già hoan hỷ b́nh yên xóm làng
Làng tôi: Báo Đáp âm vang
Đi xa nhớ măi xóm làng thân thương.
----o0o----
Trích đoạn trong cuốn kỷ yếu làng - xă Báo Đáp - Xă Hồng Quang -
Huyện Nam Trực -Tỉnh Nam định.
xuất bản năm 2009.
Nguồn :
http://giaoxubaodap.com
(*) Số giáo dân :
- Tổng số dân cư năm 1954: 5.740 nhân khẩu.
- Sau di cư 1955: 2.320 nhân khẩu.
- Trước năm 1975: 6.444 nhân khẩu.
- Hiện nay 2010: 3.340 nhân khẩu.
-----------------------------------------------
Kèn Tây giáo xứ đền
thánh Báo Đáp
Nguồn ; Trang Web SVCG Bùi Chu
Vang từ gốc lúa bờ tre
Đến Báo Đáp phải đi qua những cánh đồng lúa bát ngát xanh. Đường
làng hầu như vẫn giữ nguyên nếp cũ, lát gạch nghiêng. Điều đó rất
hợp với ngôi làng đông dân, nhưng yêu âm nhạc. Nhiều gia đ́nh ngày
nay đă khấm khá, không tiếc tiền mua nhạc cụ cho con chơi, như
Oóc-gan, pi-a-nô, vi-ô-lông... có chiếc trị giá hàng chục triệu đồng.
Niềm đam mê âm nhạc của người Báo Đáp đă ăn sâu vào máu thịt,
giống như một số ngôi làng độc đáo khác. Thầy giáo Bùi Đắc Điềm
chuyên dạy âm nhạc tâm sự: "Nếu mỗi người chơi nhạc giỏi được gọi là
nghệ sĩ, th́ làng chúng tôi có nhiều nghệ sĩ nhất. Có những nhạc cụ,
bọn trẻ có thể chơi ở bất cứ đâu, thậm chí ngoài cánh đồng, trên một
g̣ đất...".
Điều đó thật đúng. Đến với các gia đ́nh ở đây, tôi đều thấy con
cái họ sở hữu từ một đến nhiều nhạc cụ. Có em c̣n lưu giữ được những
tấm ảnh, chụp ḿnh trong một cuộc thi Âm nhạc do giáo xứ tổ chức.
Nhờ có năng khiếu bẩm sinh, được thừa hưởng từ cha ông, thanh niên
Báo Đáp có nhiều người thành đạt trên con đường nghệ thuật. Nhiều em
thi đỗ vào các trường âm nhạc, có người là giảng viên của Nhạc viện
TP Hồ Chí Minh, có người là giáo viên dạy nhạc ở trường THPT, có
người là nhạc sĩ... Bản thân ông Điềm trước đây cũng là một cậu bé
cần mẫn chăm chỉ, học tập các loại nhạc cụ trên chính mảnh đất quê
hương ḿnh. Ông được nhiều đời cha xứ "bồi bổ" bằng những kiến thức
mà các ngài thu lượm được khi đi truyền giáo. Giờ ông Điềm đă chinh
phục được hơn chục loại nhạc cụ. Ngoài ra, chính ông sáng tác các
bản nhạc mới cho kèn tây. Người dân gọi ông là "nhạc sĩ làng", được
dân làng quư mến, nhiều người nể phục, mời đi dạy liên miên. Đến nỗi,
ông phải sắp xếp lịch tỉ mỉ từng giờ để bảo đảm không bị thất hẹn.
Đi nhiều, ông thấy nhiều giáo xứ c̣n nghèo. Thay v́ trả tiền công,
họ trả ông bằng thóc gạo, thậm chí, chỉ nuôi ăn thôi, ông cũng chấp
nhận dạy, miễn sao lớp đông đủ người học.
Nét độc đáo
Những lăo nông của làng tâm sự rằng, từ cách đây 40 năm, một số
thanh niên của làng đă biết học và chơi kèn tây. Đặc biệt là ông Bùi
Đắc Điềm, bây giờ là thầy giáo dạy nhạc của làng Báo Đáp, của nhiều
làng công giáo có đội kèn tây ở Nam Định, Ninh B́nh, Thanh Hóa...
Ông Điềm cho biết, "máu" văn nghệ ở Báo Đáp có từ lâu, giờ đây nhân
dân có điều kiện, sắm sửa nhạc cụ để tập và thổi. Có đến 60% số
thanh niên, trung niên và người cao tuổi biết sử dụng kèn tây, mà
người công giáo vẫn gọi là kèn đồng.
