CHÙA CHUÔNG
Share on facebook 0 người thích - Thích
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 97 VHQG...
CHÙA CHUÔNG
1. Tên di tích: Chùa Chuông (Kim Chung Tự)
2. Loại công trình: Chùa cổ
3. Loại di tích: Kiến trúc cổ
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 97 VHQG ngày 21 tháng 01 năm 1992
2. Loại công trình: Chùa cổ
3. Loại di tích: Kiến trúc cổ
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 97 VHQG ngày 21 tháng 01 năm 1992
5. Địa chỉ di tích: Phường Hiến Nam. TP Hưng Yên
6. Tóm lược thông tin về di tích
Chùa chuông có tên chữ là “Kim Chung Tự” thuộc địa phận thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thị xã Hưng Yên (nay là Thành phố HY – Tỉnh Hưng Yên). Là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong quần thể di tích ở Phố Hiến.
Chùa Chuông theo ước đoán, chùa có niên đại cách nay khoảng 1700 năm (Tức vào khoảng thế kỷ III sau Công Nguyên). Nhưng theo cuốn “Đồng Khánh địa dư chí” thì Chùa Chuông được nhắc đến như sau: “Kim Chung Tự, tức Chùa Chuông, dựng trong niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-1719) đời Lê Dụ Tông, quy mô rộng lớn, gác chuông cao đẹp. Trong chùa có bia và cột hương ghi chép tư liệu liên quan đến đô thị cổ Phố Hiến hồi đầu thế kỷ XVIII”.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Chùa chuông có tên chữ là “Kim Chung Tự” thuộc địa phận thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thị xã Hưng Yên (nay là Thành phố HY – Tỉnh Hưng Yên). Là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong quần thể di tích ở Phố Hiến.
Chùa Chuông theo ước đoán, chùa có niên đại cách nay khoảng 1700 năm (Tức vào khoảng thế kỷ III sau Công Nguyên). Nhưng theo cuốn “Đồng Khánh địa dư chí” thì Chùa Chuông được nhắc đến như sau: “Kim Chung Tự, tức Chùa Chuông, dựng trong niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-1719) đời Lê Dụ Tông, quy mô rộng lớn, gác chuông cao đẹp. Trong chùa có bia và cột hương ghi chép tư liệu liên quan đến đô thị cổ Phố Hiến hồi đầu thế kỷ XVIII”.
Xưa, có một trận đại hồng thủy xảy ra, dòng nước hung dữ đã cuốn theo một bè gỗ, và trên đó ngự một quả chuông vàng rất đẹp. Chiếc bè đã trôi qua nhiều nơi nhưng không dừng lại. Một ngày kia, bè đã được dòng nước đưa đến địa phận Thành phố Hưng Yên ngày nay, chiếc bè dạt vào bãi sông thuộc địa phận thôn Nhân Dục. Các ni tăng tại một ngôi chùa nhỏ trong thôn cùng quan viên hương lão rất mừng. Họ cho rằng có trời phật giúp đỡ ban cho chuông vàng nên tất cả bàn nhau góp công, góp của để xây dựng lại chùa. Sau đó, nhân dân trong vùng làm lễ rước chuông vào gác. Tất cả đều nghe sư cụ thỉnh hồi chuông đầu tiên. Khi hồi chuông đầu tiên vang lên, âm thanh trong sáng, bay xa hàng ngàn dặm làm sáng cả một vùng, dân tình các nơi nghe thấy đều phấn trấn.
