Chuyến đi này tới vùng biên thùy phía bắc, các bạn đồng hành nói với tôi rằng, chùa cổ ở thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên có bảo vật quốc gia. Chùa mang tên Sùng Khánh, tọa lạc gần quốc lộ số 2, cách thành phố Hà Giang chừng 9km. Vốn đã có nhiều dịp được tiếp cận với các bảo vật quốc gia của Việt Nam nên tôi nóng lòng muốn được tới nơi này hương hỏa và để xem tổ tiên ta gửi gắm lại điều gì.
GĐ Bảo tàng Hà Giang Âu Văn Hợp kể với tôi, có thơ cổ tả rằng: “Chùa tên Sùng Khánh (phúc lớn)/ Đất quý rất thiêng/ Tả chầu hữu phục/ Sau bọc trước nghênh/ Trong điện Phật báu/ Gác ngọc chuông kình/ Vườn kỳ cảnh phúc/ Đình viện đẹp tươi/ Xưa nay rực rỡ/ Mãi hưởng thiên minh/ Lưu truyền mãi mãi/ Đức dài khang ninh”. Chùa được xây dựng vào thời Trần, khởi công từ tháng giêng năm Bính Thân thời Thiệu Phong (1356) đến rằm tháng tư thì hoàn thành.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian và lịch sử, chùa nhiều lần bị đổ nát, tượng Phật và đồ thờ tự bị mai một. Duy 2 tấm bia đá và 1 quả chuông đồng còn trường tồn với thời gian, trong đó đáng chú ý nhất là bảo vật quốc gia - tấm bia dựng dưới triều vua Trần Dụ Tông vào năm 1367. Bia đặt tương xứng trên lưng rùa đá, trán bia được bao bọc trong băng trang trí độc đáo hình cánh cung chia làm ba ô: Ô chính giữa khắc hình Phật bà A Di Đà ngự trên tòa sen hai tầng cánh, mỗi bên có một đệ tử đứng chầu tay chắp trước ngực; hai ô đối xứng bên cạnh khắc hai con rồng đang bay, đầu nghển cao hướng tới tòa sen. Theo các nhà nghiên cứu, trán bia này là một tổ hợp trang trí đặc biệt, chưa từng thấy trên bất cứ tấm bia nào khác hiện đã được biết đến ở nước ta.
Bia “Sùng Khánh tự bi minh tịnh tự” - bảo vật quốc gia (ảnh Minh Tâm - Trưởng cơ quan TTXVN tại Hà Giang). Hiện bia đã được nhà chùa đưa vào bảo vệ trong tủ kính. |
Lối lên chùa Sùng Khánh rợp bóng tre ngà. Ảnh: MINH TÂM |
Chùa lập ra đã lâu năm, tôi ngẫu nhiên có việc công đi đến xứ này. Ông vừa gặp tôi, nói ngay đến việc chùa, bèn nhờ tôi làm bài minh. Tôi vốn không phải là tay đại bút, sao dám đảm đương việc đó. Nhưng tôi phục ông là người sinh trong gia đình quyền quý cao sang lại ở vùng có phong tục bạc ác, khó giáo hóa, thế mà lại có thể tự giác giác tha như thế há chẳng lớn sao?
Quay nhìn lại những kẻ đứng đầu trong một hương một ấp, họ thường lấy sự giàu có mà tự cao với nhau, và đều ham chuộng tửu sắc, không thể đem sánh ngang với ông được. Cho nên tôi cũng không đắn đo về tài học nông cạn của mình, mà làm bài minh rằng: Tốt thay Nguyễn Công/ Dòng dõi Phụ đạo/ Lòng nhân của ông khiến người ta có thể gửi đứa con côi/ Ông dạy dỗ nuôi dưỡng như con mình/ Ông không màng vinh hoa lợi lộc/ Chỉ chăm sùng thượng đạo phật/ Ông dựng chùa chiền/ Và tô điểm tượng phật/ Bỏ ruộng riêng của mình/ Để mở rộng sự lưu thông/ Lại dựng bia đá/ Xin bài văn để ghi lại/ Tài năng của tôi chẳng phải cao/ Làm bài thơ bài minh không dễ/ Nhưng tôi phục ông có dụng tâm/ Lòng hiếu thiện của ông không thay đổi/ Kẻ bạc ác ông biến thành đôn hậu/ Kẻ hẹp hòi ông làm cho trở nên rộng rãi/ Người tầm thường mà lập được chí/ Bèn thuật lại bằng bài văn này/ Để lưu truyền đến ức vạn năm.
Thập phương tới chùa dâng lễ. |
Nội dung khắc trên bia và chuông chùa Sùng Khánh do Hà Văn Tấn, Ngô Thế Long và Đặng Văn Minh dịch. GĐ Âu Văn Hợp cho biết thêm, sau năm 1954, do hoàn cảnh lịch sử, chiến tranh khốc liệt, chùa Sùng Khánh không được chăm nom bảo vệ thường xuyên và ít lâu sau đã bị đổ sập. Đến năm 1989 ngôi chùa một lần nữa lại được xây dựng lại.
Từ năm 1994, lễ hội Lồng tồng (hội xuống đồng) truyền thống của người Tày Hà Giang được phục hồi. Lễ hội diễn ra vào ngày 15 tháng giêng âm lịch, được tổ chức tại thửa ruộng trước cửa chùa Sùng Khánh. Vào ngày này bà con nhân dân trong thôn xã và các vùng lân cận nô nức quy tụ về đây. Vẫn theo lệ từ xưa, phần lễ đầu tiên là cúng tạ các thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng bình yên no ấm, rồi tiếp tục lên chùa lễ Phật.
Tiếp theo là phần hội với nhiều trò chơi dân gian truyền thống mà trong đó vui nhất, đông nhất là lễ hội tung còn, trong hội phải có người tung được quả còn ngũ sắc xuyên thủng hồng tâm thì năm đó bản làng mới làm ăn thuận lợi. Sau nữa là đánh đu, đẩy gậy, thi cấy, kéo co... Chúng tôi ghé thăm chùa Sùng Khánh, nằm cách đường thiên lý chỉ chừng hơn 200m, lưng tựa vào núi, kế bên là những nếp nhà lợp mái cọ, mái rạ hết sức xinh đẹp, yên ả, thanh bình. Lối lên chùa nhỏ, dốc, rợp bóng tre ngà, có đôi câu đối: “Sơn thủy thanh cao xuân bất tận/ Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh”.
Đại đức Thích Thanh Phúc - trụ trì chùa Sùng Khánh. |