Làng có đoàn kèn gồm 60 thành viên, vào ngày lễ lớn, các thành
viên có mặt đầy đủ, đứng đội h́nh trang nghiêm rất hoành tráng. Đây
là đoàn kèn được đánh giá là hoành tráng, đông đúc và chuyên nghiệp
nhất trong các xứ đạo cả nước. Đoàn được tổ chức chặt chẽ, hài ḥa.
Có đoàn trưởng, đoàn phó và người chuyên dạy những bài mới, người
chỉ huy nhạc. "Không chỉ những ngày lễ của làng, lễ các nhà thờ họ
mà nhiều đám hiếu chúng tôi cũng tham gia nhiệt t́nh. Để sử dụng tốt
loại kèn tây, đ̣i hỏi chúng tôi phải luyện tập kỹ lưỡng, khi thổi
mới không bị đứt hơi và khớp bài, tạo sự nhuần nhuyễn khi cất lên
một bản nhạc" - Anh Bùi Văn Dũng, một thành viên của đoàn kèn Báo
Đáp tâm sự.
Đoàn trưởng kèn tây Báo Đáp là ông Nguyễn Tri Phương, một người
giản dị và yêu kèn hết mực. Mỗi khi ngơi công việc nhà nông, ông lại
cùng anh em trong đoàn luyện tập, đi thổi kèn giao lưu, hoạt động
trong các ngày lễ... Ông Phương cho biết, đoàn có những thanh niên
chỉ 18 tuổi, lại có người hơn 50 tuổi. Tuy thế nhưng rất đồng ḷng,
đồng sức vực đoàn kèn ngày một phát triển.
Tài sản của đoàn kèn Báo Đáp là hàng chục chiếc kèn cổ, có tuổi
thọ hơn 70 năm và nhiều chiếc kèn mới, hiện đại. Kèn cổ được các cha
xứ mang về từ Pháp, là tài sản của dân làng, được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Trẻ em ở Báo Đáp rất "nhạy cảm" với kèn tây,
hễ thấy người lớn tập là chúng vây chung quanh để học lỏm. Một người
dân kể rằng, một em bé bốn tuổi, c̣i cọc nhưng rất thích âm thanh
của kèn. Khi đoàn kèn tập thổi bản nhạc mới, em bé cầm chiếc que tre,
cong người bắt chước ông chỉ huy dàn nhạc. Em bé đó tên là Nguyễn
Duy Năng. Sau này, Năng ra Hà Nội học đại học, vẫn không quên những
tiếng kèn tây quê nhà đă là động lực để em cố gắng. Bố em hiện là
thành viên đắc lực của đoàn kèn.
Để nhân lên số người biết chơi kèn, từ nhiều năm qua, Ban hành
giáo Báo Đáp, đoàn kèn Báo Đáp cùng toàn thể nhân dân trong làng đă
tổ chức các lớp học nhạc, đàn, kèn tây và nhiều nhạc cụ khác. Các
lớp học này chủ yếu dành cho lớp trẻ, nhưng ai muốn tham gia cũng
được. Ông Vũ Kim Long, một người đam mê tiếng dương cầm từ nhỏ, hiện
cùng với thầy Điềm đứng ra giảng dạy. Năm nay 56 tuổi, ông Long đă
có thâm niên 34 năm gắn bó với cây đàn. Trong làng có cụ 70 - 80
tuổi cũng chơi thành thạo các bản nhạc đồng quê của Mô-da,
Bét-tô-ven... Nhiều cụ c̣n không biết viết nổi tên của ḿnh nhưng
lại có thể chơi được những bản nhạc khó bằng pi-a-nô.
Nhiều người để có nhạc cụ, đă phải bán thóc gạo, thậm chí xẻ cả
đất vườn bán để mua nhạc cụ. Về chuyện học âm nhạc ở làng, ông
Nguyễn Tri Phương nói: "Phụ trách phần này chủ yếu là thầy Điềm,
thầy Phố, thầy Súy, thầy Công... Học không mất tiền, v́ chúng tôi
đều là người dân thường, nhu cầu cuộc sống chẳng bao nhiêu. Cứ giản
dị cho... dễ thở".