Sự tráng lệ thể hiện ngay trong nét kiến trúc đặc sắc, độc nhất vô nhị của ngôi chùa. Qua những biến cố của lịch sử cùng sự bào mòn của thời gian, Chùa Chông đã nhiều lần phải tu bổ và sửa chữa. Kiến trúc xa xưa đã mất nhưng kiến trúc hiện nay của Chùa Chuông so với những ngôi chùa được xây dựng hay trùng tu cùng thời có nhiều điểm khác biệt. Khi so sánh ta sẽ thấy các ngôi chùa khác đều xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống như chữ Tam, chữ Đinh, chữ Công hay nội công ngoại quốc. Có thể nói những kiểu kiến trúc trên là mẫu hình chung cho kiến trúc đình chùa từ ngàn xưa. Nhưng chỉ với một phần tương đồng nhỏ, Kim Chung Tự đã tạo cho mình một dáng vẻ riêng nhất, một nét kỳ lạ đầy trí tuệ. Biết tiếp thu để rồi cải biến, Chùa Chuông đã phá vỡ khuôn mẫu kiến trúc đình chùa truyền thống khi xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc liên hoàn”, cùng “Tứ thủy quy đường”. Đặc điểm của kiểu kiến trúc này thể hiện trong mối tương giao giữa dãy thờ Tổ và khu thờ Mẫu (Tiền đường và hậu đường). Hai khu thờ được liên hoàn với nhau nhờ một dãy hành lang dài sau đó thông suốt qua một cửa tò vò. Sự cách điệu ấy mang tính sáng tạo cao. Bởi tính cho đến thời điểm này hệ thống đình chùa trong vùng chủ yếu vẫn lệ thuộc vào lối dựng cổ truyền. Để vượt lên vị trí độc tôn không gì hơn là phải mới lạ, cách điệu. Chính điều đó đã tạo cho Phố Hiến xưa và Hưng Yên nay một Kim Chung Tự có giá trị về phương diện kiến trúc, mỹ thuật.
Kiểu kiến trúc liên hoàn này được dựng lên mang ý nghĩa thiết thực nhiều hơn những triết lý tâm linh. Vì nhờ có hành lang trong bố cục liên hoàn đã giúp các tăng ni, phật tử cùng du khách đến vãn cảnh chùa không cần đặt chân ra ngoài trời mà vẫn có thể đi khắp các nơi trong chùa để hưởng ngoạn cảnh đẹp và thắp nén nhang cầu phật. Kết cấu đặc sắc cộng với kiểu kiến trúc năm gian hai chái, các đầu đao được uốn cong có dáng bay lên, tạo cảm giác nhẹ nhàng cho mái chùa. Bởi vậy, kiểu kiến trúc này còn cho ta thấy, ngôi chùa không những có độ cao mà còn mang đến một không gian rộng và sáng. Nếu như những ngôi chùa khác xây theo kiểu kiến trúc cổ kể trên đều mang vẻ u tịch, thì kết cấu với kiến trúc “Nội công ngoại quốc” liên hoàn, Chùa chuông có thể đón được ánh sáng ngay khi bình minh vừa lên. Các đầu bẩy và cột chống được trang trí khá đẹp, đặc biệt các đầu đao tạc nổi bởi những cuộn mây lửa và một vài con thú gợi được sự mềm mại, uyển chuyển, nhưng vẫn không giảm đi vẻ chắc khỏe vốn có của các cột và đòn bẩy. Không gian của kiểu kiến trúc này khi nhìn lướt qua ai cũng ngỡ đó là một không gian mở, nhưng thực chất đó là không gian khép kín. Vì vậy, không gian ấy tạo cho ngôi chùa có thể tích âm, khi tiếng chuông, tiếng mõ ngân lên sẽ đọng lại trong chùa lâu hơn rồi sau đó phát ra trầm lắng.
Kết hợp cùng với kiến trúc và hệ thống tượng phật, cảnh quan quanh chùa theo quan niệm của nhà Phật cũng góp phần tạo nên một không gian thiêng. Sau “Tam Quan”, chúng ta sẽ thấy một ao nhỏ. Ao được ngăn đôi bởi một cây cầu đá; Ngự ở hai đầu cầu là sáu con sư tử làm bằngđá. Rất có thể tam quan và sư tử cùng được làm vào thời Lê (Khoảng năm 1707). Bốn xung quanh được kè đá kiên cố, trên bờ ao trồng nhiều cau và tùng, dưới nước có trồng hoa sen và hoa súng. Sau khi đi qua ao chúng ta tiếp tục qua cửa tò vò. Ngay cạnh cửa tò vò này là một giếng chùa. Xa hơn một chút về phía Đông có một ao lớn hình chữ nhật, tại đây có trồng nhiều hoa sen; Bên cạnh đó là những tháp mộ nằm quanh vườn chùa. Những tháp mộ này đều có chung một điểm là hướng về phía giếng. Vườn tháp trong chùa hiện nay, có tất cả ba ngôi (Song Anh tháp không rõ niên đại, nghe kể thì đó là tháp mộ hai con của viên quan tuần phủ bị chết đuối táng nhờ cửa Phật mong hương hỏa lâu dài; tháp thứ hai cũng không rõ dựng năm nào, nhưng rất có thể là tháp mộ của sư Tổ Nghi; tháp cuối cùng vừa mới được dựng năm 1995).
Di văn Chùa Chuông là một bộ phận quan trọng cấu thành bộ mặt đa sắc của di tích Chùa Chuông. Đã trường tồn cùng thời gian, vượt qua những biến đổi trong suốt quá trình lịch sử xã hội phức tạp, hệ thống di văn ở đây ngày càng khẳng định vị thế to lớn của mình. Di văn Chùa Chuông không chỉ là di vật có giá trị lịch sử mà bên cạnh đó chúng còn là những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ tồn tại trong suốt mấy trăm năm qua; chiêm ngưỡng vẻ đẹp trên những bia đá, chuông đồng được tìm hiểu những giá trị lịch sử của chúng mang lại là một điều hết sức thú vị. Hệ thống di văn trong chùa hiện nay rất đa dạng. Đại tự và hoành phi gồm 15 bức, câu đối gồm 14 câu, bốn bia đá và một chuông đồng. Qua đó, chúng ta có thể đi vào phân tích giá trị lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội và những triết lí tâm linh được thể hiện thông qua hệ thống di văn.
Qua việc giới thiệu di tích và khảo cứu văn bia chùa Chuông, chúng ta đã thấy được giá trị to lớn mà ngôi thiền tự này mang lại. Di tích và di văn Chùa Chông không chỉ là những di vật có giá trị của riêng nhân dân Hưng Yên mà nó còn có giá trị sử liệu chung đối với toàn thể nền sử học Việt Nam.
Sự tráng lệ thể hiện ngay trong nét kiến trúc đặc sắc, độc nhất vô nhị của ngôi chùa. Qua những biến cố của lịch sử cùng sự bào mòn của thời gian, Chùa Chông đã nhiều lần phải tu bổ và sửa chữa. Kiến trúc xa xưa đã mất nhưng kiến trúc hiện nay của Chùa Chuông so với những ngôi chùa được xây dựng hay trùng tu cùng thời có nhiều điểm khác biệt. Khi so sánh ta sẽ thấy các ngôi chùa khác đều xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống như chữ Tam, chữ Đinh, chữ Công hay nội công ngoại quốc. Có thể nói những kiểu kiến trúc trên là mẫu hình chung cho kiến trúc đình chùa từ ngàn xưa. Nhưng chỉ với một phần tương đồng nhỏ, Kim Chung Tự đã tạo cho mình một dáng vẻ riêng nhất, một nét kỳ lạ đầy trí tuệ. Biết tiếp thu để rồi cải biến, Chùa Chuông đã phá vỡ khuôn mẫu kiến trúc đình chùa truyền thống khi xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc liên hoàn”, cùng “Tứ thủy quy đường”. Đặc điểm của kiểu kiến trúc này thể hiện trong mối tương giao giữa dãy thờ Tổ và khu thờ Mẫu (Tiền đường và hậu đường). Hai khu thờ được liên hoàn với nhau nhờ một dãy hành lang dài sau đó thông suốt qua một cửa tò vò. Sự cách điệu ấy mang tính sáng tạo cao. Bởi tính cho đến thời điểm này hệ thống đình chùa trong vùng chủ yếu vẫn lệ thuộc vào lối dựng cổ truyền. Để vượt lên vị trí độc tôn không gì hơn là phải mới lạ, cách điệu. Chính điều đó đã tạo cho Phố Hiến xưa và Hưng Yên nay một Kim Chung Tự có giá trị về phương diện kiến trúc, mỹ thuật.