Sự hy sinh của người dân là như thế. C̣n sự hy sinh của những
người tâm huyết với âm nhạc làng là làm sao, giúp cho Báo Đáp ngày
càng mạnh mẽ, phát triển ở lĩnh vực âm nhạc. Làm sao cho học sinh có
nhiều em đỗ đại học, thành tài. V́ thế, những "nhạc sĩ làng" này đă
đầu tư công sức, tâm huyết dạy các em kèn Tây, vi-ô-lông, pi-a-nô,
Oóc-gan, tam thập lục, đàn tranh, đàn nguyệt...
Tạm biệt ngôi làng Báo Đáp đẹp đẽ, giản dị, tôi cầu mong cho họ
sẽ thực hiện được những ước vọng của ḿnh. Dù c̣n nghèo, nhưng họ
luôn lạc quan, yêu đời, đắm ḿnh trong t́nh yêu âm nhạc. Mỗi lúc dứt
tay ra khỏi cái cày, cái cuốc, công việc đồng áng, là họ lại cầm
nhạc cụ, cứ thế mà tấu lên những âm thanh, bản nhạc yêu đời.
..................................................
Làng nhạc viện- giáo xứ
Báo Đáp
Làng Báo Đáp thuộc xă Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định vốn nổi
tiếng v́ nghề làm đèn ông sao và hoa giả nhưng nhiều người c̣n biết
đến Báo Đáp như là một làng ham mê âm nhạc mà ở đó có những nông dân
b́nh thường tất bật với đồng ruộng nhưng khi thảnh thơi ôm kèn, họ
lại lột xác thành những nghệ sĩ.
Đến Báo Đáp vào buổi tối, bước qua cổng làng cổ kính rêu phong sẽ
nghe văng vẳng tiếng kèn đồng hay tiếng đàn organ vọng ra từ những
mái nhà lợp ngói cũ kỹ, hay trong những ngôi giáo đường bạc màu năm
tháng. Tiếng kèn có thể làm những khách thập phương đi qua ngạc
nhiên nhưng với người dân làng Báo Đáp th́ đây là chuyện “thường
ngày ở huyện”. Được một chú bé dẫn đi, chúng tôi vào nhà ông Điềm,
một “nhạc sĩ” làng khi ông đang ngồi sửa lại cây kèn. Sửa xong, ông
đưa lên miệng thổi thử rồi phân bua, tụi trẻ tập thổi nhiều nên hư,
tôi phải sửa lại để chúng tiếp tục tập.
“Nhạc sĩ” làng
Ông Bùi Đắc Điềm cho biết cái máu nghệ sĩ đă ăn sâu vào cái làng
này từ rất lâu rồi. Cách đây 40 năm, khi ấy ông c̣n là một cậu bé
nhưng đă rất ham mê cây kèn đồng mà mỗi dịp lễ trong giáo xứ vẫn
mang ra thổi. Rồi ông được cha xứ dạy thổi kèn tam–môn, một loại kèn
đ̣i hỏi nhiều hơi và rất tốn sức nhưng ông vẫn kiên tŕ tập. Rồi ông
rủ thêm mấy người bạn đi bộ lên Nam Định cách đấy hơn chục cây số để
học nhạc. Vơ vẽ được chút ít, ông bỏ lớp, mua sách về nhà tự mày ṃ
học. Chẳng bao lâu, ông đă chinh phục được tất cả các loại kèn từ
trumpet rồi cor… trong bộ sưu tập kèn đồng của làng. Những người
cùng thời với ông giờ có người đă trở thành nhạc sĩ trong Sài G̣n.
C̣n ông tuy rất đam mê nhưng không theo đuổi sự nghiệp âm nhạc mà
trở về ruộng đồng làm “nhạc sĩ” làng. Chính ông là người đă sáng tác
và diễn tấu nhiều khúc nhạc cho riêng kèn tây để đội kèn của làng
chơi. Và không chỉ thế, ông c̣n là người gây dựng phong trào âm nhạc
khi đứng lớp dạy nhiều con em trong làng thổi kèn. Nghe ông nói về
lớp học nhạc, bà vợ ông đang ngồi gắn những bông hoa giả cũng góp
chuyện, hồi đó, nhà lúc nào cũng đông vui. Tôi không biết tí ǵ về
âm nhạc nhưng nghe ông ấy dạy và nghe thổi nhiều thành quen đến nỗi
tụi nhỏ thổi sai chỗ nào là biết liền.