Kiểu kiến trúc liên hoàn này được dựng lên mang ý nghĩa thiết thực nhiều hơn những triết lý tâm linh. Vì nhờ có hành lang trong bố cục liên hoàn đã giúp các tăng ni, phật tử cùng du khách đến vãn cảnh chùa không cần đặt chân ra ngoài trời mà vẫn có thể đi khắp các nơi trong chùa để hưởng ngoạn cảnh đẹp và thắp nén nhang cầu phật. Kết cấu đặc sắc cộng với kiểu kiến trúc năm gian hai chái, các đầu đao được uốn cong có dáng bay lên, tạo cảm giác nhẹ nhàng cho mái chùa. Bởi vậy, kiểu kiến trúc này còn cho ta thấy, ngôi chùa không những có độ cao mà còn mang đến một không gian rộng và sáng. Nếu như những ngôi chùa khác xây theo kiểu kiến trúc cổ kể trên đều mang vẻ u tịch, thì kết cấu với kiến trúc “Nội công ngoại quốc” liên hoàn, Chùa chuông có thể đón được ánh sáng ngay khi bình minh vừa lên. Các đầu bẩy và cột chống được trang trí khá đẹp, đặc biệt các đầu đao tạc nổi bởi những cuộn mây lửa và một vài con thú gợi được sự mềm mại, uyển chuyển, nhưng vẫn không giảm đi vẻ chắc khỏe vốn có của các cột và đòn bẩy. Không gian của kiểu kiến trúc này khi nhìn lướt qua ai cũng ngỡ đó là một không gian mở, nhưng thực chất đó là không gian khép kín. Vì vậy, không gian ấy tạo cho ngôi chùa có thể tích âm, khi tiếng chuông, tiếng mõ ngân lên sẽ đọng lại trong chùa lâu hơn rồi sau đó phát ra trầm lắng.
Kết hợp cùng với kiến trúc và hệ thống tượng phật, cảnh quan quanh chùa theo quan niệm của nhà Phật cũng góp phần tạo nên một không gian thiêng. Sau “Tam Quan”, chúng ta sẽ thấy một ao nhỏ. Ao được ngăn đôi bởi một cây cầu đá; Ngự ở hai đầu cầu là sáu con sư tử làm bằngđá. Rất có thể tam quan và sư tử cùng được làm vào thời Lê (Khoảng năm 1707). Bốn xung quanh được kè đá kiên cố, trên bờ ao trồng nhiều cau và tùng, dưới nước có trồng hoa sen và hoa súng. Sau khi đi qua ao chúng ta tiếp tục qua cửa tò vò. Ngay cạnh cửa tò vò này là một giếng chùa. Xa hơn một chút về phía Đông có một ao lớn hình chữ nhật, tại đây có trồng nhiều hoa sen; Bên cạnh đó là những tháp mộ nằm quanh vườn chùa. Những tháp mộ này đều có chung một điểm là hướng về phía giếng. Vườn tháp trong chùa hiện nay, có tất cả ba ngôi (Song Anh tháp không rõ niên đại, nghe kể thì đó là tháp mộ hai con của viên quan tuần phủ bị chết đuối táng nhờ cửa Phật mong hương hỏa lâu dài; tháp thứ hai cũng không rõ dựng năm nào, nhưng rất có thể là tháp mộ của sư Tổ Nghi; tháp cuối cùng vừa mới được dựng năm 1995).
Di văn Chùa Chuông là một bộ phận quan trọng cấu thành bộ mặt đa sắc của di tích Chùa Chuông. Đã trường tồn cùng thời gian, vượt qua những biến đổi trong suốt quá trình lịch sử xã hội phức tạp, hệ thống di văn ở đây ngày càng khẳng định vị thế to lớn của mình. Di văn Chùa Chuông không chỉ là di vật có giá trị lịch sử mà bên cạnh đó chúng còn là những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ tồn tại trong suốt mấy trăm năm qua; chiêm ngưỡng vẻ đẹp trên những bia đá, chuông đồng được tìm hiểu những giá trị lịch sử của chúng mang lại là một điều hết sức thú vị. Hệ thống di văn trong chùa hiện nay rất đa dạng. Đại tự và hoành phi gồm 15 bức, câu đối gồm 14 câu, bốn bia đá và một chuông đồng. Qua đó, chúng ta có thể đi vào phân tích giá trị lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội và những triết lí tâm linh được thể hiện thông qua hệ thống di văn.
Qua việc giới thiệu di tích và khảo cứu văn bia chùa Chuông, chúng ta đã thấy được giá trị to lớn mà ngôi thiền tự này mang lại. Di tích và di văn Chùa Chông không chỉ là những di vật có giá trị của riêng nhân dân Hưng Yên mà nó còn có giá trị sử liệu chung đối với toàn thể nền sử học Việt Nam.
0 Bình luận