Khi lứa học tṛ đầu của ông đă trở thành những nghệ sĩ th́ ông để
họ hướng dẫn các lớp sau c̣n ông lên đường đi xứ người dạy nhạc. Có
rất nhiều vùng từ Quảng Trị, Hà Tĩnh, Ninh B́nh đến rước ông về xứ
đạo của họ để dạy kèn cho đội nhạc của giáo xứ. Ông kể từ đầu năm
đến giờ ông đi suốt, tận chiều 30 tết mới về để kịp đón giao thừa
với gia đ́nh. Ông tâm sự, đi cả năm như thế nhưng chẳng có tiền v́
các xứ ông đến dạy đều nghèo, và có khi trả công bằng gạo, bắp khoai
sắn nên ông chẳng nỡ. V́ thế, có giáo xứ chỉ nuôi cơm và cho ông chỗ
ăn ở, ông cũng sẵn sàng khăn gói đến đó dạy đến khi đội kèn của họ
có thể thổi được th́ lại lên đường đến một địa phương khác. Các con
ông tuy không ai theo nghiệp âm nhạc của bố nhưng ai cũng biết thổi
kèn, con gái út biết chơi đàn mandolin rất giỏi. Trong nhà, trừ mẹ
ra th́ ai cũng biết chút ít về âm nhạc đủ để có thể chơi như một
“ban nhạc” gia đ́nh.
Cả làng say mê âm nhạc
Tới 70% đàn ông trong làng Báo Đáp biết sử dụng một loại kèn tây
nào đó, những người chơi giỏi th́ được đưa vào đội nhạc của giáo xứ.
Có lẽ trong các xứ đạo ở Việt Nam, không xứ nào lại có một đội nhạc
hoành tráng như của làng Báo Đáp. Ông Nguyễn Tri Phương, đội trưởng
một đội nhạc của xóm 7 cho biết hiện nay đội có khoảng gần 60 thành
viên, trong đó người nhỏ nhất mới 17 tuổi và người lớn nhất hơn 50
tuổi. Những người này b́nh thường chân lấm tay bùn ngoài ruộng hay
g̣ lưng ngồi dán đèn ông sao, làm hoa giả nhưng khi giáo xứ có ngày
lễ lớn hay trên huyện, trên tỉnh có hội nghị ǵ cần th́ họ lại lột
xác thành những nghệ sĩ với cây kèn của ḿnh. Chỉ cho chúng tôi xem
bộ sưu tầm kèn đồng của xóm 7, ông Phương giải thích đây là bộ kèn
trong đó nhiều cây có tuổi thọ trên 70 năm. Đây là những cây kèn mà
các cha xứ mang từ Pháp sang và trở thành tài sản chung của làng. Nó
được ông cố của ông Phương lưu giữ rồi truyền lại cho thế hệ sau
tiếp tục giữ ǵn.
Ở làng Báo Đáp, trẻ con mười tuổi là bắt đầu đi học nhạc, thậm
chí nhiều em mới 6 – 7 tuổi cũng bắt đầu tập tành “học lóm” thổi kèn
từ các anh chị lớn. Mỗi năm làng mở một lớp và thu hút gần như toàn
bộ trẻ em trong làng theo học. Và thầy giáo chỉ là những nông dân
chân đất từ ruộng đồng lên lớp học. Ngoài được học thổi kèn th́ các
em c̣n được học nhiều loại nhạc cụ khác như đàn organ, tam thập lục,
guitar, mandolin, violon…
Ở làng Báo Đáp, các bậc cha mẹ không bao giờ tiếc tiền mua đàn
cho con học. Trong làng, rất nhiều gia đ́nh bỏ ra vài triệu để mua
một cây organ hay một cây kèn cho con. Máu ham mê âm nhạc đă ăn sâu
vào tâm hồn của từng người dân xứ này nên họ không tiếc tiền đầu tư
cho con cái dù nhiều khi chỉ để chơi. Nhưng cũng chính từ cái nôi âm
nhạc làng ấy mà rất nhiều người đă trưởng thành. Có người hiện đang
là giảng viên âm nhạc đang giảng dạy tại Nhạc viện TP.HCM, có người
được mời vào đoàn nghệ thuật quân đội chơi đàn organ, có người trở
thành thầy giáo dạy nhạc của trường cấp ba. Điều mà người dân làng
Báo Đáp rất tự hào là không qua một trường lớp âm nhạc nào, rất
nhiều con em đă thi đỗ vào nhạc viện chỉ từ cái vốn âm nhạc được học
từ những “nghệ sĩ chân đất”.
|